Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Đông Bắc Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-05-2013] Không lâu sau khi bước vào một học kỳ mới ở trường vào tháng 03 năm 2013, con trai tôi Tiểu Hạo cho tôi xem nhận xét của thầy giáo trong bài tập về nhà của cháu. Thầy giáo của cháu viết: “Thầy rất tò mò muốn biết cha mẹ em là những người như thế nào, họ đã nuôi dạy được một đứa trẻ ngoan ngoãn lễ phép và học cũng rất giỏi. Em là một tấm gương sáng cho những bạn khác noi theo. Thầy chúc em sau này có được thành công!”

Chồng tôi và tôi nhìn nhau cười sau khi đọc lời nhận xét của thầy giáo. Từ khi bước vào tiểu học, Tiểu Hạo đã nhận được những lời khen ngợi của các thầy cô. Bây giờ là học sinh trung học, cháu vẫn tiếp tục nhận được những phản hồi tích cực.

Chồng tôi và tôi đều là kiến trúc sư và chúng tôi chỉ là một gia đình trí thức bình thường. Tôi tu luyện Pháp Luân Công được 16 năm. Tôi luôn giáo dục con trai dựa trên các tiêu chuẩn tu luyện của Pháp Luân Công: Chân-Thiện-Nhẫn. Chồng tôi không tu luyện Pháp Luân Công, nhưng anh ấy thừa nhận những đạo lý của Đại Pháp. Trong cuộc sống hàng ngày, Tiểu Hạo cố gắng tuân theo các tiêu chuẩn này. Nhờ vậy cháu đã trở thành “một đứa trẻ lễ phép và học giỏi.” “Năng lượng thuần chính” của cháu đến từ sự tu luyện Pháp Luân Công.

Tất cả các thầy cô từ khi còn học mẫu giáo đều có những nhận xét giống nhau về Tiểu Hạo. Họ nói rằng cháu lễ phép, tốt bụng, tư duy sáng sủa. Cháu học tập hay làm việc gì cũng đều có trật tự. Cháu cũng rất ngăn nắp gọn gàng.

Những thầy cô ở trường và các bậc cha mẹ khác thường bảo chồng tôi và tôi chia sẻ những bí quyết dạy dỗ con trai chúng tôi. Sự thật là chúng tôi thực sự chưa bao giờ giảng giải cho cháu về bất cứ điều gì. Tôi cho cháu đọc sách của Pháp Luân Công và nghe chương trình phát thanh của Minh Huệ. Tôi cũng kể cho cháu các câu chuyện về văn hóa Trung Hoa truyền thống để truyền những giá trị tốt đẹp cho cháu. Những điều này theo thời gian đã khắc sâu trong tâm hồn cháu.

Một căn phòng gọn gàng sạch sẽ

Trước kia cháu không biết giữ gọn gàng đồ vật trong phòng của mình, cho đến khi tôi đọc cho cháu nghe bài viết có tiêu đề “Thánh giả” trong cuốn Tinh tấn yếu chỉ của Sư phụ Lý Hồng Chí:

“[…] ôm chí lớn mà không quên tiểu tiết.”

Cháu đã suy nghĩ về ý nghĩa của những gì chúng tôi đã đọc.

Cháu cũng nghĩ về một đoạn trong Đại Học, trong bộ tứ thư của Khổng Tử: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.” Tôi nói thêm rằng thời xưa trẻ nhỏ phải học cách quét dọn nhà cửa và thu dọn giường chiếu. Ngày hôm sau, tôi thấy phòng của cháu sạch sẽ gọn gàng và giường của cháu đã được thu dọn. Kể từ đó cháu rất gọn gàng ngăn nắp.

Tự yêu cầu bản thân

Con trai tôi cũng được cho tiền tiêu vặt giống những đứa trẻ khác, nhưng cháu không hề phung phí. Chồng tôi đưa cháu đi học và thường nói chuyện với những người bán rong ở gần trường. Họ nói: “Con anh không mua đồ ăn vặt. Nó không hề phung phí tiền bạc giống như những đứa trẻ khác. Nhỏ tuổi như vậy đã biết tự nhắc nhở bản thân, quả thật không dễ dàng.”

Trong cuộc họp phụ huynh, các thầy cô nói với chúng tôi rằng nhiều em hay mắng chửi nhau, đánh nhau và hẹn hò; nhưng con trai chúng tôi không hề làm những việc đó.

Chồng tôi và tôi không hề yêu cầu con của chúng tôi không được làm thế này, không được làm thế kia. Tiểu Hạo nói với chúng tôi rằng cháu đã học thuộc các bài thơ của Pháp Luân Công trong suốt kỳ nghỉ, và bây giờ cháu luôn nhớ tuân theo những đạo lý trong các bài thơ. Đây là nguyên nhân vì sao cháu không làm điều xấu.

Nghĩ cho người khác

Theo như các thầy cô của Tiểu Hạo, trẻ em ở Trung Quốc ngày nay đều ích kỉ. Hệ thống giáo dục ở Trung Quốc chú trọng vào thành tích học tập và không chú ý đến việc dạy trẻ đạo đức. Tiểu Hạo học tại một trong những trường trung học tốt nhất trong vùng và có nhiều bài tập về nhà hơn ở các trường trung bình. Cháu thường thức đến nửa đêm hoặc muộn hơn để hoàn thành bài tập về nhà. Một số bậc cha mẹ không có khả năng giúp con của họ làm bài tập về nhà. Vì vậy, những học sinh này không còn lựa chọn nào khác là tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn học cùng lớp, nhưng chúng thường bị từ chối vì hầu hết các học sinh không có thời gian để giúp những học sinh khác.

Tiểu Hạo luôn rất thân thiện. Vì vậy, cháu nhận được rất nhiều cuộc gọi của các bạn cùng lớp vào buổi tối nhờ giúp giải môn toán. Thỉnh thoảng, cháu không nhẫn được khi có quá nhiều cuộc gọi làm gián đoạn khiến cháu không làm được bài tập về nhà của mình. Chồng tôi và tôi thường khuyến khích cháu giúp đỡ các bạn. Tôi nói với cháu: “Pháp Luân Công yêu cầu chúng ta trở thành vô ngã, vị tha, và nghĩ đến người khác. Hãy nghĩ đến việc các bạn con hẳn bất lực như thế nào. Nếu con kiên nhẫn hơn một chút, các bạn sẽ hiểu nhanh hơn rất nhiều. Chắc sẽ không mất nhiều thời gian để giúp các bạn.”

Cháu đã nghe lời tôi. Cháu trở nên kiên nhẫn hơn khi giúp các bạn làm bài tập về nhà.

Cháu nói: “Con thường tìm thấy lỗi của mình khi con giải thích một vấn đề cho các bạn. Con có được cơ hội để sửa lỗi của mình trong quá trình giúp những bạn khác. Giúp đỡ người khác cũng như giúp bản thân mình.”

Thành tích môn toán của Tiểu Hạo vốn chỉ là tương đối tốt, nhưng kể từ khi cháu giúp đỡ các bạn, cháu thường nhận được điểm tuyệt đối. Cháu đứng đầu lớp trong môn toán. Giáo viên của cháu thường cầm bài tập toán của Tiểu Hạo ở trên lớp và nói: “Thầy sẽ không phải bận tâm đến việc kiểm tra lỗi trong bài tập về nhà này nữa!”

Nhiều học sinh sao chép từ trên Internet khi làm bài tập về nhà. Thỉnh thoảng hai học sinh bị phát hiện sao chép bài của cùng một tác giả.

Đây là cách tôi dạy con trai mình: “Chúng ta cần phải tuân theo các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Chúng ta nên nghĩ cho người khác ngay cả khi viết. Chúng ta phải chân thật. Chúng ta phải viết những điều mang tính đạo đức.” Tiểu Hạo luôn viết về những câu chuyện chân thực. Cháu liên hệ đến các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong khi viết ra những câu chuyện của mình. Những bài viết của cháu rất cảm động. Thầy giáo từng nhận xét về bài viết của cháu: “Thầy có thể nói rằng em viết chân thực từ trái tim của chính mình, rất cảm động.”

Tiểu Hạo dần dần hình thành thói quen nghĩ đến người khác. Có một lần sau khi về nhà, tôi phát hiện ra người bán sữa đã trả thừa rất nhiều tiền. Tôi muốn đợi đến lần sau tôi quay lại đó để đưa lại tiền cho ông ấy, nhưng Tiểu Hạo giục tôi trả lại tiền ngay. Cháu nói rằng người bán sữa có thể sẽ lo lắng.

Người bán sữa rất ngạc nhiên khi tôi quay lại trả tiền. Tôi nói với ông ấy rằng con trai tôi và tôi tu luyện Pháp Luân Công, và cháu giục tôi trở lại trả tiền lại luôn. Ông ấy nói: “Trước kia tôi đã nhận các tờ rơi về Pháp Luân Công. Có vẻ như Pháp Luân Công thực sự tốt! Bây giờ tôi đã tận mắt chứng kiến được rằng trẻ em tu luyện Pháp Luân Công sẽ trở thành người tốt!”

Tiểu Hạo từng tham gia một trại hè do nhà trường tổ chức. Tôi bảo cháu mang thêm nước đi, nhưng cháu không muốn mang. Mãi cho đến khi tôi nói rằng những bạn khác có thể sẽ cần nước, cháu đã đồng ý mang thêm một chai nước. Khi cháu trở về từ trại hè, cháu kể với tôi rằng cháu nhanh chóng uống hết một chai nước, nhưng có một bạn cùng lớp vô ý làm đổ chai nước của mình, nên cháu đã lấy chai nước thứ hai của mình và cho bạn đó.

Cháu viết trong nhật ký của mình: “Mặc dù mình rất khát nước, nhưng vẫn lấy chai nước của mình mang cho bạn, trong lòng thấy rất vui.”

Vô cầu tự đắc

Một đồng nghiệp từng nói với tôi rằng cô ấy đã trả tiền cho một chỗ ngồi tốt nhất cho con của cô ấy ở trường. Cô ấy đã mua chỗ ngồi từ một giáo viên với giá 2.000 nhân dân tệ. Cô ấy nói thêm rằng cô ấy không còn lựa chọn nào khác, vì đây là cách mà các bậc phụ huynh giành những chỗ ngồi tốt cho con của họ ở trường. Pháp Luân Công dạy chúng ta không tranh giành lợi ích cá nhân, vì vậy, tôi quyết định sẽ không làm như vậy với con trai mình.

Giáo viên của Tiểu Hạo nói trong một cuộc họp phụ huynh kỳ trước rằng việc sắp xếp chỗ ngồi trong lớp học đã khiến cô ấy rất đau đầu vì mỗi bậc phụ huynh đều muốn con của họ ngồi ở hàng ghế đầu. Tiểu Hạo ngồi ở hàng ghế cuối cùng vì chồng tôi và tôi không đút lót hay tặng quà cho giáo viên của cháu. Hẳn là rất khó khăn cho các giáo viên vì chỉ có một vài ghế ở hàng đầu. Tôi quyết định rằng Tiểu Hạo có thể đeo kính nếu cháu gặp vấn đề khi nhìn lên bảng.

Một tuần sau cháu nói với tôi rằng bây giờ cháu đang ngồi ở hàng ghế đầu.

Một bạn học tên là Đông đang phải vật lộn với bài vở ở trường. Bố mẹ cậu bé đã hối lộ cho giáo viên, vì vậy cậu bé đã được sự đối xử đặc biệt. Tiểu Đông ngồi ở hàng ghế đầu. Hàng ngày, cậu bé cũng học thêm ngoài giờ cho đến 9 giờ tối cùng với giáo viên. Nhưng Tiểu Đông vẫn gặp nhiều khó khăn trong học tập. Giáo viên quyết định rằng Tiểu Đông cần ngồi cạnh một học sinh giỏi. Tiểu Đông được chọn giữa năm bạn, nhưng cậu bé đã chọn Tiểu Hạo. Cậu bé nói: “Tiểu Hạo không bao giờ nóng giận, cậu ấy không đố kị với ai cả, cậu ấy luôn luôn giúp đỡ các bạn cùng lớp, và cậu ấy không ích kỉ. Đương nhiên là em muốn ngồi cạnh cậu ấy.”

Cuối cùng Tiểu Hạo được ngồi ở bàn đầu.

Tiểu Đông và Tiểu Hạo trở thành bạn tốt và Tiểu Đông đã tiến bộ hơn. Một hôm, giáo viên tiếng Anh nói: “Tiểu Đông, bây giờ em làm bài tập tiếng Anh nhanh hơn rất nhiều rồi đó.” Tiểu Đông đáp: “Đó là nhờ có bạn ngồi bên cạnh em ạ. Em làm nhanh vì có Tiểu Hạo ngồi bên cạnh.” Giáo viên tiếng Anh cười và nói: “Tiểu Hạo, em là giáo viên tiếng Anh giỏi hơn thầy rồi đó!”

Cô giáo đánh giá từng học sinh vào buổi họp phụ huynh lần kế tiếp. Cô giáo nói: “Tiểu Hạo rất tốt bụng. Em ấy rất rộng lượng và khoan dung. Em ấy giúp Tiểu Đông làm bài tập.” Mẹ Tiểu Đông nói với tôi: “Tôi phải cảm ơn chị vì đã nuôi dưỡng được một cậu con trai tuyệt vời như vậy!”

Tôi đưa các tài liệu Pháp Luân Công cho các giáo viên của Tiểu Hạo và một số phụ huynh. Tôi nói với họ: “Nhờ có Pháp Luân Công nên con trai tôi mới trở thành một đứa trẻ ngoan và là một học sinh hạng A. Đơn giản chỉ có vậy. Cháu tuân theo những lời dạy của Pháp Luân Công. Đó là lý do cháu có một tâm hồn cao thượng và có sự ảnh hưởng tốt đến những đứa trẻ khác trong trường. Nhưng chế độ Trung Cộng thêm vào những lời dối trá và tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công trong sách giáo khoa. Họ dạy bọn trẻ thù hận một môn tu luyện dựa trên các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Bọn trẻ đang học từ những cuốn sách đó, và với sự giáo dục như vậy, tôi tự hỏi chúng trẻ trở thành những người như thế nào.”


Bản tiếng Hán:  https://www.minghui.org/mh/articles/2013/5/21/“你代表了这代人中的正能量”-274135.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/4/140291.html

Đăng ngày: 28-06-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share