[MINH HUỆ 03-05-2013] Vào ngày 29 tháng 04 năm 2013, một phiên điều trần đặc biệt về mổ cướp nội tạng đã được tổ chức ở Quốc hội Vương quốc Anh. Hiệp hội Bác sỹ Chống Cưỡng bức Mổ cướp Nội tạng (DAFOH) đã tổ chức phiên điều trần này để vạch trần tội ác mổ cướp nội tạng sống đang diễn ra ở Trung Quốc và để thảo luận về những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc triển khai các thủ tục pháp lý nhằm chống lại tội ác này. Các phát ngôn viên khuyến khích chính phủ Anh nên có những hành động giống như chính phủ các nước Úc, Mỹ và Israel trong việc áp dụng cách tiếp cận tích cực nhằm ngăn chặn tội ác vô nhân đạo này. Phiên điều trần có sự tham dự của các nghị sỹ từ tất cả các bên, các trợ lý chính trị và chiến lược, các đại diện chính phủ và các nhà hoạt động nhân quyền.
Năm diễn giả khách mời đặc biệt tại phiên điều trần “Hành động để chấm dứt nạn mổ cướp nội tạng sống”
Phiên điều trần có sự tham gia của năm diễn giả khách mời đặc biệt, bao gồm ông David Kilgour – nguyên Quốc vụ khanh của Canada (phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương), ông David Matas – luật sư nhân quyền nổi tiếng của Canada (bài phát biểu của ông đã được một đại diện thay mặt trình bày), ông Ethan Gutmann – một nhà báo điều tra có trụ sở tại London, Tiến sĩ Huige Li – một thành viên của DAFOH ở Đức, và cô Anne Yang – một học viên Pháp Luân người Trung Quốc đã sống sót sau những tra tấn khủng khiếp trong một nhà tù ở Trung Quốc. Với những bằng chứng vững chắc từ các cuộc điều tra trong nhiều năm của mình, các diễn giả đã vạch trần việc chính quyền Trung Quốc đàn áp và tra tấn các học viên Pháp Luân Công, cách nó tàn sát các học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn và cách nó kiếm được lợi nhuận từ hệ thống cấy ghép nội tạng cưỡng bức.
Trong phần hỏi và trả lời câu hỏi, các nghị sỹ đã tham gia vào cuộc thảo luận nóng với tư cách là các thính giả yêu cầu được biết nhiều chi tiết hơn về tội ác này. Sau đó, các diễn giả khách mời đưa ra các ý kiến của họ về những hành động cụ thể mà có thể làm được nhằm chấm dứt tội ác này. Các hành động được đề nghị bao gồm: thiết lập rào cản pháp lý giống như Israel để ngăn người dân nước Anh du lịch đến Trung Quốc cấy ghép nội tạng; cấm các tội phạm loại này đến nước Anh bằng việc thêm vào đơn xin thị thực một câu hỏi như Hải quan Hoa kỳ đã làm “Bạn đã bao giờ tham gia cấy ghép nội tạng cưỡng bức chưa?”; học cách mà chính phủ Úc đã làm là từ chối cung cấp các dịch vụ đào tạo cho các bác sỹ Trung Quốc trong lĩnh vực cấy ghép nội tạng. Thêm vào đó, hội nghị còn đặt ra vấn đề điều tra tất cả các hàng hoá nhập khẩu được làm từ các trại lao động ở Trung Quốc.
Từ các câu hỏi được nêu ra trong buổi họp, hầu hết những người tham dự đều tập trung vào một điểm là làm sao để chấm dứt tội ác mổ cướp nội tạng của chính quyền Trung Quốc đối với các tù nhân lương tâm Pháp Luân Công.
Chủ toạ phiên điều trần: Đây là tội ác diệt chủng, chính phủ Anh không thể bỏ qua vấn đề này
Bà Ingrid Cranfield, Nghị sỹ đại diện cho Enfield, chủ trì phiên điều trần
Nghị sỹ của Enfield, bà Ingrid Cranfield, đã chủ trì phiên điều trần. Bà nói rằng là một người Do Thái, bà hiểu được việc đàn áp và tra tấn các học viên Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc quả thực là tội ác diệt chủng và bà khẳng định lại quan điểm của mình rằng chính phủ Anh không thể cho phép những tội ác đó xảy ra ở bất cứ đâu.
Trong phiên điều trần, bà Cranfield cũng chỉ ra rằng cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc, đặc biệt là tội ác mổ cướp nội tạng, là một dấu hiệu điển hình của tội ác diệt chủng: “Đó là vấn đề về quyền con người và nó có nhiều đặc điểm giống với tội ác diệt chủng và giết người hàng loạt ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Bằng các chiến dịch tuyên truyền, đầu tiên họ khiến những người là kẻ thù của họ hoặc đe doạ họ không được xem là con người nữa. Và nếu họ không còn là con người, thì có thể giết họ, có phải vậy không?”
Sau phiên điều trần, bà Cranfield cho biết trong một buổi phỏng vấn rằng dựa trên những gì chính quyền Trung Quốc đã làm ở khắp nơi trên thế giới, bà không có nghi ngờ gì về thực tế của tội ác này, tất cả đều có khả năng là sự thật.
Bà Cranfield cũng rất ấn tượng với những nỗ lực của chính phủ Israel và Úc trong việc chấm dứt tội ác này. Bà kêu gọi chính phủ Anh thay đổi thái độ thụ động đối với vấn đề này bằng việc hành động. Bà nhấn mạnh rằng vấn đề không nằm ở chỗ hành động là lớn hay nhỏ, mà quan trọng là chúng cần phải được thực hiện chúng và ngay cả những hành động nhỏ cũng còn tốt hơn là không có hành động. Đối với một kế hoạch hành động chi tiết, từ những phút đầu của phiên điều trần, bà đã thực sự đồng tình với một trong những vị khách mời, người đã đề nghị thiết lập một uỷ ban đặc biệt, ví dụ như, Uỷ ban Pháp Luân Công hoặc Uỷ ban Thu hoạch Nội tạng sống.
Nghị sĩ Quốc hội: Phiên điều trần này là bước đầu tiên
Nghị sỹ Lao động và Bộ trưởng Andy Slaughter được phỏng vấn sau buổi hội thảo
Mặc dù có lịch trình làm việc rất bận rộn, Nghị sỹ Lao động và Bộ trưởng Andy Slaughter đã đến tham dự phiên điều trần theo lời mời của một số cử tri. Trong bài phỏng vấn sau đó, ông đã bày tỏ sự kinh hãi trước tội ác được phơi bày bởi các diễn giả khách mời. Ông thừa nhận rằng ông đã từng nghe về nạn mổ cướp nội tạng sống ở Trung Quốc, nhưng chưa bao giờ hình dung được tội ác này lại xảy ra trên một quy mô lớn như vậy và vì thế, ông không thể phớt lờ nó. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng có một điều đáng chú ý mà tôi nghe được trong phiên họp ngày hôm nay, đó là những dẫn chứng về quy mô của tội ác [mổ cướp nội tạng]. Điều chúng ta đang bàn luận tới không phải là những hành vi chỉ diễn ra một hoặc hai lần hoặc được xem như một hành vi phạm tội, mà đó là một doanh nghiệp tội phạm được nhà nước hậu thuẫn ở các cấp độ khác nhau.
Ông Slaughter cũng minh họa về tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc sử dụng nội tạng hợp pháp và phát triển giáo dục đạo đức y tế cộng đồng: “Rõ ràng là bất cứ điều gì như cấy ghép nội tạng cưỡng bức, để cho kẻ giết người lấy đi nội tạng của người ta, ở nước Anh điều đó rõ ràng là một trọng tội. Nhưng nếu người ta có thể ra nước ngoài và thực hiện cấy ghép từ nguồn đó, cho dù họ biết hay không, và trở lại Anh Quốc, thì rõ ràng đây là điều mà chúng ta nên quan tâm tới vì trước hết nó là một trọng tội, đó là tội ác chống lại nhân loại, nó là một hình thức tra tấn và do đó nó là việc vượt quá giới hạn cho phép của luật pháp nước Anh.”
Đối với ông Slaughter, phiên điều trần là bước đi đầu tiên của Vương quốc Anh trong việc ngăn chặn tội ác mổ cướp nội tạng sống của chính quyền Trung Quốc. “Đây là giai đoạn đầu tiên của việc nâng cao nhận thức, nó cho phép các cử tri nói chuyện với các nghị sỹ và để các nghị sỹ đưa nó ra với chính phủ của chúng ta. Rõ ràng vấn đề này vượt quá phạm vi của chính phủ Anh, nhưng điều quan trọng là các văn phòng nước ngoài có mặt tại đây và quả thực Bộ Nội vụ cũng có mặt ở đây hôm nay vì các hành động tội phạm và nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề này, và chắc chắn có điều gì đó mà chúng ta có thể làm được.”
Nhà hoạt động nhân quyền: Các tội phạm nên được đưa ra trước công lý
Nhà hoạt động nhân quyền, ông Paul Barasi phát biểu tại buổi hội thảo
Ông Paul Barasi, người từng hai lần đắc cử vị trí nghị sỹ và nhà hoạt động nhân quyền, đã có bài phát biểu tại phiên điều trần. Ông nói rằng lý do mà ông có mặt trong buổi họp này là để kêu gọi chính phủ Anh nên có hành động ngăn chặn tội ác mổ cướp nội tạng sống của chính quyền Trung Quốc, vì hiện tại các hành động của chính phủ là chưa đủ. Ông nói rằng: “Tôi cảm thấy nó không phải là về việc có các cuộc họp, vấn đề là phải làm một điều gì đó, khiến cho các chính phủ phương Tây, bao gồm cả chính phủ Anh có hành động cụ thể.”
Ông Barasi cũng kêu gọi có hành động pháp lý chống lại các tội ác này, ông nói: “Chúng tôi biết nó đang diễn ra và nó phải ngừng lại! Nó không nên xảy ra và phải ngừng lại, những người chịu trách nhiệm cho những hành động này phải được đưa ra công lý.”
Sau phiên điều trần, ông David kilgour, ông Ethan Gutmann và các nhà đại diện từ DAFOH sẽ đi đến miền Bắc nước Anh. Điểm dừng chân kế tiếp của họ là thành phố Leeds, nơi họ sẽ tiếp tục trình bày các bằng chứng về tội ác chống lại con người của chính quyền Trung Quốc cho các chính trị gia và các quan chức địa phương.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/5/3/制止活摘器官-英国会最新讨论热点-272839.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/5/9/139310.html
Đăng ngày 17-05-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.