[MINH HUỆ- 30-09-2013] “… về sự cấp thiết trong thời điểm hiện nay. Lúc này không phải là thời điểm xoa dịu bằng những viên thuốc an thần”.
Rev. Martin L. King Jr.
(“Tôi có một giấc mơ” bài phát biểu năm 1963)
Ngày 16 tháng 09 năm 2013
Gần đây, Trung Quốc đã tuyên bố ý định sẽ từng bước xoá bỏ hoạt động thu hoạch nội tạng từ các tử tù trước năm 2015 và xây dựng Hệ thống Phản hồi Ghép tạng Trung Quốc (COTRS), một hệ thống phân bố tạng điện toán.
Nhưng COTRS lại thiếu minh bạch: Quá trình kết hợp và thông tin về những người hiến tạng không được công khai với công chúng hoặc một tổ chức thứ ba độc lập. Liên quan đến khung thời gian 2015 được công bố, các quan chức Trung Quốc chỉ nói mập mờ về việc chấm dứt phụ thuộc vào các tử tù, chứ không phải dám khẳng định là sẽ chấm dứt hoàn toàn.
Hiệp hội Bác sỹ Chống Cưỡng bức Mổ cướp Nội tạng (DAFOH) cho rằng thông báo và hệ thống được giới thiệu này đang gây hiểu nhầm và không đủ sức thuyết phục.
DAFOH phát biểu:
1. Cộng đồng quốc tế xem việc mổ cướp nội tạng từ các tử tù và những tù nhân lương tâm là trái với luân thường đạo lý. Giết người lấy nội tạng dưới vỏ bọc của việc hành hình tù nhân là phi đạo đức, nhưng nó vẫn tiếp tục diễn ra hàng ngày. Tìm cách kết thúc hành động phi đạo đức này là phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức được thừa nhận bởi các tổ chức y tế như WMA, TTS, WHO, v.v.
Một khi nó được xác nhận là phi đạo đức và là một tội ác chống lại nhân loại, thì việc mổ cướp nội tạng từ tù nhân cần phải được chấm dứt ngay lập tức. Dần dần chấm dứt một tội ác chống lại nhân loại là không đúng với luân thường đạo lý. Tuyên bố của chính phủ Trung Quốc trong việc “từng bước xoá bỏ” tội ác chống lại nhân loại này là một tuyên bố không đáng tin. Khi mạng sống của người dân đang bị đe doạ, thì “… về sự cấp thiết trong thời điểm hiện nay. Lúc này không phải là thời điểm xoa dịu bằng những viên thuốc an thần”.
2. Vào năm 1984, chính phủ Trung Quốc đã ban hành một đạo luật để hợp pháp hoá việc khai thác nội tạng từ các tử tù. Các quan chức Trung Quốc vẫn gọi nó là một lời nói dối khi Tiến sỹ Vương Quốc Khởi làm chứng về hành động này trước Quốc hội vào năm 2001. Trung Quốc tiếp tục phủ nhận hành động này cho đến năm 2005, khi áp lực quốc tế buộc các quan chức Trung Quốc phải thừa nhận hành động này. Sau đó họ tuyên bố rằng có đến 90% nội tạng có nguồn gốc từ nguồn này, đóng góp cho hơn 10.000 ca cấy ghép hàng năm. Bởi chính quyền Trung Quốc có một lịch sử thiếu trung thực, việc thực hiện các bước để giám sát và theo dõi là cần thiết.
Vào năm 2007, một năm trước Thế vận hội Olympic 2008 tại Bắc Kinh, Hiệp hội Y học Trung Quốc (CMA) cam kết với Hiệp hội Y tế Thế giới (WMA) sẽ kết thúc việc thu hoạch nội tạng từ các tử tù, ngoại trừ cho người thân. Bất chấp lời cam kết này, Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện hơn 10.000 ca ghép tạng hàng năm mà không có một hệ thống hiến tạng công khai có hiệu lực nào.
Cho đến nay, 06 năm sau lời cam kết của CMA, Trung Quốc thậm chí còn không nói về việc KẾT THÚC hành động như nó đã tuyên bố trong năm 2007, mà chỉ thông báo về một khung thời gian không rõ ràng – để TỪNG BƯỚC XOÁ BỎ hành động này. Chúng tôi cho rằng tuyên bố năm 2013 vừa qua của Trung Quốc thật ra chỉ là một bước lùi so với lời cam kết năm 2007. Dựa vào những dẫn chứng trên thì không thể nào hiểu được lý do tại sao cộng đồng quốc tế lại hoan nghênh những tuyên bố gần đây.
3. Các tuyên bố chính thức của Trung Quốc vừa mơ hồ vừa không rõ ràng vì nó chỉ tuyên bố bắt đầu từng bước xoá bỏ mà không đưa ra thời điểm khi nào hành động mổ cướp nội tạng từ các tử tù sẽ thực sự chấm dứt. Theo báo cáo từ các quan chức Trung Quốc, khung thời gian có thể là năm 2015, nhưng cũng có thể là “vô thời hạn”. Khi được hỏi đến bao giờ thì hành động mổ cướp nội tạng từ các tử tù mới kết thúc, các quan chức Trung Quốc mô tả khung thời gian là “chưa xác định”. Trong những tuyên bố khác, các quan chức Trung Quốc chỉ nói rằng sẽ “từng bước xoá bỏ sự phụ thuộc vào nguồn nội tạng từ các tử tù”, mà không đề cập cụ thể rõ ràng, khiến hoạt động này có thể trở thành một lựa chọn khi cần thiết.
Các tuyên bố chính thức của Trung Quốc là không đầy đủ và thiếu minh bạch. Không có sự giám sát của quốc tế, việc từng bước xoá bỏ có thể sẽ kéo dài “vô thời hạn” và việc tuyên dương hiện nay là quá sớm và không đúng chỗ. Thay vì vỗ tay hoanh nghênh Trung Quốc vì tuyên bố từng bước xoá bỏ, người ta nên suy nghĩ đến những nạn nhân vô tội sẽ mất đi mạng sống của họ mỗi ngày vì hành động lạm dụng này vẫn còn tiếp diễn.
4. Các thông cáo gần đây tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ giới thiệu một hệ thống phân bố nội tạng điện toán. Tuy nhiên, hệ thống này không bảo đảm rằng những nội tạng được nhập vào hệ thống máy tính là được thu hoạch từ các nguồn hợp pháp. Thay vào đó, không có tính chất công khai để xác minh. Hệ thống phân bố nội tạng điện toán đặt ra nguy cơ cho phép những nội tạng được thu hoạch một cách phi đạo đức được phân bố có hiệu quả hơn. Nó phải đảm bảo vượt qua được mọi nghi ngờ rằng phân bố nội tạng được điện toán hoá không phải là một hình thức tinh vi của “rửa tạng”, sử dụng tạng của tù nhân và xoá sạch tất cả các dấu vết của hành vi thu hoạch vô đạo đức của họ.
Giải quyết việc mổ cướp nội tạng phi đạo đức từ các tù nhân ở Trung Quốc không cần đến một hệ thống phân bổ tạng được điện toán hoá. Thay vào đó, những gì cần là đình chỉ ngay việc mổ cướp nội tạng phi đạo đức và một hệ thống cung cấp tài liệu hướng dẫn theo dõi quy trình thu hoạch tiếp theo.
Chỉ cần Trung Quốc chưa chính thức thừa nhận việc mổ cướp nội tạng từ các tù nhân là phi đạo đức, nó vẫn sẽ không chắn chắn liệu nguồn tạng này có được bãi bỏ hoàn toàn sau khi thiết lập hệ thống phân bố nội tạng được điện toán hoá và một chương trình hiến tạng tự nguyện hay không.
Hai loại nội tạng này được trộn lẫn với nhau, một nguồn từ tử tù và nguồn khác từ những người hiến tạng, được thông báo thông qua hệ thống phân bố tạng điện toán sẽ chỉ nhằm xóa sạch dấu vết của các hành vi phi đạo đức. Nó sẽ khoác lên cho họ chiếc áo khoác hợp pháp hoá và được công nhận. Nó chỉ đơn giản là một cách để vờ như tội lỗi lúc đầu chưa hề xảy ra. Thiết lập hệ thống phân phối tạng điện toán mà không đình chỉ ngay hoạt động mổ cướp nội tạng từ các tù nhân chỉ là thứ đạo đức giả tạo.
5. Vào ngày 20 tháng 05 năm 2013, đài truyền hình ABC đã phỏng vấn Hoàng Khiết Phu, cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc. Khi được hỏi về mổ cướp nội tạng từ các tù nhân, ông ta đã trả lời: “Tại sao anh lại phản đối nó?” Điều này cho thấy rằng các quan chức Trung Quốc vẫn không thừa nhận rằng mổ cướp nội tạng từ các tử tù là phi đạo đức. Hiến tạng có đạo đức đòi hỏi sự tự nguyện và đồng thuận từ người hiến tạng, tuy nhiên Trung Quốc lảng tránh yêu cầu này bằng cách biến nó trở nên tầm thường.
Các thông báo của Trung Quốc nói về việc từng bước xoá bỏ mổ cướp nội tạng từ các tử tù, nhưng nó không đề cập đến các bệnh viện quân đội, được cho là có liên quan rất nhiều trong các hoạt động mổ cướp nội tạng phi đạo đức. Bản thông báo được triển khai cũng không giải quyết được việc Trung Quốc không bao giờ thừa nhận rằng họ đã và đang mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm, đặc biệt là từ những học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ.
Vào năm 2012, ông David Matas phát biểu tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Quốc tế các Học giả về Tội ác diệt chủng ở San Francisco:
“Vào ngày 30 tháng 11 năm 1999, Phòng 610 [ở Trung Quốc] đã kêu gọi hơn 3.000 cán bộ đến Đại lễ đường nhân dân ở Thủ đô để thảo luận về chiến dịch chống lại Pháp Luân Công, nhưng sau đó diễn ra không mấy tốt đẹp. Các cuộc biểu tình đã liên tục xảy ra ở Quảng trường Thiên An Môn. Lý Lam Thanh, Trưởng Phòng 610, đã công bố chính sách mới của chính phủ về phong trào: ‘Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, và huỷ hoại thân thể’.”
Lời kêu gọi hủy hoại thân thể của các học viên Pháp Luân Công thực chất là một lời kêu gọi diệt chủng. Nó không được thừa nhận là lời kêu gọi diệt chủng qua việc tìm nguồn cung ứng tạng của họ. Tuy nhiên, khi việc tìm nguồn tạng diễn ra, trong bối cảnh của một cuộc kêu gọi huỷ hoại thân thể, hai thứ này được liên kết lại với nhau. Nó có nghĩa là tìm nguồn cung ứng tạng. Hủy hoại thân thể là mục đích.
Hầu như không có ranh giới giữa huỷ hoại thân thể và mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công – sau này thậm chí còn có lợi nhuận. Mặc dù, không công khai thừa nhận việc sử dụng tù nhân lương tâm như là nguồn cung cấp tạng, nhưng không có gì đảm bảo rằng con đường cung cấp nguồn tạng này sẽ chấm dứt. Dần dần từng bước xoá bỏ hành động lạm dụng này với một thời điểm kết thúc không xác định là thứ đạo đức không thể được bênh vực. Nó chính là mong đợi từ phía các thủ phạm nhưng lại là điều kinh khủng và không thể chấp nhận được từ phía các nạn nhân. Đó là một bi kịch đối với cả nạn nhân và các chuyên gia y tế. Phát biểu sau đây của Rev. Martin L. King Jr xuất hiện rất hợp thời như thể nó đang diễn ra ở những năm 1960:
“ … về sự cấp thiết trong thời điểm hiện nay. Lúc này không phải là thời điểm của sự nhượng bộ thỏa hiệp hay xoa dịu bằng những viên thuốc an thần … Đã đến lúc biến sự công bằng thành hiện thực cho tất cả con dân của Thiên Chúa.”
6. Thông báo từng bước xoá bỏ việc mổ cướp nội tạng từ tử tù được đính kèm với một thông báo chính thức về một hệ thống hiến tạng công khai. Tuy nhiên, người Trung Quốc có truyền thống chỉ hiến tạng trong trường hợp bất đắc dĩ, điều này cũng được các quan chức Trung Quốc thừa nhận. Hơn nữa, không có luật não chết tại chỗ, vì trong đó sẽ quy định việc thu hoạch từ người đã chết não. Do đó, hệ thống hiến tạng công khai sẽ dựa vào tình trạng tim ngừng đập, tuy nhiên nó sẽ làm giảm hiệu quả của một số nội tạng được hiến.
Vào tháng 09 năm 2013, tờ nhật báo Quang Minh của Trung Quốc đã đăng một bài báo nói rằng trong 100 người hiến tạng tiềm năng ở Trung Quốc, chỉ có 5% nội tạng hiến tạng có thể được sử dụng cho việc cấy ghép. Nhìn chung, tình hình ở Trung Quốc có thể dẫn việc sử dụng nội tạng từ các tù nhân vượt quá khung thời gian cam kết hai năm.
Cần phải đảm bảo chắc chắn rằng những tù nhân lương tâm, chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ, sẽ không buộc phải ghi danh vào bất kỳ chương trình hiến tạng công khai nào dưới một diện mạo giả. Quan sát cho thấy rằng những giấy tờ tuỳ thân giả với quốc tịch Trung Quốc đã được phát hành cho các du khách người nước ngoài để bỏ qua các luật cấm cấy ghép cho khách du lịch. Tính minh bạch và giám sát là cần thiết để ngăn chặn việc nhập các thông tin cá nhân giả vào hệ thống phân bố nội tạng điện toán.
7. Vào tháng 10 năm 2011, tạp chí Lancet đã công bố bức thư “Thời điểm cho một cuộc tẩy chay khoa học Trung Quốc và y học liên quan đến cấy ghép nội tạng”. Bức thư kêu gọi “tẩy chay các báo cáo, xuất bản trên tạp chí, và từ chối hợp tác nghiên cứu về cấy ghép trừ khi nguồn tạng được xác nhận là không phải từ các tử tù”.
Trong khi chúng ta đánh giá cao lời kêu gọi nghiêm khắc cho các tiêu chuẩn đạo đức trong các ấn phẩm từ Trung Quốc, chúng ta lại thiếu đi lời kêu gọi nghiêm khắc liên quan đến việc bảo vệ các tiêu chuẩn đạo đức của chúng ta. Nhiều tác giả đã dũng cảm công bố bức thư nói trên trong tạp chí Lancet do những lo ngại về đạo đức, chúng ta cũng nên thúc đẩy mạnh hơn nữa để công khai kêu gọi chấm dứt ngay lập tức việc mổ cướp nội tạng phi đạo đức.
Từ chối xuất bản các bài viết, bao gồm dữ liệu từ các tử tù, là một phản ứng cần thiết nhưng không đủ để đáp trả sự lạm dụng ở Trung Quốc. Chúng ta cũng cần kiên quyết phản đối việc mổ cướp nội tạng. Sống trong một xã hội cho phép tự do ngôn luận, chúng ta không bị cấm công khai kêu gọi chấm dứt hoạt động mổ cướp nội tạng phi đạo đức ở Trung Quốc. Trên thực tế, là các bác sỹ y khoa và các tổ chức y tế, chúng ta có trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ kêu gọi chấm dứt ngay lập tức hành động phi đạo đức này.
Năm 2006, theo tờ nhật báo Trung Quốc, số ca cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc đã lên đến 20.000, trong đó 90% số nội tạng đến từ các tử tù. Sự quan tâm và áp lực của cộng đồng quốc tế trong vài năm qua đã đóng góp vào sự tiến triển gần đây và chỉ ra rằng chúng ta cần phải tiếp tục nỗ lực của mình nhằm kêu gọi chấm dứt ngay hành động lạm dụng mổ cướp nội tạng.
Một khi hành động này được công nhận là phi đạo đức, thì không có lý do để nó tiếp tục. Mổ cướp nội tạng phi đạo đức từ tù nhân có thể được giải quyết nếu cộng đồng quốc tế cùng nhau nỗ lực lên tiếng phản đối. Không có luật cấm chúng ta kêu gọi Trung Quốc ngay lập tức kiềm chế hoạt động mổ cướp nội tạng phi đạo đức – chỉ cần chúng ta sẵn sàng làm vậy.
Nếu không, chúng ta có thể cần phải tự hỏi lại bản thân rằng có phải Trung Quốc đã thành công trong việc sử dụng hệ thống phân bố tạng điện toán và công bố từng bước xoá bỏ giống như con ngựa thành Trojan để làm suy yếu và hạ thấp tiêu chuẩn đạo đức của chúng ta.
Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế kết hợp với chúng tôi trong việc kêu gọi Trung Quốc chấm dứt ngay lập tức và vô điều kiện việc mổ cướp nội tạng phi đạo đức từ các tử tù và tất cả tù nhân lương tâm.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/9/30/“医生反对强制摘取器官组织”揭露中共谎言-280535.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/10/3/142509.html
Đăng ngày 22-10-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.