Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 25-08-2013] Mặc dù khét tiếng với vai trò của nó trong cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công nhưng trại lao động Mã Tam Gia không tiếp nhận bất kỳ tù nhân mới nào từ tháng 10 năm ngoái. Thay vào đó, tất cả các tù nhân năm nay đã được thả. Ngoài ra, bốn học viên nữ được thả sớm hơn trong tháng này và tám học viên nữ còn lại được dự tính thả vào cuối tháng 08 này.
Khét tiếng về bức hại các học viên
Nằm tại khu Mã Tam Gia trong thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, trại lao động [Mã Tam Gia] được chọn làm “trại lao động kiểu mẫu” bởi vì nó luôn đạt được tỷ lệ cao trong việc “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công. Vì vậy, nó vượt trên tất cả theo nghĩa về phương tiện tra tấn khủng khiếp, tẩy não và cưỡng bức, ép buộc các học viên Pháp Luân Công “nhận tội” về việc tu luyện Pháp Luân Công và bắt các học viên viết văn bản cam kết từ bỏ tu luyện.
Do tỷ lệ “chuyển hóa” cao chính là điều mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mong muốn, nên Mã Tam Gia được ghi nhận là trại lao động kiểu mẫu và phương thức tàn ác được sử dụng để tra tấn và “chuyển hóa” các học viên ở đó được áp dụng rộng rãi cho các trại lao động khác trên cả nước.
Trại lao động này được các cơ quan ủy ban trung ương khác nhau tại Bắc Kinh giám sát trực tiếp, cùng với Ban tổ chức, Nhóm lãnh đạo giải quyết vấn đề Pháp Luân Công (Nhóm này cũng giám sát Phòng 610), Ủy ban các vấn đề Chính trị và Pháp luật, và Bộ Tư pháp.
Từ giữa tháng 10 năm 1999 đến tháng 04 năm 2004, có trên 4.000 học viên bị giam giữ tại trại lao động. Hơn 8.000 bài viết báo cáo trên Minh Huệ Net, tính từ năm 2000 đến nay, tập trung vào các trường hợp tại Mã Tam Gia. Theo các báo cáo này, gần 100 phương thức tra tấn khác nhau đã được sử dụng tại trại lao động này.
Tiếp tục đe dọa dù nguy cơ giải thể cận kề
Mặc dù không có học viên mới nào được tiếp nhận vào trại lao động này từ tháng 10 năm 2012, song các nhân viên tiếp tục đe dọa và ngược đãi các học viên.
Lính canh Trương Lỗi từng nói với các học viên: “Nếu các người tiếp tục tu luyện sau khi trở về nhà, các người sẽ bị đưa trực tiếp đến nhà tù Đại Bắc.” Và sau đó tất cả giường và nệm bị vứt khỏi tầng hai và tầng ba vào tháng 07 năm 2013, cai ngục Trương Hoàn nói với các học viên: “Các người sẽ bị đưa đến nhà tù Đại Bắc trừ phi các người từ bỏ tu luyện.”
Không ai được thông báo trước nếu họ được thả; gia đình các học viên cũng vậy.
Các đợt kiểm tra gắt gao được thực hiện tại thời điểm thả người. Các cán bộ thanh tra kỷ luật có mặt để hỏi những người được thả xem họ có bị ngược đãi hay đánh đập trong khi bị giam giữ hay không. Tất nhiên, không người nào nói ra sự thật và xác nhận sự ngược đãi được thả sau đó. Ngoài ra, các nhân viên tại địa phương của các học viên được thông báo ngay lập tức vào lúc thả bất kỳ học viên nào hoặc tất cả các học viên.
Các viên chức tại trại lao động ép các học viên dọn cỏ trên diện rộng và các loại lao động khác vào tháng 07 và tháng 08. Các lính canh Trương Lỗi và Trương Lệ Lệ thường ép các học viên viết thư cảm ơn cho các nhân viên trại lao động để đổi lấy các thời hạn giam giữ được giảm. Tuy nhiên, các lính canh làm vậy chỉ đơn giản để trốn tránh bất kỳ trách nhiệm nào liên quan tới sự tham gia vào ngược đãi [các học viên].
Ba học viên tại thành phố Đại Liên về nhà vào tháng 08 gồm có cô Lưu Tố Ấp (05 tháng 08), cô Trần Quế Hương (20 tháng 08) và cô Trần Hải Tân (21 tháng 08).
Cô Vương Tuyết Mai, học viên tại thành phố Đan Đông, đã về nhà vào ngày 13 tháng 08.
Tính đến ngày 22 tháng 08, còn tám học viên vẫn bị giam giữ tại trại lao động gồm có các cô Mã Xuân Linh, Tiếu Xuân Linh, Vương Diễm, Vương Mẫn, Cổ Tú Xuân, Lữ Lệ và Trương Lệ Na. Theo tin đồn, các học viên này sẽ được thả vào cuối tháng 08.
Tất cả các học viên nam bị giam giữ tại trại lao động đã được thả hết.
Nhiều trại lao động đối mặt với sự giải thể; các quan chức tiếp tục đe dọa
Trại lao động Hứa Xương
Theo một tù nhân vừa được thả khỏi Trại lao động Hứa Xương, tỉnh Hà Nam, nhiều tù nhân đã được đưa ra khỏi trại lao động ngoại trừ những người nghiện và các học viên Pháp Luân Công. Anh ta cũng nói về những lần đánh đập tàn nhẫn do các lính canh hoặc các tù nhân được phép của các lính canh đánh các học viên tại trại lao động. Các lính canh vẫn cố ép các học viên ký vào các bản tuyên bố từ bỏ tín ngưỡng của mình và họ đe dọa rằng các học viên sẽ bị đưa đến nhà tù nếu họ không ký.
Trại lao động nữ tỉnh Hà Bắc
Tính đến ngày 21 tháng 08, ba học viên vẫn còn ở trong trại lao động nữ tỉnh Hà Bắc. Trong đó có cô Lý San San từ thành phố Đường Sơn. Một học viên từ thành bố Bảo Định hiện đang tuyệt thực để phản đối bức hại.
Trại lao động nữ Bắc Kinh
Trại lao động Tân An và Trại lao động nữ Bắc Kinh gần đây đã bị giải thể. Theo các học viên vừa trở về nhà, một cuộc họp được tổ chức vào ngày 09 tháng 01 năm 2013 cho các viên chức tại trại lao động nữ Bắc Kinh. Ngay khi nghe về quyết định đóng cửa trại lao động và thả các học viên, nhiều viên chức đã bị bất ngờ, bối rối hoặc buồn bã.
14 năm bức hại
Cuộc bức hại Pháp Luân Công đã kéo dài 14 năm. Mặc dù nhiều viên chức đã không nghĩ về các hậu quả việc tham gia vào những hành động xấu xa này, song nhiều ghi chép lịch sử đã cho thấy rằng việc bức hại chính tín chỉ có kết thúc trong vô vọng. Những người chịu trách nhiệm ngược đãi Pháp Luân Công sẽ bị đưa ra công lý.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/25/中共罪恶招牌马三家劳教所面临解散-278621.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/8/30/141746.html
Đăng ngày 08-09-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.