— Phân tích sơ nguyên nhân lịch sử vì sao Giang, La, Chu hận cuộc thỉnh nguyện của Pháp Luân Công

Bài viết của Cố Vọng

[MINH HUỆ 09-04-2025] Những người biết chuyện nói, ngày 25 tháng 4 năm 1999 (“25/4”) là cuộc thỉnh nguyện duy nhất vừa lý tính nhất, hòa bình nhất, và đông người nhất trong lịch sử Trung Quốc cận đại. Vì sao nói như thế?

Chúng ta trước tiên hãy phóng tầm mắt xa hơn, xem thử Trung Cộng đã dùng “thỉnh nguyện”, “diễu hành” như thế nào để có thể chuyển bại thành thắng thời khắc then chốt, từ đó cướp đoạt được Trung Nam Hải và Thiên An Môn.

Năm 1945, sau khi cuộc kháng chiến chống Nhật thắng lợi, chính phủ Quốc dân đã chuẩn bị cho việc thương lượng cùng Trung Cộng thống trị đất nước, nếu tất cả được tiến hành từng bước, có lẽ một đất nước Trung Quốc dân chủ đã có cơ hội ra đời. Thế nhưng, Trung Cộng lại phát động cuộc nội chiến trước, khi cuộc nội chiến bước vào giai đoạn ác liệt nhất, Trung Cộng lại phát động cuộc “thỉnh nguyện”, “diễu hành” của sinh viên trong khu vực thống trị của Quốc dân Đảng, khiến chính phủ Quốc Dân bị bao vây tứ phía, ứng phó trong sự rã rời.

Trên trang web chính thức của trường Đại học Giao thông Thượng Hải, đã đăng một bản tin rằng, “ngày 13 tháng 5 năm 1947, dưới sự lãnh đạo của Tổng hội các trường đại học giao thông của Trung Cộng, có gần 3.000 học sinh xung phá tầng tầng trở ngại, tự lái tàu hỏa đến Nam Kinh để thỉnh nguyện kháng nghị với chính phủ Quốc Dân”. Trung Cộng phát động học sinh đại học giao thông, lấy lý do là chính phủ cắt giảm chi tiêu hợp nhất trường học, nên sinh viên đại học giao thông tự thu gom đầu máy và toa hàng, dưới tình huống đường sắt bị dỡ bỏ, sinh viên đại học giao thông đã tự lát lại đường sắt, điều khiển tàu hỏa về hướng Nam Kinh. Thử nghĩ, tại một quốc gia bình thường khác, liệu có cho phép tài nguyên chiến lược quan trọng bị bỡn cợt như thế không?

Ngày 22 tháng 5 năm 1947, Đảng ngầm của Trung Cộng phát động cuộc diễu hành sinh viên “phản đối nạn đói, phản đối nội chiến, phản đối bức hại”, “sau khi đội ngũ thỉnh nguyện xông vào chính quyền tỉnh Hồ Bắc, đã chiếm lĩnh đa số các văn phòng các phòng ban, ngoại trừ văn phòng tài chính tỉnh Hồ Bắc, phá hủy một phần văn phòng làm việc, xé nát bức chân dung Tưởng Giới Thạch, sửa đổi các bảng hiệu của văn phòng chính phủ, văn phòng giáo dục thành “phòng quát dân”, “phòng ngu dân”, dán tranh, biểu ngữ khắp trên tường.

Trung Cộng kích động trào lưu sinh viên chọc giận vệ binh, dẫn đến sự cố xe cảnh sát bắn chết ba người, bị thương hơn mười người. “Thảm án trở thành vũ khí sắc bén để đảng ngầm của Trung Cộng tại Vũ Hán lập nên thế tấn công chính phủ Quốc Dân bằng dư luận”, trong thời gian ngắn, xuất bản 《Chân tướng vụ thảm sát hàng loạt ‘ngày 1 tháng 6’》, truyền ra khắp cả nước. Hơn nữa, Đài Phát thanh San Francisco của Mỹ còn truyền bá “Chân tướng vụ thảm án” ra khắp toàn thế giới. Các trường đại học, cao đẳng, học viện trên khắp Trung Quốc đã gửi lời chia buồn, những tiếng nói ủng hộ tới tấp gửi đến, xôn xao sôi sục, khiến chính phủ Quốc Dân hết sức bị động.

Ngày 5 tháng 7 năm 1948, Đảng ngầm Trung Cộng phát động cuộc diễu hành “phản đối nạn đói, phản đối nội chiến, phản đối bức hại” tại thành phố Bắc Bình, đội ngũ diễu hành do hơn 6.000 sinh viên tổ chức, rầm rập hừng hực tiến về trước cánh cổng thượng viện ở phía Tây đường Trường An, thành phố Bắc Bình. Các sinh viên “không quản ngại gì, dũng mãnh tiến tới cổng lớn, xô đẩy khiến đội quân cảnh đang gác cổng tan tác, rồi đập mạnh vào cổng lớn, có người còn nhảy qua bức tường thấp, đập thủng tường thành góc Đông Nam làm thành cổng vào, các học sinh không màng đến bản thân tiến vào qua cổng nhỏ, gỡ gạch tường làm vũ khí, vừa gạch vừa gậy, hò hét vang trời.”

“Cánh cổng lớn màu xanh lục cuối cùng cùng bị xông phá, một bộ phận sinh viên xông vào trong viện. Lính gác trong viện bắn chỉ thiên đe dọa, lính gác và cảnh sát dùng gậy gỗ, báng súng đánh lùi các sinh viên khỏi ra cổng lớn.”

Cuối cùng dẫn đến tình thế các binh sỹ trẻ tuổi đã nổ súng, khiến khoảng 10 người tử vong.

Trung Cộng lợi dụng sự kiện “ngày 5 tháng 7”, lại lần nữa phát động sinh viên của 22 học viện tại Đông Bắc, Thiên Tân, Đường Sơn cùng “sinh viên của 13 học viện Hoa Bắc” lên án chính phủ Quốc Dân, Đại học Yên Kinh (tên cũ của Bắc Kinh) và Đại học Thanh Hoa đã cử hành “Đại hội kỷ niệm ‘ngày 7 tháng 7’ lên tiếng ủng hộ và lên án thảm án ‘ngày 5 tháng 7’”.

Ngày 9 tháng 7, có 10.500 sinh viên từ 16 trường cao đẳng, đại học ở Đông Bắc Trung Quốc và 9 học viện tại Bắc Bình đã chỉnh đốn tập kết trên Quảng trường Dân chủ của Đại học Bắc Kinh để cử hành đại hội “Cuộc đại thỉnh nguyện của các học viện tại Đông Bắc, Hoa Bắc phản đối đàn áp, phản tàn sát, muốn đọc sách”. Cho đến cuối tháng 7, thỉnh nguyện đình công đã lan rộng đến các địa khu Đông Bắc, Hoa Bắc, hòng ép chính phủ thỏa hiệp. Sau sự kiện lần này, chính phủ Quốc Dân đã bị dư luận lên án mạnh mẽ.

Với quá trình diễn ra sự kiện nêu trên, Trung Cộng đã lợi dụng phong trào sinh viên, vi phạm hiến pháp vượt biên giới, tấn công vệ binh, gây ra vụ đổ máu… Công kích dư luận là một “chiêu trò” quen thuộc.

Trung Cộng không thèm đếm xỉa gì đến bất cứ chuẩn mực đạo đức, văn hóa nào, đã vậy còn lợi dụng mọi cơ hội để dùi vào sơ hở, chơi trò lưu manh. Trong nhiều lần phát động sinh viên diễu hành công kích chính phủ, trong xung đột đã khiến người thương vong, nhưng cũng chưa quá trăm người. Còn trong vụ thảm sát “Lục Tứ” (ngày 4 tháng 6 năm 1989), Trung Cộng đã dùng xe tăng để đè bẹp những sinh viên tay không tấc sắt. Theo thống kê năm ấy của hội chữ thập đỏ Bắc Kinh, khoảng 2.600 người đã tử vong, và gần 30.000 người bị thương. Sau này, trong tư liệu giải mật của Anh và Mỹ đều nhận định có hơn 10.000 người bị giết, lập kỷ lục thế giới về số người bị giết hại do thỉnh nguyện hòa bình.

Từ đó, chúng ta không khó để thấy rằng, trước khi Trung Cộng cướp nước giành được Trung Nam Hải và Thiên An Môn, sinh viên trẻ là nhóm người liên tục bị lợi dụng và là vật hy sinh; còn thỉnh nguyện và diễu hành kháng nghị lại là vũ khí sắc bén để Trung Cộng kích động bạo loạn, nhiễu loạn tầm nhìn, cướp đoạt chính quyền. Phải chăng vì thế mà cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công năm 1999 mới bị kẻ được hưởng lợi nhất từ “Lục Tứ 1989” Giang Trạch Dân xem là tế phẩm cho việc cướp đoạt lộng quyền và củng cố địa vị bản thân chăng? Đương nhiên, suy cho cùng, Chân-Thiện-Nhẫn khiến Giang Trạch Dân không thể chấp nhận, không phù hợp với lý niệm của Trung Cộng, Sư phụ Pháp Luân Công quần chúng yêu mến tới mức Giang Trạch Dân sinh ra đố kỵ; đây mới là nguyên nhân sâu xa của việc Giang Trạch Dân mắt đầy thù hận, mặt đen như đáy nồi vào ngày 25 tháng 4 ấy.

Cuộc thỉnh nguyện ngày “25/4” của các học viên Pháp Luân Công vào năm 1999 diễn ra trong bối cảnh “Thảm án Lục Tứ”, đối với người dân Trung Quốc, vẫn còn như vừa mới hôm qua. “Lục tứ” vừa qua được 10 năm, Trung Cộng đã xem giữ vững sự ổn định của chính nó cao hơn hết thảy.

Ngày “25/4”, trước khi ra khỏi nhà, có học viên Pháp Luân Công nhận được nhắc nhở thiện ý: Lần này, Trung ương sẽ không nương tay, vạn lần đừng đi. Nhưng các học viên Pháp Luân Công lương thiện nhất loạt cho rằng: Tu luyện khí công, thân tâm đạo đức đề cao chẳng phải là việc tốt sao? Chúng tôi không có đòi hỏi gì về chính trị, không đòi hỏi lợi ích, chỉ là yêu cầu được trả lại môi trường luyện công bình thường và quyền lợi tín ngưỡng vào Chân-Thiện-Nhẫn mà thôi. Như vậy có gì mà không thể đi chứ?

Những học viên Bắc Kinh sống gần Trung Nam Hải tiết lộ, theo thông tin từ bạn bè gần xa, trước ngày “25/4”, các bệnh viện lớn xung quanh Trung Nam Hải cũng đã chuẩn bị để tiếp nhận người bị thương. Rõ ràng là, cánh tay hắc ám của Trung Cộng (Giang Trạch Dân, La Cán, Lưu Kinh, Chu Vĩnh Khang) sớm đã âm mưu cho một hành động đàn áp tương tự như “Lục Tứ” rồi.

Vào thời khắc hơn 10.000 học viên đến Trung Nam Hải thỉnh nguyện, súng đã lên nòng, cảnh sát tiềm phục xung quanh. Nếu Trung Cộng lợi dụng mánh khóe “vữa trộn cát”, cho gian tế trà trộn, kích động mâu thuẫn, công kích quân nhân, thế thì có thể đã xuất hiện cái cớ dùng vũ lực đàn áp.

Thế nhưng, những học viên Pháp Luân Công đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu, đâu đâu cũng nghĩ cho người khác, đứng bên đường không gây trở ngại cho bất kỳ ai, yên lặng chờ đợi kết quả trao đổi thỉnh nguyện, trước những người có cảnh giới cao thượng “vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã”, Trung Cộng không có bất cứ sơ hở nào để dùi vào. Chính vì vậy, những người trong cuộc đều nói, ngày “25/4” năm 1999 là cuộc thỉnh nguyện duy nhất lý tính nhất, hòa bình nhất, đông người nhất (theo báo cáo của nhà nước thì chỉ có hơn 10.000 người, thực tế có thể là hơn 30.000 người) trong lịch sử Trung Quốc cận đại, đồng thời còn ca ngợi sự kiện “25/4” là tấm bia đá khắc bằng từ bi và thiện lương.

Trên mảnh đất Thần Châu từng có một màn thỉnh nguyện hòa bình “25/4” như thế. Học viên Pháp Luân Công dựa vào nguyện vọng đơn sơ mà chân thành, đã khiến những kẻ cường đạo tà ác nhất, vô đạo đức nhất trên thế giới, cũng không có cách nào để bóp cò nổ súng. Chúng ta hãy ghi nhớ ngày “25/4” thù thắng này, ngày khiến những người Trung Quốc hiểu chuyện thấy an lòng, khiến xã hội quốc tế cảm phục người Trung Quốc.

Nếu bạn thừa nhận con số thương vong của sinh viên ngày lục tứ năm 1989 là rất nhiều, vậy thì ắt hẳn sẽ có một ngày mây tản sương tan, bạn sẽ cảm thấy chấn động và đau xót trước những hình thức thương vong và con số tử vong của các học viên Pháp Luân Công sau khi sự kiện ngày “25/4” bị vu khống thành bao vây chính quyền Trung Nam Hải.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/4/9/492357.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/4/21/226324.html

Đăng ngày 02-05-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share