Bài viết của một học viên ở Nội Mông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 22-11-2012] Kính chào Sư Phụ từ bi vĩ đại! Chào các bạn đồng tu!
Tôi muốn trình Sư Phụ kinh nghiệm tu luyện của mình trong năm vừa qua và chia sẻ với các đồng tu.
Cân bằng quan hệ gia đình và mở rộng con đường chứng thực Pháp
Có ba thế hệ trong gia đình năm người chúng tôi. Mẹ chồng tôi thường tranh cãi ầm ĩ vì những điều nhỏ nhặt. Bố chồng tôi bị lãng tai và luôn mở TV âm lượng rất lớn. Tôi là một người trầm lặng và thích một môi trường yên tĩnh. Tôi cảm thấy rằng các thành viên gia đình lớn tiếng như vậy làm tôi mất mặt. Vì vậy tôi thường cảm thấy rằng tôi không thuộc về gia đình này.
Trong năm tu luyện vừa qua, thông qua học Pháp, tôi nhận thức rõ ràng hơn mối quan hệ giữa các học viên và người thường, bao gồm mối quan hệ với người thân. Chúng ta cần đặt bản thân mình ở vị trí là các học viên và cân bằng tốt quan hệ giữa học viên và người thường.
Khi tôi ở nhà, tôi luôn hướng nội và chủ động giúp mẹ chồng tôi các công việc nhà. Bây giờ mẹ chồng tôi cũng đã trở thành một học viên Đại Pháp. Tôi thường cần phối hợp với các bạn đồng tu và mẹ chồng tôi đảm nhiệm hầu hết mọi việc ở nhà.
Hướng nội và thực sự đối đãi từ bi với gia đình đã giúp thay đổi hoàn cảnh gia đình tôi nhằm phối hợp tốt để chứng thực Pháp.
Hướng nội và tu luyện trong khi phối hợp với các đồng tu
A. Tu bỏ oán giận và hòa giải mâu thuẫn
Tôi thường làm việc với học viên A ở địa phương và học viên B từ vùng khác trong một số hạng mục nhất định. Một ngày học viên A bảo tôi: “Học viên B bảo tôi nói cô tu khẩu. Cô ấy nói rằng cô đã nói với những người khác mọi chuyện về gia đình cô ấy.” Tôi lập tức nổi giận. Sau đó tôi ngộ ra Pháp lý rằng tôi không nên giận dữ khi nghe những điều tôi không muốn nghe và rằng tôi đã không duy trì tâm thanh tỉnh và vui vẻ khi gặp phải bất kể chuyện gì.
Một ngày khác, học viên B làm việc với học viên D trong một hạng mục. Tôi gặp D hầu như mỗi ngày. Ngày hôm sau, D bảo tôi: “Học viên B nói rằng cô có sơ hở trong tu luyện, cô và học viên A đảm nhiệm tất cả các hạng mục và không để người khác tham gia. Loại tư tâm đó rất nguy hiểm.” Cô ấy ám chỉ rằng học viên A và tôi thực sự rất “nguy hiểm.” Lần đó tôi thậm chí còn tức giận hơn. Tôi vô cùng chán nản và không muốn làm gì và không muốn gặp bất kỳ học viên nào.
Điều học viên B nói đã gây ra gián cách giữa tôi và học viên D, cô ấy cũng nghĩ rằng tôi ích kỷ. Do điều B nói, D và tôi có một số tranh cãi. May mắn là cả hai chúng tôi đều nhận ra rằng một nhân tố tà ác đang can nhiễu chúng tôi. Tôi ở nhà D và học Pháp cả ngày với cô ấy và phát chính niệm hàng giờ. Chúng tôi cũng hướng nội. Ngày hôm sau, gián cách giữa chúng tôi biến mất.
Tuy nhiên, mỗi lần tôi nghĩ về điều học viên B nói, tôi vẫn cảm thấy khó chịu. Bởi vì B ở nơi khác và cô ấy không thực sự hiểu hoàn cảnh ở địa phương. Nhưng điều cô ấy nói làm tôi thất vọng. Tôi không còn động lực chứng thực Pháp. Thậm chí khi tôi phát chính niệm, tôi không thể loại bỏ những vật chất tiêu cực. Sau đó, một đồng tu nói với tôi rằng cô cảm thấy sự bất lực và lo lắng của tôi trong lá thư tôi viết cho cô ấy. Tôi đã thấy tâm oán giận, hận thù và rằng tôi cảm thấy sai trái. Tôi bắt đầu học Pháp với tâm thanh tịnh và phát chính niệm mạnh mẽ để loại bỏ các nhân tố bất hảo.
Hiện nay, tôi làm việc rất tốt với học viên B và các học viên khác. Những lời nói được nói ra từ miệng chúng ta có mang theo năng lượng. Chúng ta không nên nói điều bất hảo, nếu không, nó sẽ làm tổn thương các đồng tu và có thể mang đến hậu quả tiêu cực.
B. Tu luyện để có thể nhận phê bình từ người khác
Một ngày, học viên A và tôi đến nhà một học viên khác để đưa anh ấy một số tiền giấy với các thông điệp [giảng chân tướng] được viết trên chúng. Ngay khi chúng tôi gần rời đi, người học viên hỏi: “Các cô có cần tiền cho các hạng mục không?” Trước khi anh ấy nói xong, tôi nói: “Vừa đúng lúc chúng tôi cần. Anh có thể đóng góp bao nhiêu?” Anh ấy đỏ mặt và rút ra 2.000 Nhân dân tệ từ các tờ tiền chúng tôi vừa mới đưa anh ấy. Trên đường về nhà, học viên A gần như mắng tôi: “Cô có biết tài chính của gia đình anh ấy khó khăn thế nào không? Cô còn hỏi tiền từ anh ấy. Vợ anh ấy bị bức hại và không có thu nhập. Họ phải trả tiền học phí cho con họ. Anh ấy cũng phải trả tiền học phí cho cháu gái vì anh trai anh ấy đã qua đời.” Tôi nói lại: “Anh ấy tự nguyện đưa mà.” Tôi biết tôi chỉ cố gắng bảo vệ mình. Học viên A nói: “Nhưng cô khăng khăng rằng anh ấy rút ra 2.000 nhân dân tệ từ túi anh ấy.” Học viên A và tôi cãi nhau kịch liệt về điều này và có vẻ như gián cách giữa chúng tôi rất lớn.
Điều này vốn là chuyện tốt. Làm sao lại có thể có kết quả này? Mặc dù tôi cảm thấy bị đối xử bất công và thậm chí đã khóc, tôi vẫn cố gắng hướng nội và tìm xem chấp trước nào đã nổi lên. Tôi nhận ra rằng tôi không thể nghe phê bình từ người khác. Tôi cảm thấy tôi bị mất mặt vì điều đó. Vì vậy, bất cứ khi nào tôi nghe các ý kiến bất đồng, tôi luôn tranh cãi và cố gắng tìm lý do. Tôi cũng có tâm hư danh và tật đố. Học viên A ít tuổi hơn tôi nhưng hoàn toàn đúng ở đây. Tôi có chương trình riêng của mình và muốn đạt được một mục đích nhất định. Tôi cường điệu mọi việc và giảo hoạt lại không quan tâm đến cảm xúc của người khác. Tôi luôn muốn vội vàng và hoàn thành nhanh hạng mục. Ngay ngày hôm sau, các học viên khác cung cấp một số kinh phí đủ cho hạng mục. Vì vậy tôi đã trả lại 2.000 Nhân dân tệ cho người học viên kia.
Trên con đường tu luyện có các nhân tố tu luyện. Chỉ đơn thuần thông qua sự kiện nhỏ này, nhiều chấp trước của tôi đã được phơi bày. Học viên A cũng thừa nhận vấn đề thái độ từ phía cô ấy. Chúng tôi bắt đầu học Pháp một cách thanh tịnh và phát chính niệm mạnh mẽ để loại bỏ nhân tâm và các gián cách. Chúng tôi đã trở nên từ bi và hòa thuận hơn.
C. Cần chính niệm thay vì nhân tâm
Trong cuộc sống hàng ngày, tôi luôn tự nhủ bản thân: “Mình cần chính niệm thay vì nhân tâm.” Ví dụ, hai học viên trong vùng chúng tôi, một người mẹ và con gái, đã bị bắt. Và trường hợp của họ được xem là “đại án.” Để bám sát tiến độ và tình hình các học viên, chúng tôi liên lạc với gia đình họ và giao thiệp với họ. Một số học viên nói: “Cô không nên đến nhà họ. Cảnh sát đang theo dõi ngôi nhà.” Tôi cũng cân nhắc yếu tố đó nhưng khi nghĩ về trách nhiệm và sứ mệnh Chính Pháp, “tự kỷ” dường như biến mất. Tất cả là những suy nghĩ thần thánh trong tâm tôi. Trên đường đến đó, tôi nói với bản thân: “Tôi là đệ tử của Sư Phụ Lý Hồng Chí. Tôi không muốn hay không thừa nhận bất cứ an bài nào khác.” Khi đến đó, tôi thấy gia đình đã đau khổ rất nhiều và mong các học viên đến và nói chuyện với họ. Chúng tôi biết được tình hình và thông báo cho các học viên địa phương đúng lúc. Chúng tôi cũng gửi các thông tin liên quan đến trang web Minh Huệ và chấn nhiếp đáng kể tà ác.
Trong tu luyện, chúng ta thường đối mặt với những lựa chọn. Thói quen suy nghĩ thường đóng một vai trò lúc này. Nếu các học viên chọn “nhân” niệm thì họ sẽ là người thường và sẽ bị chế ước bởi lý của con người. Sau đó phiền toái sẽ đến. Nếu các học viên chọn chính niệm, con đường của chúng ta sẽ càng ngày càng rộng bởi vì mọi thứ phải nhường đường cho Chính Pháp.
Lời kết
Các học viên chúng ta đến từ các đại khung xa xôi khác nhau. Bây giờ là thời gian cho chúng ta trở về nhà. Bất cứ mọi việc xảy ra là vì tu luyện của chúng ta. Tôi sẽ tiếp tục hướng nội để quy chính bất cứ điều gì không chính và sẽ xứng đáng với sự cứu độ từ bi của Sư Phụ. Tôi sẽ dũng mãnh tinh tấn trên con đường trở về!
Hợp thập.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/11/22/明慧法会–在回归的路上勇猛精進-264920.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/12/10/136590.html
Đăng ngày 17-12-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.