Bài viết của phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-08-2013] Cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang dần đi vào ngõ cụt, cùng với hệ thống trại lao động cưỡng bức tại Trung Quốc. Hai trại lao động cưỡng bức ở tỉnh Hồ Nam vốn bức hại rất nhiều học viên – Trại lao động cưỡng bức nam Tân Khai Phố ở thành phố Trường Sa và Trại lao động cưỡng bức nữ Bạch Mã Lũng ở thành phố Chu Châu – đã thả các tù nhân là học viên.

Trại lao động cưỡng bức nam Tân Khai Phố bắt đầu thả người vào cuối năm ngoái [2012]. Gần như tất cả 20 học viên Pháp Luân Công bị giam cầm ở đó đã được thả vào ngày 31 tháng 07 năm 2013. Ông Doãn Vệ Bân, một nha sĩ, là học viên cuối cùng được thả. Ông Doãn đã phải chịu tẩy não, song thay vì từ bỏ tín ngưỡng của mình, ông viết bằng máu của mình: “Kiên định tu luyện Pháp Luân Đại Pháp!” Trại lao động đã trả thù bằng cách kéo dài thời hạn [giam giữ] của ông. Sau khi ông được thả vào ngày 31 tháng 07 năm 2013, ông vẫn bị nhân viên từ Phòng 610 huyện Ninh Hương, tỉnh Hồ Nam quấy rối ở nhà.

Trại lao động cưỡng bức nữ Bạch Mã Lũng bắt đầu thả các tù nhân không phải các học viên Pháp Luân Công từ đầu năm nay. Trại lao động này giữ bí mật về việc thả tù nhân của nó khiến cho các học viên Pháp Luân Công sẽ không biết gì về điều đó. Sau khi phát hiện ra, các học viên đã yêu cầu được thả.

Trại lao động Bạch Mã Lũng đã thả gần 50 người trong năm nay. Các học viên không được thả cho đến khi họ hết thời hạn giam giữ của mình. Cô Khương Thụy Hoa là học viên đã được thả vào ngày 25 tháng 07 sau khi cô hết thời hạn tù. Đến tận tháng 08, ba học viên bị giam cầm khác mới được thả.

Hệ thống trại lao động cưỡng bức đang sụp đổ, nhưng cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn tiếp diễn

Mặc dù ĐCSTQ đang lên kế hoạch đóng cửa hệ thống trại lao động cưỡng bức của nó, nhưng bản chất tà ác của ĐCSTQ sẽ không thay đổi. ĐCSTQ tiếp tục sử dụng các phương tiện khác để bức hại các học viên Pháp Luân Công, như chỉ đạo các tòa án kết án tù các học viên hoặc đưa các học viên vào các trung tâm tẩy não. Các học viên ở Hồ Nam vẫn đang bị bắt và đưa vào các trại tạm giam.

Vào nửa đầu năm 2013, nhân viên từ Phòng 610 thành phố Tương Đàm và hệ thống Tư pháp tỉnh Hồ Nam đã bắt 13 học viên, gồm có: Ông Dương Quát Nghi, ông Lưu Lập Viêm, cô Hồ Đông Hà, cô Vấn Mĩ Liên, ông Lưu Hòa Thanh, cô Triệu Tú Anh, ông Liệu Tĩnh Minh, cô Lưu Huệ Lan, cô Nhan Tú Anh, ông Nông Kiến Hoa, cô Tào Lệ Giảo, ông Đường Tân Niên và cô Lý Kiến Như.

Vào tháng 04 năm 2013, cô Hoàng Đóa Hồng, học viên từ huyện Tương Đàm bị kết án 10 năm tù.

Vào giữa tháng 05 năm 2013, cảnh sát từ thành phố Ích Dương, tỉnh Hồ Nam đã bắt giữ khoảng 24 học viên. Hơn 12 người vẫn bị giữ ở trại tạm giam địa phương. Các nhân viên Phòng 610 thành phố Ích Dương đang tập hợp các tài liệu hòng bắt giam phi pháp và kết án các thời hạn tù đối với các học viên.

Hai cái chết của học viên do sự bức hại ở Trại lao động cưỡng bức nữ Bạch Mã Lũng

Trại lao động cưỡng bức Bạch Mã Lũng là đầu não bức hại các học viên nữ ở tỉnh Hồ Nam và phía nam Trung Quốc. Cô Hà Ứng Thanh và cô Trần Hạnh Đào, cả hai đã chết sau khi bị tra tấn tại trại lao động này.

Cô Hà Ứng Thanh, chết ở tuổi 41, là giảng viên cao cấp tại Cao đẳng dạy nghề cơ điện và sinh học Hồ Nam. Vào đầu năm 2001, cô Hà bị giam giữ tại Trung tâm tẩy não ở huyện Phù Dung, thành phố Trường Sa trong 14 tháng. Vào tháng 10 năm 2003, cô bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Bạch Mã Lũng.

Để ngăn không cho cô luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công, các lính canh đã sốc điện cô bằng các dùi cui điện trong suốt cả ngày. Cả hai cánh tay của cô trở nên thâm tím. Cô còn bị còng tay trong 40 ngày. Cô bị còng tay hầu hết thời gian ngoại trừ lúc ăn. Cuối cùng, cô ấy không thể tự chăm sóc bản thân trong thời gian lâu. Cô mất cảm giác ở một tay. Mỗi cổ tay còn có một vết cắt sâu đến nỗi có thể nhìn thấy xương của cô. Vào tháng 06 năm 2005, cô bị kết án 18 tháng tù giam tại trại cưỡng bức lao động vì giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp. Cô lại một lần nữa bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Bạch Mã Lũng. Do trường hợp của cô đã được báo cáo trên phương tiện truyền thông ở hải ngoại, cô còn bị tra tấn tàn bạo hơn. Cô bị đi tiểu ra máu, viêm phổi và đau ngực. Lúc nào cô cũng bị ho. Vào thời điểm được thả ra vào tháng 11 năm 2006, cô đã rơi vào tình trạng vô cùng nguy kịch. Cô Hà qua đời vào tháng 06 năm 2007, chỉ một vài tháng sau khi [được thả].

Cô Trần Hạnh Đào, chết ở tuổi 39, đến từ thôn Dương Lâm Hương Cô Kiều, huyện Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam. Cô bị đưa tới trại lao động Bạch Mã Lũng vào ngày 31 tháng 01 năm 2001. Cô bị đánh đập trong khi bị tẩy não và da của cô đầy vết trầy xước và phồng rộp. Vào ngày 01 tháng 04 năm 2001, không thể chịu đựng bất kỳ sự tra tấn nào nữa, cô đã nhảy từ tầng hai xuống. Các nhân viên của trại lao động đã che đậy vụ việc này. Họ bắt cô ký vào tờ khai man và dựng một chương trình truyền hinh để lừa dối người dân. Xương sống của cô bị gãy. Cô phải thực hiện phẫu thuật và khâu 14 mũi. Cô bị liệt hai chân và không thể tự chăm sóc bản thân. Các chân của cô bắt đầu teo đi. Trại lao động đã ép các thành viên gia đình cô ký vào giấy làm việc và sau đó thả cô. Cô qua đời vào ngày 27 tháng 05 năm 2002.

Hai trường hợp quả báo ở Trại lao động cưỡng bức Bạch Mã Lũng

Thiện ác hữu báo là Thiên lý. Những người hành ác mà tham gia vào bức hại những người tốt sẽ nhận phải quả báo. Hai người tích cực tham gia cuộc bức hại ở trại lao động Bạch Mã Lũng đã phải nhận quả báo.

Vương Hữu Xuân, Phó giám đốc trại lao động Bạch Mã Lũng, đã tổ chức tất cả lính canh và tù nhân và kích động họ thù hận Pháp Luân Công sau khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999. Tại cuộc họp của Đại đội 7, được thực hiện khẩn cấp để bức hại các học viên, ông ta đã vu khống Pháp Luân Công. Ngay sau đó, ông ta được chẩn đoán bị các bệnh nghiêm trọng. Ông ta bỏ ngoài tai cảnh báo của Thiên thượng và tiếp tục bức hại các học viên. Ông ta muốn sử dụng quyền lực để tẩy não các học viên Pháp Luân Công. Năm 2001, ông ta ngã quỵ do ung thư gan di căn và chết vào tháng 11 năm đó.

Ý Kim Nga, 50 tuổi, là Phó giám đốc và Ủy viên chính trị tại Trại lao động cưỡng bức Bạch Mã Lũng từ năm 1999 đến 2004. Do bà ta rất tích cực tham gia bức hại các học viên, bà ta được thưởng cho một cuộc gặp Lý Lam Thanh, là Trưởng Phòng 610 lúc đó. Sức khỏe của bà ta thay đổi đột ngột, bị rối loạn nội tiết nghiêm trọng. Bà ta còn mắc các bệnh tim, gan và lá lách.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/22/湖南新开铺、白马垅劳教所面临解体-278320.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/10/141937.html

Đăng ngày 23-09-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share