[MINH HUỆ 16-11-2012]

Kính chào Sư Phụ tôn kính! Xin chào các đồng tu!

Tôi là một đệ tử trẻ, sinh năm 1990. Nhờ có cha mẹ hướng dẫn, tôi đã tu luyện Pháp Lu­ân Công từ khi còn nhỏ. Tôi đã trải nghiệm được niềm vui khi tâm tính tôi đề cao và nỗi buồn khổ khi khảo nghiệm đến. Tuy nhiên, hầu như tôi luôn cần cha mẹ nhắc nhở phải tu luyện tốt. Tôi đã 22 tuổi và đã đến lúc tôi làm ba việc thật tốt. Sau đây là kinh nghiệm tu luyện của tôi.

Gia đình bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công

Khi tôi lên sáu, mẹ tôi bị viêm khớp mãn tính. Trong khi tìm cách chạy chữa, bà đã rất may mắn gặp được một bác sĩ tu luyện Pháp Luân Công. Bà bắt đầu tu luyện và hồi phục nhanh chóng một cách kỳ diệu. Tôi thấy mẹ tôi đi ra ngoài luyện công mỗi sáng và đi đến đâu cũng nói cho mọi người biết về vẻ đẹp của Đại Pháp. Bà nuôi dạy tôi với các nguyên lý của Pháp: Chân – Thiện – Nhẫn và làm một tấm gương cho tôi. Như thế, tôi đã trở thành một tiểu đệ tử.

Hồi còn nhỏ tôi rất tinh nghịch. Một ngày trên đường đến trường, tôi leo lên một bức tường và trèo qua, khi nhảy xuống tôi sơ ý chạm vào một tảng đá và nghe tiếng “rắc” ở chân. Một vài bạn cùng lớp đỡ tôi đến trường và đỡ tôi về nhà khi tan trường. Chân tôi sưng to đến nỗi không đi giày được. Tôi đã rất đau và đã khóc. Ngày hôm sau tôi phải nghỉ ở nhà. Mẹ tôi là giáo viên, bà gửi tôi đến nhà một học viên lớn tuổi sống ở tầng trên. Bà cụ cho tôi xem các bài giảng Pháp của Sư phụ. Hai tiếng sau, tôi thấy chân tôi không đau nữa và tôi đã có thể đi lại được. Tôi đến trường vào buổi chiều hôm đó và nhiều người đã chứng kiến được sự kỳ diệu của Đại Pháp.

Cha tôi là một viên chức. Vào thời điểm đó, ông rất tự kiêu và không tin vào Đại Pháp. Suốt một vài năm đầu, ông đã không ủng hộ lắm, nhưng sau đó khi sức khỏe của ông trở nên tệ hại, ông đã rất sợ. Mẹ tôi thuyết phục ông tu luyện Pháp Luân Công. Sau đó ông bắt đầu đọc sách và luyện các bài công pháp. Dần dần, ông bắt đầu đi trên con đường tu luyện. Sức khỏe ông được cải thiện và ông cũng chứng kiến một vài hiện tượng siêu thường, giúp tăng cường mạnh mẽ tín tâm của ông vào Đại Pháp.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999. Mẹ tôi và các học viên khác đi thỉnh nguyện tại Bắc Kinh. Trước khi đi bà nói với tôi: “Con ơi, mẹ đi Bắc Kinh thỉnh nguyện. Con có tin rằng Đại Pháp là tốt không?” Tôi nói: “Con tin. Mẹ nên đi đi. Con sẽ không nói cho ai biết mẹ đi đâu.” Tôi biết rằng bà đang làm một điều vĩ đại và tôi không nên cản bà. Sau khi mẹ tôi đi, mọi người đều tìm bà. Nếu tôi nói cho họ, bà sẽ bị cản trở. Tôi không nói cho cha biết đến khi tôi nghe tin rằng mẹ đã ở Bắc Kinh. Trong sáu tháng bà bị giam cầm, tôi sống với cha. Ông không biết nấu ăn. Khi ông phải ở lại cơ quan trong vài ngày, tôi đến nhà dì. Ông đón tôi khi ông quay về. Tôi thường bảo cha học Pháp với mình, vì Đại Pháp đã cắm rễ sâu trong trái tim tôi.

Nhóm học Pháp của các đệ tử trẻ

Tôi sống ở một thành phố hạng trung. Có khoảng 12 học viên ở độ tuổi của tôi. Từ khi Đại Pháp bị bức hại, chúng tôi tổ chức nhóm học Pháp cho các đệ tử trẻ ở nhà tôi trong kỳ nghỉ hè và nghỉ đông. Chúng tôi duy trì trong một vài năm. Mẹ tôi dẫn dắt chúng tôi học Chuyển Pháp Luân và các kinh văn mới của Sư Phụ. Chúng tôi còn luyện công cùng nhau. Khi chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm, mỗi người đều nhận ra thiếu sót của chính mình. Chúng tôi cùng nhau tỉ học tỉ tu. Khi luyện bài tĩnh công, thấy những đồng tu khác vẫn không hạ chân xuống, chúng tôi đều kiên trì. Có lần tiếng nhạc đã tắt được một giờ mà một học viên vẫn tiếp tục đả tọa. Chúng tôi giữ im lặng và không quấy rầy cô ấy. Đôi khi chúng tôi cũng có xung đột. Mỗi lúc phát sinh mâu thuẫn, mẹ tôi nhắc nhở mọi người hướng nội. Sau đó chúng tôi đều trở nên khiêm tốn hơn. Tâm tính và tầng thứ của chúng tôi được đề cao trong môi trường ôn hòa. Nhóm học Pháp đã đặt nền tảng vững chắc cho sự tu luyện sau này của chúng tôi trong hoàn cảnh phải chống chọi với cuộc bức hại và áp lực tại trường.

Vào năm 2008, tôi đang học năm đầu của cấp ba, mẹ tôi bị đưa đến trại lao động cưỡng bức trong vòng một năm một cách phi pháp. Cha khuyến khích tôi tiếp tục học Pháp. Trước đây tôi đã không phải lo lắng gì, lần này sau một năm kinh nghiệm gian khổ, tôi đã trưởng thành hơn nhiều và cảm thông sâu sắc cho cha mẹ. Tôi cảm nhận được nỗi đau của mẹ khi không ở cùng tôi và cảm nhận được sự khó khăn trong tu luyện. Tôi nhớ nhóm học Pháp thật nhiều.

Khi xảy ra mâu thuẫn, khẳng định là do bản thân mình không tốt

Khi tôi ở trường trung học, hầu hết bạn bè tôi là người vùng quê, mẹ tôi cũng dạy học ở cùng trường. Nhiều giáo viên ở đó đã dạy tôi từ nhỏ. Vì thế tôi cảm thấy mình hơn hẳn những bạn khác và thường nói chuyện với các bạn với khẩu khí ra lệnh. Điều này diễn ra trong một thời gian dài, cho đến một ngày bạn thân nhất của tôi nghỉ chơi với tôi vì một cái máy tính. Tôi phàn nàn với cha rằng cậu ấy ích kỷ và không tôn trọng người khác. Cha tôi kiên nhẫn đợi tôi nói xong rồi bảo: “Con cần hướng nội. Hãy nghĩ về tất cả những điều con phàn nàn. Chẳng phải con cũng làm những điều tương tự cậu ấy hay sao?” Tôi đã suy nghĩ về điều đó. Trong quá khứ đúng là tôi thường mất bình tĩnh và nói năng thô lỗ với người khác. Đến bây giờ tôi là người phải nhận điều đó. Tôi tìm thấy rất nhiều chấp trước: tâm tự ngã, tâm hiển thị, tâm tranh đấu và tâm tật đố. Mặc dù trước đây tôi đã học Pháp, dường như các pháp lý chỉ là lý thuyết và tôi chưa bao giờ lấy chúng ra thực hành. Giá như tôi có thể lùi một bước và giải quyết vấn đề đó. Kể từ đó, tôi đã nhẫn nhịn hơn và mối quan hệ với các bạn cùng lớp đã trở nên tốt hơn. Thực ra, tôi chính là nguyên nhân của nhiều mâu thuẫn trong quá khứ. Khi chúng ta gặp mâu thuẫn với các bạn học, chúng ta nên lùi lại một bước. Mọi thứ sẽ đều trôi chảy và mâu thuẫn sẽ được giải quyết.

Nhiều bạn cùng lớp trước đây của tôi đã tốt nghiệp và đi làm được một năm. Một số người đã đạt được một vài thành tích. Khi gặp lại, họ thường kiêu hãnh về công việc và khoe khoang thành tựu của mình. Tôi cảm thấy hơi mất cân bằng vì tôi vẫn còn đang học và cảm thấy thua kém khi so sánh mình với họ. Khi học Pháp, tôi nhận ra chấp trước tật đố mạnh mẽ của mình. Nói về tâm tật đố, Sư Phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân:

“Nó có thể dẫn đến tâm tật đố: người khác nếu [có điều gì] tốt, thì thay vì cảm thấy mừng cho họ, người ta lại thấy bất bình trong tâm.”

Từ đó, tôi học cách lắm nghe và chia sẻ niềm vui của họ. Dần dần, nhiều người thay đổi thái độ với tôi. Họ thích chia sẻ mọi điều trong cuộc sống với tôi.

Các đệ tử trẻ nên khởi tác dụng của người đồng tu tại nhà

Mặc dù cả cha mẹ tôi đều tu luyện Pháp Luân Công, họ thường phát sinh những ma sát tâm tính. Tôi xin chia sẻ cách tôi đã xử lý khi họ phát sinh mâu thuẫn. Trước đây, họ thường bắt đầu cãi nhau vì những thứ lặt vặt. Sau đó họ nói về khuyết điểm của nhau. Đầu tiên, tôi không biết phải làm gì. Khi họ buộc tội người kia, đôi khi tôi ủng hộ một trong hai người, làm cho họ cãi nhau thường xuyên hơn nữa. Cuối cùng tôi nhận ra tôi đang đóng góp vào vấn đề này. Khi họ lại cãi nhau, tôi chỉ nói “Đừng quên rằng cha mẹ là người tu luyện. Cả hai cần hướng nội.” Sau đó thường thì họ không cãi nhau nữa. Theo ý kiến của tôi, chúng ta không nên coi bản thân mình là trẻ con. Chúng ta là các đồng tu và nên nhắc nhở người lớn về Pháp. Tôi cũng cần hướng nội. Trước đây, tôi sẽ ủng hộ cho người nào đối xử tốt với tôi hơn. Sau này, tôi nhận ra rằng không phải tôi đang giúp họ. Thực ra tôi đang kích động mâu thuẫn của họ vì sự ích kỉ của mình.

Tôi là một người trưởng thành và nên độc lập làm ba việc

Cha tôi và tôi thường phân phát tài liệu giảng thanh chân tướng khi chúng tôi đi bộ. Đầu tiên, chúng tôi chỉ phát tờ rơi. Khi cha giảng chân tướng cho ai đó, tôi không nói gì cả. Đôi khi tôi còn phàn nàn rằng cha nói to quá. Nỗi sợ của tôi đã khởi tác dụng phản diện đối với việc làm tốt đẹp của cha tôi. Sau khi nhận ra lỗi lầm của mình, tôi thường giúp cha. Bởi vì tôi đọc tin tức trên mạng và quen thuộc với các tin vạch trần bản chất tà ác của ĐCSTQ, tôi nói chuyện từ một góc nhìn khác, và điều tôi nói được mọi người đón nhận tốt. Từ khi học cấp ba tới khi vào đại học, tôi đã thuyết phục nhiều người thoái các tổ chức của ĐCSTQ. Vài tháng trước, tôi bắt đầu tự mình phát tài liệu. Khi tôi ra ngoài chơi bóng rổ, tôi mang nhiều tờ Tuần báo Minh Huệ tới căn hộ của bạn tôi. Chúng ta không còn là những tiểu đệ tử nữa. Chúng ta đã trưởng thành và có thể độc lập làm việc để cứu độ chúng sinh. Chúng ta không thể để cha mẹ dẫn dắt cả cuộc đời được. Chúng ta cần có thể ngộ của riêng mình khi tu luyện trong tương lai. Nhiều đệ tử trẻ đã tu luyện Pháp Luân Công dưới sự dẫn dắt của cha mẹ. Thường thì họ không nghiêm khắc với bản thân. Bởi vì tôi học Pháp không đầy đủ, hiểu biết của tôi về Pháp có thể không rõ ràng. Tuy nhiên, tôi biết rằng đã đến lúc chúng tôi có khả năng làm tốt ba việc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/11/16/明慧法会–九零后弟子该自己做好三件事了-265110.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/12/25/136776.html

Đăng ngày 9-1-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share