Bài của một học viên Đại Pháp ở tỉnh Liêu Ninh

[MINH HUỆ 30-05-2013 ] Chúng tôi đã có khoảng chín học viên Đại Pháp trẻ trong thị trấn nhỏ của mình. Cha mẹ của chúng tôi là những học viên Đại Pháp tinh tấn. Chúng tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp cùng với cha mẹ từ khi còn nhỏ. Sau khi lớn lên, chúng tôi đã bị cám dỗ bởi xã hội người thường và buông lơi tu luyện. Tuy nhiên, bây giờ chúng tôi đã tu luyện tinh tấn trở lại. Hàng ngày chúng tôi kiên trì học Pháp và gánh vác trách nhiệm cứu độ chúng sinh. Sau đây là một số câu chuyện tu luyện của chúng tôi.

Khi được năm tuổi, tôi bắt đầu tu luyện cùng với mẹ của mình. Bà luôn đọc Pháp và kể cho tôi nhiều câu chuyện về tu luyện. Mầm mống tu luyện đã bén rễ trong tâm tôi từ nhỏ và dần dần phát triển. Tôi có thể lí giải Pháp tại tầng của mình. Tôi biết rằng tôi khác những người cùng trang lứa. Tôi nhận ra rằng Sư phụ thật vĩ đại. Mẹ tôi là một phụ đạo viên, và bà luôn luôn cho tôi cùng tham dự các hoạt động của mình. Bà thành lập một nhóm học Pháp và dạy các học viên mới luyện công. Thỉnh thoảng bà chỉnh sửa các động tác và tư thế luyện công cho các học viên khác. Như tôi còn nhớ, chúng tôi có một điểm học Pháp nhóm rất rộng. Trên tường là một biểu ngữ viết: “Thực tu” Hồng Ngâm:

“Học Pháp đắc Pháp,
Tỷ học tỷ tu
Sự sự đối chiếu
Tố đáo thị tu,”  (“Thực Tu” Hồng Ngâm)

Một năm sau, chúng tôi chuyển nhà ra khỏi thị trấn. Kể từ đó có rất nhiều việc đã xảy ra. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, công an thường xuyên quấy rầy chúng tôi, khiến chúng tôi chịu nhiều lời trách cứ của cha. Lúc đó tôi đang học lớp một. Các phương tiện truyền thông bắt đầu phỉ báng Đại Pháp. Toàn trường hành động như thể đó là một phần của một phong trào chính trị. Tất cả học sinh đã bị các giáo viên bắt tuyên thệ và ký tên vào một tấm vải trắng lớn. Tôi đã miễn cưỡng ký tên mình, nhưng mẹ tôi đã giúp tôi nghiêm chính thanh minh rằng chữ ký của tôi vô hiệu. Tôi sợ phải nghe bất kỳ một tiếng gõ cửa nào trước nhà mình và luôn luôn rất cẩn thận sau giờ học mỗi ngày.

Dưới một bầu không khí căng thẳng như vậy, mẹ tôi vẫn kiên định tu luyện. Hàng ngày bà dành phần lớn thời gian học Pháp. Tôi ngồi bên cạnh bà lắng nghe và thỉnh thoảng đưa ra một số câu hỏi. Khi các học viên bắt đầu chống lại cuộc bức hại, hai mẹ con tôi, cùng với nhiều học viên khác đã ra ngoài vào buổi tối để phát tài liệu có các thông tin quan trọng về cuộc đàn áp. Chúng tôi cũng dán đề can tự dính và treo biểu ngữ.

Do sự hiểu lầm của cha và sự quấy rối liên tục từ phía công an, mẹ tôi buộc phải rời khỏi nhà và chuyển tới sống ở thị trấn nhỏ mà chúng tôi đã từng cư ngụ. Lúc ấy tôi mới 12 tuổi. Sau khi mẹ tôi rời đi, tôi không còn học Pháp tinh tấn. Nhưng tôi luôn coi mình là một đệ tử Đại Pháp và giữ liên lạc với các học viên địa phương. Trong thời gian học trung học, tôi bị cám dỗ bởi xã hội người thường và sa vào các quán cafe internet, hẹn hò, chơi bi-a, và nhiều thứ khác. Nhưng tôi không thoát được khỏi nỗi cô đơn và đau khổ từ nội tâm. Như mô tả trong bài viết “Cứu độ” được viết cách đây 5 năm, tôi lang thang một mình trên phố suốt đêm thâu và cảm thấy cay đắng trong cô đơn, đau khổ trong nhiều đêm đông lạnh giá. Tuy nhiên, tôi chưa bị hư hỏng vì trong tâm tôi có Pháp và Đại Pháp để kiềm chế bản thân. Sau khi tốt nghiệp trung học, tôi trở lại thị trấn nhỏ cách khoảng hơn 600 dặm để thăm mẹ của mình.

Khi mới đến sống với mẹ, tâm tính tôi rất xấu và thường xuyên nổi cáu. Lúc thì tôi tinh tấn học Pháp, lúc thì không. Tình trạng này kéo dài một thời gian cho đến một ngày tôi được tham dự một Pháp hội địa phương. Sau khi nghe các học viên khác chia sẻ kinh nghiệm, tôi nhận ra những thiếu sót của mình và quyết định tu luyện tinh tấn.

Với sự khích lệ và giúp đỡ của các học viên khác, chúng tôi thiết lập một nhóm học Pháp dành cho các học viên trẻ. Ban đầu, nhóm học Pháp mỗi tuần một lần. Bây giờ, họ học Pháp hàng ngày. Sau đó, hằng đêm tôi bắt đầu giúp mẹ làm những cuốn sách nhỏ và ghi đĩa DVD. Làm việc này, tôi cảm thấy mãn nguyện trong tâm và rất hạnh phúc. Tôi thường giúp các học viên khác cài máy tính vì, là một điều phối viên, mẹ tôi luôn luôn mang về nhà một số vấn đề kỹ thuật mà họ gặp phải. Bà cũng thường đưa tôi đến những nơi khác để dạy mọi người kỹ năng in ấn. Chúng tôi cũng cung cấp tài liệu có nội dung quan trọng về cuộc bức hại đến những nơi cách xa hàng trăm dặm. Tôi chia sẻ những trải nghiệm của mình với các học viên ở đó và đề cao cùng với họ. Dần dần, tôi là một học viên kĩ thuật có tiếng và để khích lệ tôi, một số học viên thậm chí còn gọi tôi là “Tiểu điều phối viên”, có nghĩa là điều phối viên cho các học viên trẻ. Tôi rất vui khi được nghe những lời khen. Quan trọng hơn, tôi biết phải nghiêm khắc hơn với chính mình.

Tiểu Kiếm (bí danh) và mẹ của cậu ấy đắc Pháp tại nhà của tôi lúc cậu ấy 13 tuổi. Sau đó cậu ấy đã luyện các bài công pháp cùng chúng tôi vì mẹ tôi là một phụ đạo viên tại thời điểm đó. Thỉnh thoảng cậu ấy hồng Pháp cùng với người lớn. Cậu ấy chưa bao giờ cảm thấy khó nhọc mặc dù cậu phải đi hàng chục dặm cùng với họ để làm việc này. Khi lớn lên, Tiểu Kiếm không còn tinh tấn học Pháp và dần dần từ bỏ. Cậu ấy cũng bắt đầu hút thuốc. Bất cứ khi nào mẹ cậu ấy hỏi cậu ấy có phải một học viên Đại Pháp không, cậu ấy luôn đưa ra những câu trả lời tích cực, nhưng tôi nghĩ rằng nhiều lúc cậu ấy có vẻ không giống như một đệ tử Đại Pháp chút nào.

Một lần, mẹ của cậu ấy bị công an bắt vì kiên định tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Họ có rất nhiều kinh sách Đại Pháp ở nhà. Trong khi công an mặc thường phục vẫn còn ở bên ngoài nhà của cậu ấy, cậu ấy đã khôn ngoan chuyển sách đến một nơi an toàn. Sau đó, cậu ấy bị lừa đến đồn công an rồi bị bắt giữ bất hợp pháp tại một trung tâm giam giữ trong vòng 12 ngày. Trong tù, cậu ấy đã nhiều lần bị công an đe dọa và đánh đập. Nhưng cậu ấy không hề phản bội Đại Pháp hay bất kì học viên nào.

Một năm trôi qua cậu ấy vẫn không học Pháp. Tuy nhiên, Sư phụ không bao giờ bỏ rơi cậu ấy. Tiểu Kiếm cũng không mất niềm tin vào bản thân. Sau khi tham gia nhóm học Pháp cùng các học viên trẻ, cậu ấy đã bỏ hút thuốc với sự giúp đỡ của cha mẹ và các học viên trẻ. Dần dần, cậu ấy bắt đầu đề cao trở lại. Một vài tháng sau đó, thậm chí cậu ấy đã tham gia vào một hạng mục lắp đặt đầu thu của đài truyền hình Tân Đường Nhân trong vùng của chúng tôi. Thật ấn tượng khi cậu ấy thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp. (Đài truyền hình Tân Đường là một đài truyền hình độc lập phi lợi nhuận phát sóng các tin tức không bị kiểm duyệt).

Chúng tôi có một học viên trẻ khác tên là Hân Nhiên (bí danh). Cô ấy phối hợp chặt chẽ với tôi trong việc điều phối các học viên trẻ. Chúng tôi đã tìm kiếm những học viên trẻ tham gia vào nhóm học Pháp.

Hân Nhiên bắt đầu tu luyện cùng với gia đình từ lúc sáu tuổi. Kể từ khi nhà cô ấy trở thành một điểm luyện công, cô luôn luôn luyện các bài công pháp với nhiều học viên trẻ khác. Tuy nhiên, khi lớn lên, cô dần dần rời xa Đại Pháp và đã không nhận ra rằng đã làm rất nhiều điều không phù hợp với những yêu cầu của Pháp. Mặc dù thỉnh thoảng cô học Pháp ở trường, tôi luôn cảm thấy rằng cô ấy chỉ lướt qua những trang sách một cách hời hợt. Tuy nhiên, Sư phụ đại từ bi đã không bỏ rơi cô ấy. Nghiệp bệnh xuất hiện hết lần này đến lấn khác của cô ấy đã biến mất sau mỗi lần cô học Pháp cùng với mẹ mình. Mặc dù cô nhận thức được rằng chính Sư phụ đã giúp mình nhưng đã không thực sự đề cao bản thân.

Vào năm 2010 khi là sinh viên đại học năm thứ hai, cô ấy đã tỉnh ngộ sau khi thảo luận với mẹ: “Như thế này, con không chỉ không thể học Pháp tinh tấn và đề cao tâm tính của mình, hành vi của con cũng không khác gì người thường. Thật lãng phí thời gian. Tốt hơn là con về nhà tu luyện và làm tốt ba việc. Con cảm thấy rằng phương thức này cũng là một cách để xả bỏ các chấp trước vào danh và lợi.”

Sau đó, cô ấy bắt đầu học Pháp và luyện công mỗi ngày sau khi cô trở về nhà. Cô ấy thậm chí còn làm việc cùng với một học viên khác để giảng chân tướng, làm ba việc, và phát tài liệu thông tin cho mọi người về cuộc bức hại. Một năm sau đó, cô ấy bắt đầu một công việc mới và buông lơi học Pháp, và lại ngừng làm ba việc một lần nữa. Tại thời điểm đó, cô vẫn không nhận ra sự cấp bách và tầm quan trọng của việc học Pháp và cứu độ chúng sinh.

Vì không học Pháp trong một thời gian dài, thực sự rất khó để cô ấy đột phá khỏi trạng thái đó một lần nữa. May mắn thay, hoàn cảnh gia đình đã tạo ra nhiều cơ hội cho cô thấy được sự đề cao của nhiều học viên. Thông qua Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm với các học viên, cuối cùng cô ấy nhận ra khoảng cách trong tu luyện của mình với các học viên khác. Cô cũng nhận ra ý nghĩa về những gì Sư phụ giảng trong bài thơ.

 “Thường nhân nan tri tu luyện khổ,
Tranh tranh đấu đấu đương tố phúc”
   (“Mê Trung Tu”, Hồng Ngâm)

Dần dần, Hân Nhiên lại đề cao lên. Cô học Pháp và luyện công mỗi ngày. Cô cũng đã đảm nhận trách nhiệm của nhiều hạng mục trong vùng của chúng tôi để cứu độ chúng sinh, chẳng hạn như cài đặt máy tính, MP3 và MP5, khắc chữ lên tiền xu bằng bút điện, thay đổi số seri của điện thoại di động. Cô ấy cũng đã giải quyết nhiều vấn đề kỹ thuật cho các học viên ở các thành phố khác khi được các điều phối viên của họ đề nghị. Cô ấy đã âm thầm làm những việc này mà không mang tâm hoan hỷ hay hiển thị.

Một học viên trẻ khác là Tiểu Tuyết (bí danh). Cô và em gái bắt đầu tu luyện Đại Pháp với mẹ của mình vào năm 1996. Cô tham gia cùng với người lớn học Pháp và luyện công nhóm lúc còn nhỏ. Khi lớn lên, cô bị sao nhãng bởi việc hẹn hò và truy cầu danh lợi cá nhân. Thậm chí mẹ cô không thể làm bất cứ điều gì đối với việc này. Vào một ngày năm 2010, tôi nói với cô ấy rằng thời gian để cứu độ chúng sinh rất cấp bách và học Pháp là quan trọng nhất. Cô ấy bắt đầu đọc những cuốn kinh sách, nhưng không kiên trì vì thiếu sự kiên định, đó cũng là một vấn đề chung của nhiều học viên trẻ. Khi nhóm học Pháp của chúng tôi được thành lập, cô ấy tham gia cùng chúng tôi sau khi thấy chúng tôi học thật tốt. Tiểu Tuyết đã thay đổi rất nhiều. Trước cô ấy rất dễ cáu và thường xuyên cãi vã với bố mẹ. Bây giờ, cô biết nhẫn chịu và hướng nội. Cô cũng coi nhẹ chấp trước vào danh, lợi và tình. Để có thể cứu độ chúng sinh, cô đã tham gia nhóm giảng chân tướng qua điện thoại. Thỉnh thoảng chúng tôi tổ chức pháp hội chia sẻ kinh nghiệm trong vùng và cô ấy luôn kiểm tra với tôi về thời gian biểu vì sợ có thể bị bỏ rơi. Em gái Tiểu Tuyết không học Pháp thường xuyên. Mùa đông năm ngoái cô ấy bị nghiệp bệnh về tiêu hóa trong vài ngày. Mẹ cô ấy đưa cô đến pháp hội chia sẻ kinh nghiệm của chúng tôi và bệnh của cô biến mất sau khi nghe các học viên khác chia sẻ những trải nghiệm của họ. Tất cả chúng tôi đã chứng kiến ​​phép màu đó. Kể từ đó, cô đã học Pháp và luyện công cùng chúng tôi.

Chúng tôi cũng có một số học viên trẻ đang là sinh viên. Trong trường, họ liên tục học Pháp và trong kỳ nghỉ, họ tham gia nhóm học Pháp của chúng tôi. Tiếp theo, tôi muốn chia sẻ một số điều chúng tôi đã học được từ nhóm học Pháp. Chúng tôi không gặp phải bất kỳ trở ngại nào trong việc thành lập nhóm. Có thể do chúng tôi chơi cùng nhau vì chúng tôi là những người cùng trang lứa. Trong nhóm học Pháp của chúng tôi, chúng tôi học tất cả các kinh sách Đại Pháp một cách có hệ thống. Các học viên trẻ trong nhóm đề cao một cách nhanh chóng. Chúng tôi ngộ ra tầm quan trọng của học Pháp nhóm cũng như các nguyên lý của Pháp.

Nếu có vấn đề không minh bạch, chúng tôi học hỏi lẫn nhau. Sau này học Pháp, tôi biết rằng tôi sẽ bắt đầu hướng dẫn các học viên trẻ khác hướng nội. Ngoài việc nhận thức được tầm quan trọng của việc học Pháp nhóm, sự hỗ trợ từ bi từ gia đình của một người cũng đóng vai trò rất quan trọng. Tất cả các bậc cha mẹ là học viên đều muốn cho con cái mình đề cao dựa trên Pháp. Nhưng chìa khóa thực sự giúp họ là từ bi, chứ không phải là để những chấp trước về tình lèo lái.

Gần đây, nhiều học viên trẻ đã từng bối rối trước một câu hỏi. Họ hỏi tại sao tiến trình Chính Pháp vẫn đang diễn ra, và dường như chưa đi đến hồi kết. Bản thân tôi cũng cảm thấy bối rối. Nhưng bây giờ tôi ngộ ra rằng đó là Sư phụ đang đợi, đợi để nhiều chúng sinh hơn được cứu độ, và chờ những học viên trẻ bị rớt lại khẩn trương bắt kịp.

Giờ đây tôi cảm thấy vạn vật tại nhân gian đều không chân thực, còn gì mà chúng ta không phóng hạ được đây? Cho dù là học viên trẻ hay lớn tuổi, tất cả chúng ta nên khẩn trương nắm bắt thời gian cứu độ chúng sinh, chính niệm và chính hành, không buông lơi, và làm tròn thệ ước.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2013/5/30/昔日小同修们回来了-274604.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2013/8/9/141432.html

Đăng ngày 28-08-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share