Bài viết của Hoa Thanh

[MINH HUỆ 14-03-2013] Vào tối ngày 12 tháng 03 năm 2013, Đảng Xanh New South Wales (NSW) và Nghị sỹ Thượng viện NSW, Úc, ông David Shoebridge, đã tổ chức một cuộc họp báo để ủng hộ Dự luật Sửa đổi về Mô người (Buôn bán nội tạng người) năm 2013.

Ông David Kilgour, cựu Quốc vụ khanh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Canada và bà Maria Fiatarone Singh, Giáo sư Y khoa trường Đại học Sydney, đã diễn thuyết trước các khán giả, trong đó có một số thành viên của cơ quan lập pháp tại Quốc hội NSW vào ngày 12 tháng 03.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trực tiếp tham gia buôn bán và mổ cướp nội tạng sống

Ông David Shoebridge, một thành viên của Đảng Xanh

Ông Shoebridge đã đề xuất sửa đổi Luật về Mô người (Buôn bán nội tạng người) năm 2013, xoay quanh việc sửa đổi một dự luật hiện hành ở NSW, Dự luật mô người năm 1983. Một khi được thông qua, luật sẽ khiến cho việc nhận một cơ quan nội tạng quan trọng được buôn bán bất hợp pháp tương đương với tội ngộ sát, và những người vi phạm luật có thể đối mặt với 25 năm tù giam.

Ông chỉ ra rằng những nội tạng được hiến tặng đã trở nên khan hiếm trên khắp thế giới, nhưng ở Trung Quốc, chỉ cần một vài tuần là có được một nội tạng để cấy ghép. Ông chỉ ra rằng ĐCSTQ đã tiến hành mổ cướp nội tạng từ các tù nhân, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công, để buôn bán nội tạng.

Bằng chứng thuyết phục về mổ cướp nội tạng

Ông Shoebridge phát biểu: “Chúng ta đã nghe một số bằng chứng thuyết phục từ ông David Kilgour tối nay về cách mà Trung Quốc sử dụng hệ thống nhà tù của họ.” “Các tù nhân không phạm tội hình sự bị giam giữ như các học viên Pháp Luân Công, những người đang bị giam giữ như những tội phạm vì đức tin của họ, đang bị sử dụng như một nguồn cung cấp nội tạng lớn một cách vô nhân tính, một điều mà hầu hết người dân Úc xem là một tội ác khủng khiếp.”

52 loại bằng chứng chứng minh rằng các học viên Pháp Luân Công là đối tượng của nạn mổ cướp nội tạng sống

Ông David Kilgour

Ông David Kilgour và ông David Matas đã tiến hành một cuộc điều tra độc lập về tội ác mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ. Trong năm 2009, cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu” đã tiết lộ rằng từ năm 2000 đến năm 2005, 67 nghìn ca cấy ghép nội tạng đã được thực hiện ở Trung Quốc. Trong số đó, nguồn gốc của hơn 41.000 nội tạng là không thể được giải thích. Trong năm 2012, họ đã xuất bản cuốn “Tạng Nhà nước“, trình bày những nguy hiểm của việc tới Trung Quốc để ghép tạng.

Ông Kilgour đã nói trong bài phát biểu của mình: “Có quá nhiều người nghĩ rằng có những người hiến tạng còn sống ở Trung Quốc. Trên thực tế, không có những người hiến tặng còn sống ở Trung Quốc. Họ không chỉ lấy đi một quả thận. Họ lấy đi cả hai quả thận và những bộ phận khác rồi hỏa táng thi thể của người đó để phi tang. Ước tính đúng nhất của Ethan Gutmann là có khoảng 65.000 học viên Pháp Luân Công đã bị giết để lấy nội tạng từ năm 2000 đến năm 2008.”

“Mặc dù các quan chức ĐCSTQ tuyên bố rằng nội tạng là được lấy từ các tử tù, nhưng chỉ có các học viên Pháp Luân Công bị kiểm tra sức khỏe định kỳ 03 đến 04 tháng. Thông tin chi tiết về sức khỏe nội tạng của họ được lưu lại. Vì thế có thể suy ra rằng nội tạng được lấy là từ các học viên Pháp Luân Công.”

Ông Kilgour nói: “Ông David Matas và tôi đã tìm thấy 52 loại bằng chứng về bản chất của hành động tàn ác này từ năm 2001. Bạn có thể nói: ‘Vậy, hãy cho tôi xem một bằng chứng’. Một ví dụ mà tôi thường sử dụng là từ Tô Gia Đồn, tỉnh Liêu Ninh, nơi Bạc Hy Lai làm thống đốc. Tôi đã gặp một nhân chứng nói với tôi rằng chồng của bà là một bác sỹ phẫu thuật, và ông ta đã lấy đi 2.000 giác mạc từ mắt của các học viên Pháp Luân Công ở Tô Gia Đồn trong khoảng 02 năm kể từ năm 2003.”

Một giáo sư tại trường Đại học Sydney: ĐCSTQ tiến hành việc mổ cướp nội tạng sống một cách có hệ thống

Giáo sư Singh của Trường đại học Sydney

Tại cuộc họp báo, Giáo sư Singh từ Đại học Sydney nói rằng trong cùng một ngày, Hội đồng nhà nước Trung Quốc đã tuyên bố cách chức Thứ trưởng Bộ Y tế Hoàng Khiết Phu. Bà nói: “Ông ta được đào tạo ở NSW từ năm 1984 đến năm 1987, và có bằng giáo sư danh dự tại Đại học Y khoa Sydney. Trên thực tế, bác sỹ Hoàng đã được Đại học Sydney trao tặng danh hiệu ‘Giáo sư Y khoa Danh dự’ vào năm 2008.

“Như bạn đã biết, bác sỹ Hoàng Khiết Phu là một bác sỹ phẫu thuật cấy ghép gan. Ông không chỉ là Thứ trưởng Bộ Y tế, mà còn là một bác sỹ phẫu thuật cấy ghép gan nổi tiếng thế giới. Ông đã quay lại Trung Quốc sau khóa đào tạo tại trường đại học Sydney để tiếp tục thực hiện việc mổ cướp nội tạng phi đạo đức từ những người bị giam giữ trong nhiều năm sau đó, cả trước và sau khi được thăng chức Thứ trưởng Bộ Y tế vào năm 2001. Ông đã chính thức từ chối thực hiện việc này cho đến năm 2006, khi mà cuộc điều tra của ông Kilgour và ông Matas đã khiến cho nó không thể được che giấu thêm nữa.”

Sau đó, giáo sư Singh cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng mặc dù việc buôn bán nội tạng xảy ra ở các nước khác, bao gồm cả Ấn Độ và Pakistan, ĐCSTQ đã sử dụng bộ máy nhà nước để tiến hành việc buôn bán nội tạng bất hợp pháp. Bà nói: “Đó là lý do tại sao chúng tôi gọi đó là ‘mổ cướp nội tạng quốc gia’. ĐCSTQ đã thực hiện việc mổ cướp nội tạng một cách có hệ thống. Họ đã tận dụng lợi thế của hệ thống bệnh viện, với sự hợp tác của các sở cảnh sát trên toàn quốc vào việc này.” Bà tin rằng cứ giữ im lặng chỉ khiến cho nạn mổ cướp nội tạng được tiếp tục và mở rộng.

Cứ có một người đến Trung Quốc để ghép tạng, sẽ có một người vô tội bị giết chết

Ông Jonathan Richard O’Dea, một nghị sỹ quốc hội NSW, nói rằng theo quan điểm của mình, ông ủng hộ việc hạn chế người dân Úc ra nước ngoài để cấy ghép nội tạng. Ông cho biết ông đã đưa ra một dự luật vài năm trước đây trong quốc hội NSW: “Có hai vấn đề. Thứ nhất là cần có luật ở cấp độ liên bang. Thứ hai là, có ý kiến cho rằng vấn đề ở NSW là không nghiêm trọng bởi chỉ có từ một tới hai người tham gia vào du lịch ghép tạng mỗi năm.”

Về việc này, ông Kilgour nói: “Nhiều năm trước, tôi đã làm việc với tư cách là một luật sư hiến pháp cho tỉnh Alberta. Tôi hiểu rằng ở đây, dịch vụ chăm sóc sức khỏe là một vấn đề đối với chính quyền nhà nước, nhưng hầu hết kinh phí cho chăm sóc sức khỏe là đến từ chính phủ liên bang. Vì thế, nếu NSW sẵn sàng thông qua luật mới, nó hoàn toàn khả thi từ góc độ pháp lý.”

Ông tiếp tục: “Câu hỏi đặt ra là liệu có phải chỉ có một vài người đang chuẩn bị đến Trung Quốc để cấy ghép? Vào thời Pol Pot, nếu có một người Úc và một người Canada tại thời điểm đó đi đến Campuchia để lấy nội tạng từ cánh đồng người chết ở Campuchia vào hồi những năm 70, tôi không nghĩ rằng có ai đó dám đứng lên và phải đối, chỉ có một vài người đi. Tôi tin rằng mọi người sẽ nói: “Chúng tôi không muốn bất kỳ người nào đến cánh đồng người chết ở Campuchia.”

Ông nói: “Tôi không biết có bao nhiêu, nhưng tôi được biết rằng người dân ở tất cả các bang của Úc vẫn đang tới Trung Quốc. Chúng tôi phát hiện ra ở Canada, có 03 bệnh viện, trong khoảng 02 hoặc 03 năm, đã có 20 đến 30 người đi [ra nước ngoài để cấy ghép nội tạng].”

Giáo sư Singh nói: “Để nói rằng nó không phải là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với người Úc là một chuyện. Nhưng nó là rất nghiêm trọng với số lượng người Trung Quốc đang bị giết. Đó là sự ưu tiên khác nhau giữa tính mạng của hai con người. Nó là một việc hoàn toàn không thể chấp nhận đối với tôi.”

“Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa biểu tượng. Thậm chí nếu chỉ có một người từ NSW đi, nếu có luật chống lại điều đó, ít nhất nó tạo nên một lời tuyên bố rằng NSW có một lập trường nhất quán trong vấn đề này và nó sẽ là một biểu tượng cho các bang và các quốc gia khác tiếp bước.”

Ông Shoebridge nói: “Tôi nghĩ ý kiến của Jonathan là cái được gọi là ‘Dorothy Dixer’ theo cách gọi của quốc hội. Bạn hy vọng nhận được phản hồi hỗ trợ cho các lập luận chứ không phải là để phủ định nó. Thông tin mà tôi có trong một cuộc thảo luận với một bác sỹ phẫu thuật thận là hàng năm có khoảng 06 bệnh nhân từ hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta đến Trung Quốc ghép tạng, và sự giám sát của chính phủ NSW là rất lơi lỏng. Vậy với con số 06 người trong một năm, nếu bạn suy rộng ra trong thời gian 05 năm, thì bạn đang nói về 30 người bị giết chết theo đơn đặt hàng của người dân NSW.”

Nghị sỹ quốc hội NSW: Chúng ta phải ngăn chặn tội ác này

Ông John Kaye đến từ đảng Xanh NSW và là một nghị sỹ của quốc hội NSW, nói: “Hơn 4.300 người dân ở NSW đang chạy thận nhân tạo tại thời điểm này. Nếu nó tăng lên 5% mỗi năm, chúng ta sẽ là nhóm dân số phát triển nhanh nhất thế giới về chạy thận. Chúng ta có trách nhiệm đạo đức phải đảm bảo rằng nhóm dân số này không trở thành nguồn nhu cầu cho các vụ hành hình ở Trung Quốc.”

“Ngay cả khi chỉ có một vài trường hợp người dân từ NSW đi đến Trung Quốc mỗi năm, tôi quyết tâm làm việc này để cứu lấy những mạng sống vô tội, bởi một mạng sống hôm nay, trong thời gian 05 năm, có thể bằng 05 người bị giết. Chúng ta phải ngăn chặn tội ác này.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/3/14/澳纽省议会研讨会-呼吁终结中共器官掠夺(图)-270954.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/3/22/138587.html

Đăng ngày 11-04-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share