Bài viết của học viên Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 18-11-2012] Thực ra, mấy năm trước tôi có ấn tượng khác hẳn về học viên A. Tôi từng nghĩ rằng cô ấy tu luyện rất tốt và cô ấy nắm vững Pháp. Thời gian qua đi, tôi thấy lời nói và việc làm của cô ấy không đi đôi với nhau. Đó là lúc tôi cảm thấy có khoảng cách giữa tôi với cô ấy. Giờ đây tôi nhận ra là tôi không nên dựng lên “bức tường” vô hình này giữa cô ấy và tôi, vì vậy tôi lập tức phát chính niệm để thanh trừ các nhân tố can nhiễu và tạo nên sự ngăn cách giữa chúng tôi .
—Trích từ tác giả
Tôi đã gặp nhiều khó khăn trong tu luyện kể từ năm 1998 và cũng nhiều lần được chứng kiến những điều kỳ diệu của Đại Pháp. Tôi muốn chia sẻ vài thể ngộ của tôi cùng với các đồng tu.
Hướng nội trong lúc phối hợp làm việc
Một buổi sáng sau khi phát chính niệm lúc 6 giờ, tôi bị tiêu chảy và phải vào nhà vệ sinh tới chín lần. Tôi liên tục phát chính niệm, nhưng việc đó dường như là không có kết quả. Tôi nghĩ rằng tôi không nên tham gia nhóm học Pháp ngày hôm đó bởi vì ở đó không có nhà tắm. Nhưng tôi nhận ra suy nghĩ đó là sai, và tôi tự nhủ rằng bệnh tiêu chảy sẽ khỏi và không gì có thể ngăn được tôi tham gia học Pháp nhóm. Vào khoảng 11 giờ sáng, tôi không còn bị tiêu chảy nữa và tôi đã tham gia học Pháp nhóm. Tuy nhiên, hiện tượng đó lại diễn ra vào lúc nửa đêm và tôi lại phải vào nhà tắm rất nhiều lần. Nằm trên giường, tôi kéo gối đặt lên bụng để giảm đau. Tôi cũng cố gắng loại bỏ can nhiễu bằng cách hướng nội. Tôi đã làm gì sai? Đó có phải là vì lúc chiều tôi đã khoe khoang với nhóm học Pháp là có thể làm ngưng bệnh tiêu chảy, vốn là biểu hiện của tâm hiển thị và tự mãn chăng? Tôi ngày càng thấy đau hơn và đến cả ngực tôi cũng đau. Mồ hôi vã ra vì phải chịu đựng cơn đau dữ dội, tôi thấy muốn khóc.
Trong tâm tôi cầu xin Sư Phụ, “Sư Phụ, con không thể chịu đựng hơn nữa, hãy cứu con. Đã hết sức chịu đựng của con rồi…” Sau đó tôi nôn mửa, và tôi cảm thấy dễ chịu hơn một chút. Nằm trên giường, tôi cố gắng hướng nội sâu hơn để tìm ra sơ hở của tôi trong tu luyện. Đột nhiên một đoạn trong Chuyển Pháp Luân hiện lên trong đầu tôi,
“Đối với người luyện công mà xét, thì ý niệm chỉ huy công năng người ta để thực hiện các việc; còn đối với người thường mà xét, thì ý niệm chỉ huy tứ chi, các giác quan để làm các việc; tương tự như phòng sản xuất của nhà máy: ban giám đốc ra các chỉ lệnh, và cụ thể [là do] các bộ phận chức năng thực hiện công việc. Cũng giống như bộ phận chỉ huy trong quân đội: tư lệnh ra các mệnh lệnh chỉ huy toàn bộ quân đội hoàn thành nhiệm vụ.”
Tôi cảm thấy rằng tôi vừa ngộ ra được hàm nghĩa sâu sắc của những lời Sư phụ giảng, và ngay lúc đó tôi không còn đau bụng nữa, chứng tiêu chảy cũng ngừng lại.
Nhớ lại những gì diễn ra ngày hôm trước, tôi nhận ra rằng cách hành xử của tôi có gì đó không phù hợp Pháp, điều đó có thể là cái cớ cho cựu thế lực dùi vào và gây ra sự đau đớn về thể xác cho tôi. Lúc đó là vào khoảng 3 giờ và tôi đang học Pháp nhóm, khi đó học viên A nhờ tôi mang đến cho cô ấy 10.000 Nhân dân tệ. Tôi hỏi cô ấy liệu có phải làm việc đó ngay không, cô ấy trả lời có. Tôi nghĩ rằng cô ấy đang cần tiền gấp để mua các thứ cần thiết phục vụ cho việc in tài liệu và việc này thì không thể chậm trễ. Vì vậy tôi vội vã đạp xe về nhà lấy tiền và mang đến cho cô ấy. Sau đó tôi phát hiện rằng việc đó không phải là khẩn cấp. Tôi không nói gì với cô ấy nhưng thấy bất bình trong tâm, “Hôm nay là một ngày nóng nực. Mặc dù nhà chị ở cạnh ngân hàng, nhưng chị không tự đi rút tiền, mà lại bảo người khác phải đi một quãng đường dài để mang tiền đến.” Tôi ngộ ra rằng tôi cần phải tu “Nhẫn.”
Học viên A và tôi đã không phối hợp tốt trong một thời gia. Mặc dù chúng tôi nhận ra điều này và cố gắng để cải thiện mối quan hệ trục trặc đó, nhưng chúng tôi đã không thực sự hướng nội. Ví dụ, tôi thường chỉ trích cô ấy, nói rằng cô ấy đang chứng thực bản thân trong khi làm công việc Đại Pháp thay vì chứng thực Pháp, rằng cô ấy không cởi mở tiếp thu ý kiến người khác, rằng cô ấy là người hay tật đố, và rằng cô ấy không có khả năng làm việc theo nhóm tốt. Tôi coi thường cô ấy và thậm chí chỉ trích cô ấy trước mặt các học viên khác mà không cần biết cô ấy cảm thấy như thế nào. Đôi khi tôi nghĩ mình phải từ bi đối với cô ấy, nhưng tôi quên ngay điều đó khi gặp cô ấy. Tôi nhận ra đây là tâm tật đố được nói đến trong Chuyển Pháp Luân và rằng tôi đã không tu tâm mà lại đi săm soi người khác. Thái độ tiêu cực đối với cô ấy đã lên đến mức khiến tôi không muốn gặp cô ấy và tôi đã than phiền với các đồng tu. Một số chỉ ra rằng tôi cần thay đổi thái độ, vì điều đó có thể gây ra tổn thất nghiêm trọng cho các nhóm học Pháp khác và các công việc Đại Pháp tại địa phương. Thay vì chú ý đến những lời góp ý của họ, tôi tự bảo vệ mình bằng những lời của Sư phụ, “Sư phụ đã nói rằng nếu chúng ta không thể hợp tác trên diện rộng thì có thể hoạt động trên diện hẹp hơn mà; miễn là tôi làm ba việc, tôi có thể học hỏi từ các học viên khác qua việc đọc các bài chia sẻ ở khắp nơi trên thế giới trên trang Minh Huệ (tiếng Hán)”
Thời điểm đó, tôi đang cân nhắc về việc trở thành một học viên riêng lẻ và không liên lạc với những người khác.
Thực ra, mấy năm trước tôi có ấn tượng khác hẳn về học viên A. Tôi từng nghĩ rằng cô ấy tu luyện rất tốt và cô ấy nắm vững Pháp. Dần dần tôi thấy lời nói và việc làm của cô ấy không đi đôi với nhau. Đến lúc đó thì tôi cảm thấy có khoảng cách giữa tôi với cô ấy. Giờ đây tôi nhận ra là tôi không nên dựng lên “bức tường” vô hình này giữa cô ấy và tôi, vì vậy tôi lập tức phát chính niệm để thanh trừ can nhiễu và các nhân tố tạo nên sự ngăn cách giữa chúng tôi – các chấp trước của tôi như hay kêu ca, tâm tật đố, tâm tranh đấu, truy cầu vào kết quả cụ thể – một nỗ lực nhằm sửa lại suy nghĩ và hành động của tôi để phù hợp với các tiêu chuẩn của Pháp
Lúc 7 giờ sáng ngày tiếp theo, học viên A gọi tôi để nói rằng học viên B vừa bị bắt và rằng tôi phải thông báo cho các học viên khác phát chính niệm cho học viên B. Tôi bắt đầu kêu ca ngay khi nghe thấy học viên B nói: “Chị có cần phải giải thích chi tiết vậy không? Chỉ cần nói “Hãy phát chính niệm cho học viên B.’ là tất cả chúng ta đều biết có nghĩa là gì mà. Chị chắc cũng phát điên lên nếu có ai đó nói với chị như vậy.” Tôi nhận ra tôi đã quá tức giận nên cố gắng để kìm nén. Tôi gọi lại cho cô ấy để nhắc nhở cô ấy cẩn thận bởi vì Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật là hàng xóm của cô ấy. Cô ấy ngắt lời tôi và nói tôi nên đến nhà cô ấy để nói chuyện tiếp. Đúng là tôi không chú ý đến vấn đề an toàn, ngay cả khi tôi đã than phiền về những người khác vốn mắc những sai lầm tương tự. Nhưng bây giờ cô ấy đang bảo tôi đến nhà cô ấy, và tôi đã kiệt sức sau một đêm chịu đựng đau đớn về thể xác. Tôi muốn gọi cho cô ấy và bảo cô ấy đến nhà tôi, nhưng, nghĩ lại, tôi đã không làm như vậy, thay vào đó tôi đạp xe đến nhà cô ấy.
Chúng tôi thảo luận làm cách nào để giải cứu học viên bị bắt. Học viên A nói với tôi, “Tôi hoàn toàn tin là chị làm những việc này tốt hơn tôi nhiều.” Khi nghe điều đó, tôi rất hài lòng. Tuy nhiên, tôi bắt đầu tự hỏi mình, “Tại sao tôi lại coi trọng lời khen của cô ấy? Có phải tôi đang tu luyện là vì cô ấy không? Tôi đã nghe và làm theo những gì Sư phụ yêu cầu chưa? Liệu Sư phụ có chấp nhận những gì tôi làm không? Tôi đang chứng thực Pháp hay là chứng thực bản thân đây?” Những câu hỏi đó lập tức làm tôi thức tỉnh, tôi cuối cùng ngộ ra nguyên nhân thực sự của những mâu thuẫn xảy ra giữa chúng tôi. Đó chính là tôi đã không tu tốt bản thân mình; mà lại chạy theo việc được các đồng tu công nhận, đặc biệt là học viên A. Tôi sẽ thất vọng nếu cô ấy chỉ ra khuyết điểm của tôi và vui nếu cô ấy công nhận tôi. Mặt khác, thay vì tu luyện bản thân theo tiêu chuẩn của Pháp, tôi làm các công việc Đại Pháp để thể hiện với các đồng tu, cứ như là sự công nhận của người khác là mục đích tu luyện của tôi vậy.
Các học viên xung quanh công nhận rằng tôi hiểu rõ và nắm vững Pháp lý. Họ muốn hỏi ý kiến tôi, và tôi không do dự một phút nào để đưa ra ý kiến. Tự tin rằng mình tốt hơn các đồng tu khác, tôi thực ra đã đi lệch khỏi Pháp lý. Sự đau đớn về thể xác là phương thức mà Sư phụ dùng để giúp tôi nhận ra lỗi của mình.
Khi đi khỏi nhà của học viên A, tôi đi đến ngân hàng, bởi vì cô ấy bảo tôi lấy một số tờ tiền có mệnh giá nhỏ hơn. Sau đó tôi cố gắng gọi cô ấy xuống từ tầng sáu của khu chung cư, nhưng thấy rằng cô ấy đã tắt điện thoại, điều đó cho thấy là cô ấy không có ý định đi xuống để lấy tiền, và tôi sẽ phải đi bộ lên tầng sáu lần nữa. Lần này thì tôi không khó chịu, và cảm thấy bình tĩnh và từ bi. Có cái gì đó tắc nghẽn trong tim tôi đã tan ra và có một luồng khí ấm áp xuyên qua người tôi.
Vượt qua nỗi sợ để thiết lập các điểm sản xuất tài liệu
Việc tôi bị bắt bất hợp pháp, bị đưa vào trại lao động cưỡng bức, trung tâm tẩy não, và những rắc rối và đau đớn mà gia đình tôi gặp phải trước đây đã phủ một bóng đen trong tâm tôi. Tiếng động cơ của xe công an khiến tôi hoảng sợ và làm tim tôi đập mạnh; tôi sợ đi ra ngoài một mình, tôi không dám chào các đồng tu, vì lo lắng rằng tôi có thể bị báo công an; khi những người khác đưa cho tôi bản sao các bài giảng của Sư phụ, tôi chỉ dám đọc ở nhà và không tham gia học nhóm cùng các học viên khác.
Nhờ liên tục đọc các bài Kinh văn của Sư Phụ, tôi nhận ra thế nào là học viên Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp. Tôi muốn làm tốt ba việc để xứng đáng với danh hiệu là học viên Đại Pháp. Tôi phải đi ra ngoài để cứu độ chúng sinh và trợ Sư Chính Pháp.
Một lần, tôi tình cờ gặp một học viên. Nhìn thấy cô ấy mang theo một túi đựng tài liệu lớn để phân phát, tôi hỏi cô ấy liệu có thể cho tôi một vài quyển không. Tôi lấy khoảng một tá bản sao, vẫn sợ bị bức hại vì tu luyện. Khi tôi phát tờ rơi cho hộ gia đình đầu tiên mà tôi gặp, tôi đã quá sợ hãi không dám để nó ở ngoài cửa, vì vậy tôi dùng băng dính hai mặt dán nó vào bức tường phía xa ngôi nhà. Dù không ai có mặt ở đó, tôi sợ muốn chết và đạp xe đi thật xa. Tôi không dám về thẳng nhà, mà đạp xe quanh nửa thị trấn trước khi về nhà, sợ rằng tôi có thể bị theo dõi. Khi về đến nhà, tôi ngồi xuống và phát chính niệm. Tim tôi như bị bóp nghẹt, cổ họng cứng lại, và tôi không nhận ra rằng tôi đã toát mồ hôi suốt thời gian đó.
Tôi tự hỏi vì sao mà tôi phải hoảng sợ thế. Sợ bị bắt và tra tấn lần nữa và sợ mang đến rắc rối cho gia đình? Tuy nhiên, tôi đã không nghĩ về chúng sinh những người có thể bị lỡ cơ duyên được đắc cứu vì không được biết sự thật về Đại Pháp. Suy nghĩ ích kỷ của tôi không phải là suy nghĩ của một học viên Đại Pháp. Nhớ lại bài giảng của Sư phụ về vấn đề này; tôi thấy tâm sợ hãi của tôi không còn nhiều nữa; thay vào đó, tôi đã có chính niệm mạnh hơn. Tôi rời nhà để tiếp tục phân phát các tài liệu còn lại mà không còn chút sợ hãi nào nữa, và không có vấn đề gì xảy ra. Kể từ đó, tôi cùng một học viên khác đi phát tài liệu mỗi ngày. Dù có bao nhiêu tài liệu mà các học viên khác đưa cho, chúng tôi đều phân phát hết.
Sau khi Cửu bình về Đảng Cộng sản được công bố, chúng tôi cũng đi phân phát nó. Ban đầu chúng tôi phân phát vài bản sao một ngày, sau đó tăng lên một tá và cuối cùng là một ba lô đầy. Chúng tôi cũng phân phát hàng thùng tờ rơi.
Sau đó, chúng tôi không thể có nhiều tài liệu nữa bởi vì các điểm sản xuất tài liệu không thể cung cấp đủ số lượng.
Hai chúng tôi đã từng đợi các học viên khác cung cấp tài liệu và chúng tôi phân phát tất cả những gì chúng tôi có được. Tôi chưa bao giờ có ý tưởng tự sản xuất tài liệu. Không có gì là vô duyên vô cớ. Như Sư phụ giảng trong một trong các bài giảng sau này, các học viên nên thành lập các điểm sản xuất tài liệu, giống như hoa nở khắp nơi. Tôi quyết định tự trồng cây hoa của mình và lập ra một điểm sản xuất tài liệu tại nhà của tôi thay vì đợi người khác mang tài liệu đến cho tôi và các học viên khác ở địa phương của mình. Nhưng tôi không biết cách sử dụng máy tính và tôi thậm chí không có máy tính ở nhà. Tôi rất lo lắng, nghĩ rằng có thể điều này là không khả thi. Tôi hỏi ý kiến mẹ, cũng là một học viên. Mẹ nói, “Vì con đã có ý tưởng rồi, hãy làm đi. Hãy mua một máy vi tính, một máy in, mẹ sẽ cho con 1.000 Tệ. Mẹ tin là nếu con muốn làm, con có thể làm được.” Nhưng tôi cũng cần có ai đó hướng dẫn tôi cách sử dụng các thiết bị này và truy cập Internet. Tôi xét các học viên mà tôi biêt, và nghĩ rằng học viên C có thể giới thiệu tôi với ai đó có kỹ năng về máy tính. Tuy nhiên, tôi đã không liên lạc với cô ấy từ năm 1999. Bất chấp điều đó, tôi liên lạc với cô ấy và hỏi liệu cô ấy có thể tìm giúp tôi ai đó dạy tôi sản xuất tài liệu không. Tôi không thể tin được khi cô ấy nói,“Chúng ta không phải tìm ai cả. Tôi biết cách làm và tôi có thể dạy cô.” Tôi rất vui mừng, và tôi hiểu rằng Sư phụ đã an bài việc này.
Tôi mua một máy tính xách tay cũ và một máy in laze, một USB và điểm sản xuất tài liệu đã được thiết lập. Bắt đầu từ những chỗ đơn giản nhất, tôi học cách truy cập Internet từ học viên C, tải tài liệu, sửa, và in các bài báo và tờ rơi từ trang Minh Huệ. Vài ngày sau đó, tôi bắt đầu sản xuất tài liệu để phân phát. Cây hoa của tôi đang nở.
Thời gian đầu, tôi không dám để chồng tôi biết, bởi vì anh ấy sẽ sợ hãi và lo rằng công an sẽ đến và quấy nhiễu chúng tôi. Tôi chỉ sản xuất tài liệu khi anh ấy đi làm và giấu tất cả các thiết bị và tài liệu trước khi anh về đến nhà. Lúc đó tôi chỉ có máy in đen trắng để sản xuất tài liệu cho các học viên trong nhóm. Điều này kéo dài trong khoảng hơn hai năm, sau đó tôi chuyển sang máy in màu. Nhưng máy in màu in chậm hơn máy in laze, và bây giờ tôi cần sản xuất các loại tài liệu khác nhau và đưa cho những hơn 20 học viên. Vài lần, tôi không thể hoàn thành việc in ấn trước khi chồng tôi về, vì vậy tôi chỉ đút máy in vào gầm giường mà không tắt nó đúng cách. Cuối cùng cả máy tính và máy in đều không hoạt động được. Tôi không thể in tất cả các tài liệu mà tôi cần chỉ trong vài giờ anh ấy vắng nhà. Tôi nên làm gì đây? Tôi không thể bỏ cuộc; tôi phải đột phá tình huống này. Tôi nhận ra tôi nên nói với chồng những việc tôi đang làm và thuyết phục anh đồng ý.
Một ngày, khi anh đi làm về và nhìn thấy tôi đang in tài liệu Đại Pháp. Anh hét lên, “Em đang làm cái gì thế! Em muốn chết à? Điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó nhìn thấy em và báo cho công an?” Không quan tâm đến nỗi sợ của anh, tôi bình tĩnh nói, “Hãy nhìn xem anh đã hoảng sợ đến nhường nào. Em làm việc này một cách an toàn hai năm nay rồi.,. Em không làm điều gì xấu cả. Em đang làm điều thiêng liêng, vinh diệu và từ bi nhất trong vũ trụ. Sư phụ của em đang bảo vệ em. Đừng lo lắng. Hãy giúp em làm những gì em đang làm, bởi vì đây là điều đúng.” Tôi chỉ cho anh ấy tờ rơi mà tôi vừa làm. Anh ấy nhìn qua và ngạc nhiên khi thấy nó rất đẹp và không thể tin là tôi đã làm nó. “Ôi thật là đẹp! Em rất có khả năng đấy!” Tôi biết tôi đã đúng khi nói với chồng tôi. Sự khen ngợi của anh chính là sự động viên của Sư phụ.
Vì vậy tôi có thể làm tài liệu mà không cần giấu diếm.
Cuối cùng, tôi mua một máy tính mới và chồng tôi đóng góp bằng cách mua hai máy in khác cho tôi. Sau khi xem DVD cửu bình, chồng tôi đưa tôi 2.000 Tệ và nói, “Điều này thật quý giá, em nên làm thêm tài liệu để phân phát. Đây là số tiền anh đóng góp để giúp em sản xuất tài liệu. Đừng dùng tiền vào những việc khác, chỉ dùng nó để sản xuất các bản sao và DVD cửu bình.” Chồng tôi chưa là một học viên, nhưng anh luyện công mỗi buổi sáng. Khi tôi đọc sách của Sư phụ ở nhà, anh ấy thường bảo tôi đọc to để anh có thể nghe thấy. Anh cũng nói với các đồng nghiệp, bạn bè và bạn học cũ về sự thật của Đại Pháp và cuộc bức hại, và đưa cho họ phần mềm vượt phong tỏa Internet.
Nhờ có Sư phụ dẫn dắt, sự giúp đỡ của các đồng tu, sự ủng hộ của chồng, bông hoa nhỏ của tôi đã lớn lên hạnh phúc và an toàn trong hơn sáu năm và nó sẽ tiếp tục lớn lên cho đến khi Pháp Chính nhân gian.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/11/18/明慧法会–悟到-做到-263705.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/12/7/136562.html
Đăng ngày 31-12-2012. Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.