Bài viết của các học viên Pháp Luân Công tại New York

[MINH HUỆ 21-04-2025] Thứ Bảy, ngày 19 tháng 4 năm 2025, hơn 1.000 học viên Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) ở khu vực New York mở rộng đã tổ chức một cuộc đại diễu hành tại Flushing, New York – Khu phố Tàu lớn thứ hai ở Hoa Kỳ. Hoạt động nhằm kỷ niệm 26 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa tại Trung Nam Hải của 10.000 học viên Pháp Luân Công vào ngày 25 tháng 4 năm 1999. Cuộc diễu hành cũng chúc mừng 445 triệu người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc và các tổ chức liên đới của nó.

Vào lúc 12 giờ trưa, cuộc diễu hành dẫn đầu bởi Đoàn nhạc Tian Guo tiến vào Main Street (phố Chính) ở Flushing. Màn trình diễn của đoàn nhạc đã làm xúc động khán giả. Một người thốt lên, “Chỉ một từ thôi, tuyệt vời!” Người khác tiếp lời, “Pháp Luân Đại Pháp thật tuyệt vời!” Ngoài ra còn những lời cảm thán như “Chân-Thiện-Nhẫn mang lại hy vọng!”, “Tôi không cầm được nước mắt, họ kiến tôi cảm động quá, tôi rất tự hào về họ. Các bạn phải cho thế giới thấy cuộc bức hại vẫn đang diễn ra, và nó phải chấm dứt.” “Pháp Luân Công là hy vọng của Trung Quốc.”

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tập trung ôn hòa trước Văn phòng Khiếu nại Trung ương gần Trung Nam Hải ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện một môi trường tu luyện hợp pháp và quyền xuất bản các sách Pháp Luân Công. Họ cũng yêu cầu trả tự do cho các học viên ở Thiên Tân đã bị bắt vì làm sáng tỏ sự thật sau khi một bài báo phỉ báng Pháp Luân Công được đăng trên một tờ báo địa phương. Các học viên đã bình tĩnh và lý trí kiến nghị vấn đề này với chính phủ, thể hiện tinh thần đại Thiện, đại Nhẫn trong khi đấu tranh cho quyền tự do tín ngưỡng của họ.

Các học viên tham gia cuộc thỉnh nguyện hôm đó rất trật tự, trước khi rời đi, họ còn dọn sạch hiện trường, thậm chí còn nhặt cả đầu mẩu thuốc lá mà cảnh sát vứt xuống đất. Sau này, sự kiện được gọi là “cuộc thỉnh nguyện lớn nhất, ôn hòa nhất, và hợp lý nhất” kể từ khi ĐCSTQ lên nắm quyền.

Hàng năm, các học viên Pháp Luân Công đều tổ chức cuộc diễu hành lớn ở Flushing để tưởng nhớ sự kiện trọng đại này – Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 năm 1999.

b3cb1ebb9c7da27a77362dad91d31453.jpg

269034c8fb11aeecf8c08ec40ce60a18.jpg

18702d05542e77b95e7b8f3c17819305.jpg

1de24ff5359cf6da9471bb5b0d8de027.jpg

0b0e66c90c8aae7aac315b10f2b4a77a.jpg

304c97fd88c8590c5704e67940e13b5d.jpg

124ce624521ddc68f428f46b33809512.jpg

1.000 học viên Pháp Luân Công, cả phương Tây và châu Á, tập trung tại Flushing để tham gia cuộc diễu hành lớn kỷ niệm 26 năm cuộc kháng nghị ôn hòa ngày 25 tháng 4, ngày 19 tháng 4 năm 2025.

Nhân chứng hồi tưởng lại cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4

Ông Vương Bỉnh Tăng, cựu giảng viên của Đại học Công nghệ Hà Bắc, đã ra nước ngoài vào năm ngoái. Hôm nay là lần đầu tiên ông tham gia lễ diễu hành kỷ niệm ngày 25 tháng 4. Rạng sáng ngày 25 tháng 4 cách đây 26 năm, ông Vương, khi đó là một phụ đạo viên tình nguyện, đã vội vã bắt tàu đến Bắc Kinh vì hôm trước ông nghe tin các học viên ở Thiên Tân đã bị bắt giữ, ông liền quyết định đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công.

Chuyến tàu mất hơn một giờ và đến Bắc Kinh lúc 9 giờ sáng. Ông Vương đi bộ đến văn phòng khiếu nại trên phố Phủ Hữu. “Lúc tôi đến vẫn còn sớm nên chưa có nhiều học viên, sau đó dần dần đông lên. Chúng tôi đều đứng trên vỉa hè, lặng lẽ, không ai hô khẩu hiệu, không có biểu ngữ. Mọi người rất trật tự, không ai đi lại xung quanh, nhiều người trong chúng tôi không ăn gì cả, không cả uống nước vì ngại đi vệ sinh. Chúng tôi cứ lặng lẽ đứng ở đó. Các cảnh sát trò chuyện với nhau,” ông Vương kể.

“Sau đó, chúng tôi nghe nói một số đại diện học viên đã đến gặp thủ tướng Chu Dung Cơ, ông ấy đã đồng ý với một số yêu cầu được nêu ra. Mọi người nghe thấy tin này liền giải tán. Tôi đã đi thẳng ra ga tàu và trở về nhà ngay ngày hôm đó.”

Hôm nay, sau 26 năm, ông Vương lại một lần nữa đứng trong đám đông để nói cho mọi người biết sự thật về cuộc thỉnh nguyện và bảo vệ Pháp Luân Công.

Học viên phương Tây bắt đầu tập Pháp Luân Công sau sự kiện ngày 25 tháng 4

Sau sự kiện ngày 25 tháng 4, cái tên Pháp Luân Công và các học viên Pháp Luân Công đã thu hút sự chú ý của thế giới. Nhiều người phương Tây đã biết đến Pháp Luân Công thông qua cuộc thỉnh nguyện ôn hòa này. Một trong số họ là anh Liam O’Neill, lúc đó là sinh viên đại học. Sau đó không lâu, anh đã chính thức bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Anh chia sẻ: “Tôi thực sự bị thu hút. Tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về Pháp Luân Công. Sau đó, nổ ra cuộc bức vào ngày 20 tháng 7, tôi nghĩ nếu một tổ chức tà ác như ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, thì pháp môn này chính là điều tôi đang tìm kiếm.”

Anh cho biết việc tu luyện Pháp Luân Công đã giúp anh vượt qua những căng thẳng, lo âu, và trầm cảm trong cuộc sống, trở thành phương hướng sống của anh. “Pháp Luân Công thực sự đã thay đổi cuộc đời tôi, làm cho cuộc sống của tôi tốt đẹp hơn. Trong 26 năm qua, thông điệp của Pháp Luân Công chưa bao giờ thay đổi. Hãy để chúng tôi tự do thực hành môn tu luyện dựa trên Chân-Thiện-Nhẫn này, hãy ngừng bức hại chúng tôi – đây là thông điệp của chúng tôi, chúng tôi chưa bao giờ thay đổi.”

Những gì học viên Pháp Luân Công nói đều là sự thật

Nhà hoạt động dân chủ Ngụy Lập Bân cho biết cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 có ý nghĩa to lớn, “Bởi vì người dân Trung Quốc đã bị tẩy não nghiêm trọng, họ hoàn toàn không biết sự thật về Pháp Luân Công, do đó, việc cho họ biết Pháp Luân Công là gì là rất trọng yếu. Tôi vô cùng đồng cảm với các nạn nhân của cuộc bức hại. Ngày 25 tháng 4 có ý nghĩa đưa thế giới lại gần nhau, cùng đứng lên và lên tiếng cho Pháp Luân Công cũng như các nạn nhân của cuộc bức hại.”

Bà Trần đã xem cuộc diễu hành và nói rằng bà đồng ý với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp, “Họ có một câu nói rất hay: đó là chỉ khi đạo đức được nâng cao thì mới có hy vọng được cứu. Tôi phải lắng nghe điều này. Cuộc diễu hành thật hoành tráng, tôi cảm thấy rất tự hào.”

a5636abd9f4200f40c0f25756c1d7b55.jpg

Bà Trần đến từ Trung Quốc hiện đang sống tại New York cho biết bà rất vui khi được chứng kiến ​​cuộc diễu hành của các học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Đây là lần đầu tiên ông Bì, một du khách đến từ Hợp Phì, Trung Quốc, được xem ​​một cuộc diễu hành Pháp Luân Đại Pháp lớn như vậy ở nước ngoài. Ông rất vui khi thấy Hoa Kỳ tự do như vậy. Bà Vương, một doanh nhân đến từ Cáp Nhĩ Tân, đã luôn mỉm cười trong khi theo dõi cuộc diễu hành. Bà nói, “Thật hoành tráng! Cuộc diễu hành làm người xem phấn chấn.” Anh Trần, một khán giả khác, chỉ vào nơi tim mình và nói, “Các học viên Pháp Luân Công đã nỗ lực rất nhiều. Tất cả họ đều rất thiện. Những người có đạo đức đều là người tốt.”

Ông Lâm từ Phúc Kiến đã đến gặp các học viên để thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Qua trải nghiệm bản thân, ông phát hiện rằng, “Những gì các học viên Pháp Luân Công nói đều đúng.” Ông cho biết ông muốn học cách tập Pháp Luân Công. “Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là bạn phải thực sự tín tâm — điều đó cũng tốt cho cả thể chất và tinh thần của bạn.”

Có nhiều thanh niên mới từ Trung Quốc qua và chỉ khi đến Mỹ họ mới biết sự thật về Pháp Luân Đại Pháp, họ đã tham gia diễu hành và căng biểu ngữ “Chúng tôi kiên quyết ủng hộ Pháp Luân Công.”

Một trong số họ, anh Triệu, cho biết: “Tôi nghĩ các học viên Pháp Luân Công rất tốt bụng. Hôm nay, tôi đến đây để ủng hộ Pháp Luân Công.”

Chúng tôi ủng hộ Chân-Thiện-Nhẫn

Cô Ibetta Ponte, một quản lý văn phòng tại một phòng khám nhi ở Queens, đã dừng lại và xem cuộc diễu hành. Vừa ghi lại cảnh tượng này, cô vừa lau nước mắt và nói, “Tôi rất cảm động, tôi không thể diễn tả nổi cảm xúc của mình.” Cô cho hay cô vô cùng cảm động trước đức tin mạnh mẽ của các học viên, “Họ đã phải chịu đựng quá nhiều vì tín ngưỡng của mình, thật kinh khủng. Họ đã khiến tôi xúc động sâu sắc.”

Về những nỗ lực của các học viên nhằm vạch trần cuộc bức hại, cô Ibetta cho rằng: “Điều đó đưa chúng ta lại gần nhau, bởi vì mọi người trên thế giới này đều đồng cảm. Tôi rất mừng trước việc họ thông tin cho thế giới biết những gì đang diễn ra. Tôi rất biết ơn đến nỗi không thể kìm được nước mắt, tôi vừa vui vừa cảm động.”

Cô muốn nói với tất cả các học viên rằng, “Tất cả các bạn đều là anh hùng của tôi, cảm ơn các bạn vì đã cho chúng tôi thấy mọi thứ. Các bạn thật tuyệt vời và vị tha! Chúng ta được tự do bày tỏ tiếng nói ở đây và có quyền lựa chọn tín ngưỡng của mình. Cuộc diễu hành này đã khiến tôi xúc động sâu sắc, vậy nên tôi rất hoan nghênh các bạn!”

Sau khi nhìn thấy nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp trên biểu ngữ, ông Samuel Ortiz, chủ tịch Hiệp hội các nhà lãnh đạo Puerto Rico tại Queens, cho biết, “Lòng từ bi là chìa khóa cho mọi thứ, sự thấu hiểu và tình yêu thương cũng như sự tôn trọng đối với mọi người là rất quan trọng.”

“Tôi đã nghe về cuộc bức hại ở Trung Quốc. Thật kinh hoàng. Chúng ta nên hợp sức lại và đưa những kẻ đàn áp ra trước công lý. Mục tiêu của chúng ta là đoàn kết mọi người, tìm ra điều gì đó chúng ta có thể cùng nhau làm để nhân loại tốt đẹp hơn và mang lại điều tốt đẹp cho thế giới. Đây cũng là lý do tôi ở đây hôm nay.”

Ông Alexander Caruso, ứng cử viên cho Quận 19, Hội đồng thành phố New York, cho hay ông ủng hộ các học viên Pháp Luân Công, “Sự đàn áp của ĐCSTQ đối với người dân thật khủng khiếp.” Ông còn nói ông tán đồng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công. “Tôi muốn dạy cho học sinh những nguyên lý này hàng ngày.”

804281599a66fa25e2a115f7b84f693f.jpg

Ông Alexander Caruso, ứng cử viên cho Quận 19, Hội đồng thành phố New York, đến xem cuộc diễu hành.

Bà Martha Flores-Vazquez, lãnh đạo Đảng Dân chủ Khu vực bầu cử 40, quận Queens, liên tục ghi hình cuộc diễu hành. Bà nói với các học viên rằng đây là lần đầu tiên bà không khóc khi theo dõi cuộc diễu hành của Pháp Luân Đại Pháp. “Đó là ánh mặt trời đang chiếu rọi chúng ta, và chúng ta vẫn đứng vững!”

d740e481c865848ecca26d88d77b371f.jpg

Bà Martha Flores-Vazquez, lãnh đạo Đảng Dân chủ Khu vực bầu cử 40, quận Queens, đến xem cuộc diễu hành.

Bà cho hay bà nghĩ việc kỷ niệm ngày 25 tháng 4 có ý nghĩa to lớn, “Ý nghĩa của sự kiện này nằm ở chỗ họ (ĐCSTQ) không thể ngăn cản bất kỳ ai. Chúng tôi thay mặt cho những người hôm nay không còn ở bên chúng tôi nói rằng cuộc bức hại phải chấm dứt. Chúng tôi tuyệt đối không dung thứ cho điều đó!”

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/4/21/492819.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/4/22/226340.html

Đăng ngày 23-04-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share