[MINH HUỆ 01-10-2013] Phiên họp thuờng kỳ lần thứ 24 của Hội đồng Nhân quyền đã được tổ chức ở Geneva, Thuỵ Sỹ từ ngày 19-27 tháng Chín năm 2013. Luật sư nhân quyền người Tây Ban Nha, ông Carlos Iglésias, đến từ United Towns Agency for North-South Cooperation, một tổ chức phi chính phủ (NGO), đã tham dự. Ông đã được mời phát biểu tại buổi thảo luận chung của phiên họp thứ 33 tổ chức vào sáng ngày 26 tháng Chín.

Ông Iglésias chỉ ra rằng cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân bị cáo buộc là đã xây dựng và thực thi một loạt chính sách tiêu diệt hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công.

Phiên họp thường kỳ lần thứ 24 của Hội đồng Nhân quyền tổ chức ở Gevena, Thụy Sỹ từ ngày 19-27 tháng Chín năm 2013.

Luật sư nhân quyền người Tây Ban Nha, ông Carlos Iglésias phát biểu tại phiên họp thường kỳ lần thứ 24 của Hội đồng Nhân quyền vào ngày 26 tháng Chín.

Trong bài diễn văn ngày 26 tháng Chín của mình, ông Iglésias chỉ ra rằng vào tháng Tư năm 1999, trước Bộ Chính trị, Giang Trạch Dân đã đưa ra ba chỉ thị hà khắc và có tính hủy hoại, “bôi nhọ thanh danh [học viên Pháp Luân Công], vắt kiệt tài chính, hủy hoại thể xác.” Các vụ bắt bớ, giam giữ trong các trại lao động cưỡng bức, tra tấn, và giết hại hàng chục nghìn người vô tội ở Trung Quốc đã bắt đầu diễn ra sau đó.

Trong khi đang phát biểu, ông Iglésias đã hai lần bị cắt ngang một cách thô bạo bởi phái đoàn Trung Quốc. Với sự ủng hộ của các đại biểu của mười nước, ông đã có thể kết thúc bài diễn văn.

Đại diện của mười nước ủng hộ luật sư nhân quyền khi phái Đoàn Trung Quốc thô bạo ngắt lời

Ông Remiguisz Henczel, Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền, chủ trì buổi thảo luận chung của cuộc họp thứ 33 vào sáng ngày 26 tháng Chín. Là luật sư của Pháp Luân Công, nhóm người đang bị bức hại diệt chủng bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Carlos Iglésias đã được mời lên phát biểu.

Ông chỉ ra rằng kể từ khi Giang Trạch Dân ra lệnh thực thi ba chỉ thị hà khắc trước Bộ Chính trị vào tháng Tư năm 1999, là bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, và hủy hoại thân thể, hàng chục nghìn người vô tội đã bị bắt, giam giữ trong các trại lao động cưỡng bức, bị tra tấn và bị giết hại.

Ông Iglésias nói, “Các báo cáo độc lập của cựu Quốc vụ khanh Canada về khu vực châu Á Thái Bình Dương David Kilgour và luật sư nhân quyền David Matas đã cung cấp manh mối điều tra và những chứng cứ có thể xác minh được, và ngoài ra báo cáo viên đặc biệt về vấn đề tra tấn của Liên hiệp quốc, ông Manfred Nowak đã công khai đề nghị tiến hành một cuộc điều tra của cộng đồng quốc tế về những tội ác [thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công đang còn sống] kinh hoàng này”

Bài phát biểu của ông đã hai lần bị cắt ngang bởi phái đoàn Trung Quốc. Đây là lần thứ hai đoàn Trung Quốc cố gắng ngăn chặn một cách thô bạo một diễn giả trình bày về Pháp Luân Công. Nỗ lực lần đầu không thành công của họ là trong cuộc họp ngày 19 tháng Chín.

Lần này đoàn Trung Quốc đập bàn bằng tấm biển có ghi tên nước. Họ yêu cầu Chủ tịch dừng bài phát biểu của ông Iglésias. Hành xử khiếm nhã này đã làm mất lòng đại diện của mười nước, gồm có Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp, Ireland, Cộng hòa Séc, Thụy Điển, Đức, Na-uy, Estonia và Phần Lan.

Họ đã dành sự ủng hộ cho ông Iglésias, và đề nghị Chủ tịch Remigiusz Henczel cho phép ông Iglesias đi hết bài diễn văn. Ngài chủ tịch cảm ơn các đại biểu về những bình luận và lời khuyên của họ và nói, “Bài phát biểu này chắc chắn sẽ là bài phát biểu hai phút dài nhất trong lịch sử của hội đồng. Tôi đã đưa ra quan điểm của mình. Do đó tôi trả lại sân khấu cho NGO, và yêu cầu các đại biểu tuân theo sự điều hành của tôi.”

Lời kêu gọi của luật sư nhân quyền Tây Ban Nha

Ông Iglésias kết luận bài diễn văn của mình bằng câu “Tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế và Cao ủy Nhân quyền phơi bày sự thật về vấn đề này để họ có thể thực hiện các điều tra độc lập đối với hoạt động buôn lậu nội tạng, và thu hoạch tạng sống ở Trung Quốc. Tội ác kinh hoàng này phải được điều tra, thủ phạm phải được đưa ra xét xử, và tất cả những người tham gia bức hại Pháp Luân Công cũng phải bị điều tra.”

Lần đầu tiên đề cập đến Giang Trạch Dân tại một cuộc họp của Liên hiệp quốc

Vào tháng Ba năm 2006, Thời báo Đại Kỷ Nguyên đã lần đầu tiên phơi bày những tội ác mổ cướp nội tạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công. Đây là lần thứ tư đại diện của một tổ chức phi chính phủ đưa ra lời buộc tội công khai về tội ác mổ cướp tạng của ĐCSTQ tại Hội đồng Nhân quyền của Liên hiệp quốc. Diễn văn của ông Iglésias rất đáng chú ý bởi vì đó là lần đầu tiên cựu Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân được nhắc đến như là thủ phạm chính trong thảm kịch này của nhân loại.

Bối cảnh: Giang Trạch Dân đã bị kiện vì tội ác chống lại loài người, diệt chủng và tra tấn ở 17 nước và khu vực bao gồm Mỹ, Canada, Australia, Thụy Điển, Bỉ, Tây Ban Nha, Đức, Hy Lạp, Hồng Kông và Đài Loan.

Có vô số các vụ kiện ở nhiều nước trên thế giới chống lại họ Giang và đồng bọn, những kẻ đã bức hại Pháp Luân Công, buộc tội các thủ phạm với tội danh diệt chủng, tra tấn, và tội ác chống nhân loại, buộc các quan chức ĐCSTQ chịu trách nhiệm cho những gì họ đã gây ra.

Bài liên quan: Table of Lawsuits Filed Against Former Chinese Leader Jiang Zemin and His Followers by Falun Gong Practitioners around the World (From 2001 to August 2004)

 


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2013/10/1/联合国人权会议上曝光活摘器官罪行-中共干扰未遂(图)-280586.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2013/10/6/142549.html

Đăng ngày 14-10-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share