Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Anh

[MINH HUỆ 20-04-2025] Ngày 19 tháng 4 năm 2025, các học viên ở Vương quốc Anh đã tổ chức một cuộc diễu hành lớn tại trung tâm thành phố London, triển hiện cho thế nhân vẻ đẹp và sự ôn hòa của Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công), đồng thời phơi bày cuộc bức hại tàn bạo của chính quyền cộng sản Trung Quốc đối với Pháp Luân Đại Pháp trong suốt 26 năm qua.

26dc730f0596f3adcb04c07f5783c754.jpga9dbc8a16c2ec89923925beeb7172f80.jpgb5ad3de850554c1c4645d573b59d612a.jpg14ef7e9d7952ce36968520f427aa8db6.jpga8bc58a9adeee72fef67d57f1246ccf9.jpgf816265d5336151ca60eee4fc34eb146.jpga56864d238cd241c71b972c2037c1ebd.jpg54fef812b9c7db1f5402361a84138649.jpg0aa87fc9071bdf305346e0f8b051cab7.jpgd1864f890aa7459e6b1a48beebd40d7e.jpg

Các học viên tổ chức một cuộc diễu hành lớn tại trung tâm thành phố London hôm 19 tháng 4 năm 2025 để tưởng niệm Cuộc Thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25 tháng 4

Đoàn diễu hành đã đi qua khu thương mại sầm uất nhất London và Khu phố Tàu, cuối cùng dừng chân ở đối diện Phủ Thủ tướng số 10 Phố Downing và tại đây, các học viên đã tổ chức một cuộc họp báo nhằm kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý đến cuộc bức hại, bảo vệ nhân quyền và tự do tín ngưỡng.

Thư ủng hộ từ các chính trị gia Anh quốc

9e23009d545f96f4249ed8ef3020fcbf.jpg

Tại cuộc họp báo tổ chức đối diện Phủ Thủ tướng, các học viên đọc thư ủng hộ từ các chính trị gia Vương quốc Anh

Trước khi diễn ra sự kiện, chín chính trị gia, bao gồm các Thượng Nghị sỹ, Hạ Nghị sỹ cùng các nhà hoạt động nhân quyền đã gửi thư ủng hộ tới các học viên Pháp Luân Đại Pháp.

dc0b6c2eb482c522bbedf1ba5aa0201c.jpg

Bà Rosemary, phát ngôn viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Vương quốc Anh, phát biểu tại cuộc họp báo

Bà Rosemary, phát ngôn viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Vương quốc Anh, đã điểm lại những bức hại tàn khốc mà hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công kiên định đức tin vào Chân-Thiện-Nhẫn đã phải chịu đựng kể từ sau Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 tại Bắc Kinh năm 1999.

Bà chỉ ra rằng, mặc dù cuộc bức hại vẫn đang tiếp diễn, nhưng sức mạnh chính nghĩa đang bắt đầu xoay chuyển. Ngày 3 tháng 3 năm nay, Quốc hội Hoa Kỳ đã tái trình Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công. Ngày 18 tháng 1 năm 2024, Nghị viện Châu Âu đã thông qua một nghị quyết lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công và kêu gọi hành động cụ thể để điều tra và truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ về những tội ác này.

Đối mặt với làn sóng vu khống và bôi nhọ mới của ĐCSTQ ở nước ngoài, bà cho biết: “Là những người kiên định bảo vệ nhân quyền toàn cầu, chúng tôi kêu gọi chính phủ Anh cần có tiếng nói rõ ràng và mạnh mẽ hơn về vấn đề này, đồng thời lên án những hành vi vi phạm nhân quyền cũng như tội ác thu hoạch tạng sống của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công.”

Bà Hàn đến từ Trung Quốc đã kể lại trải nghiệm của bản thân khi tham gia Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25 tháng 4 năm 1999. Bà nhớ lại sáng hôm đó đã cùng mẹ đã đến Trung Nam Hải và lặng lẽ chờ đợi ở bên ngoài. Trong suốt cả ngày hôm đó, không hề có khẩu hiệu, cũng không có bất kỳ sự hỗn loạn nào. Các học viên tự giác giữ gìn trật tự, thể hiện phong thái của người tu luyện.

Thế nhưng, chỉ ba tháng sau đó, chính quyền Trung Cộng đã phát động một cuộc bức hại toàn diện và phi pháp. Sau đó, bà Hàn nhiều lần bị bắt và bị đưa đến các trại lao động vì kiên định đức tin của mình. Bà bị bắt vào đêm trước Thế vận hội Bắc Kinh 2008 và bị bỏ tù một lần nữa vào năm 2019. Sau khi trải qua thời gian bức hại kéo dài, năm 2023, bà đến Vương quốc Anh.

Bà nói: “Nhiều năm tháng trải qua bức hại khiến tôi hiểu sâu sắc sự trân quý nhường nào của tự do.” Bà kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý đến cuộc bức hại tàn bạo mà các học viên Pháp Luân Công đã phải gánh chịu trong suốt 26 năm qua và hy vọng rằng nhiều người Trung Quốc hơn nữa có thể minh bạch chân tướng, từ bỏ chủ nghĩa cộng sản và hướng tới một tương lai tươi sáng.

7eee52fc445a5a03c620752e0d8ad638.jpg

Ông John Dee, Chủ tịch Hiệp hội Những người bạn của Pháp Luân Công tại Châu Âu, phát biểu tại cuộc họp báo

Ông John Dee, Chủ tịch Hiệp hội Những người bạn của Pháp Luân Công tại Châu Âu, phát biểu: “Một phần tư thế kỷ đã trôi qua, nhưng tinh thần của Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 năm 1999 chưa bao giờ phai mờ. Các học viên Pháp Luân Công vẫn trước sau như một không có bất kỳ mưu cầu quyền lực chính trị nào, họ chỉ hy vọng được giữ vững niềm tin vào Chân-Thiện-Nhẫn, được tu luyện trong ôn hòa và tự do.”

Ông cảm thán rằng, ngay cả trong những ngày đen tối nhất, các học viên vẫn kiên định đức tin của mình. Ông nói: “Sự kiên định này chính là sức mạnh quan trọng đưa đến ảnh hưởng tích cực của Pháp Luân Đại Pháp trên toàn thế giới và sự phổ biến không ngừng của môn tu luyện.”

Ông nhấn mạnh: “Pháp Luân Đại Pháp đã tạo ra ảnh hưởng tích cực và sâu sắc đến tâm hồn của hàng trăm triệu người, ý nghĩa trọng đại ấy không thể dùng ngôn ngữ mà đo lường được.”

Ông bày tỏ một cách kiên định: “Chúng tôi tin rằng, sức mạnh kỳ diệu đó cuối cùng nhất định sẽ mang đến một bước ngoặt trong lịch sử nhân loại, hoàn toàn chiến thắng những đen tối và áp bức mà chính quyền ĐCSTQ đã áp đặt lên người dân trong suốt thời gian dài.”

Người dân lên tiếng ủng hộ các học viên và phản đối cuộc bức hại của ĐCSTQ

Dọc tuyến đường diễu hành và trong suốt sự kiện, nhiều người đã dừng lại xem, chụp ảnh, nhận tờ rơi và bày tỏ sự ủng hộ đối với các học viên Pháp Luân Công.

98d737b5c49778e8d3918812af628d10.jpg

Ông Eli tin rằng: “Thiện lương cuối cùng sẽ chiến thắng tà ác, đó là quy luật của lịch sử.”

Ông Eli, một giảng viên tại Đại học Glasgow, cho biết không thể chấp nhận cuộc bức hại tàn bạo kéo dài suốt 26 năm qua của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công: “ĐCSTQ thật đáng hổ thẹn, hoàn toàn không thể chấp nhận được!”

Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kháng nghị ôn hòa, ông cho biết: “Càng có nhiều người tham gia kháng nghị ôn hòa, thì càng có thể truyền đạt rõ ràng hơn ý kiến của người dân đến chính phủ. Đây không chỉ là tiếng nói của một cá nhân, 100 hay 1000 người, mà là tiếng nói của hàng vạn người.”

Ông nói: “Thiện lương cuối cùng sẽ chiến thắng tà ác, đó là quy luật của lịch sử. Các triều đại hưng thịnh rồi suy vong, chỉ có người dân là vẫn mãi tồn tại. Bởi vậy, việc không ngừng lan tỏa những thông điệp như vậy là vô cùng quan trọng, bởi điều đó liên quan đến tương lai của gia đình, thế hệ trước và cả thế hệ mai sau của chúng ta.”

Ông cho rằng Pháp Luân Công là “vô cùng tốt” và tin tưởng sâu sắc rằng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn có thể khiến xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

Ông cho biết ông đã ba lần đến Trung Quốc và nhận thấy người dân Trung Quốc hiếm khi bàn luận về các vấn đề của chính phủ. Họ thường im lặng vì sợ rằng ĐCSTQ sẽ đến gây phiền toái. “Nhưng ở Anh, một quốc gia dân chủ, người dân có quyền kháng nghị. Việc các bạn bày tỏ yêu cầu của mình ở đây, nhất là bên ngoài Phủ Thủ tướng số 10 Phố Downing, hoặc bên cạnh Tòa nhà Quốc hội, là vô cùng quan trọng.”

5fcbbfcab58b8df4aed02a114cc4eb34.jpg

Cô Léa (thứ hai từ trái sang) và cô Célia (ở giữa) cho biết: “Đây chính là việc làm vì sự tốt đẹp của toàn nhân loại.”

Cô Léa, một nhà thiết kế đến từ Pháp, cho biết: “Tôi thấy hoạt động của các bạn thật tuyệt vời bởi đó là việc làm vì sự tốt đẹp của toàn nhân loại. Tôi cho rằng ủng hộ một việc làm như vậy là vô cùng quan trọng, bởi vậy tôi ủng hộ các bạn.”

Cô Célia, một sinh viên, nói: “Suy nghĩ của tôi hoàn toàn giống như Léa.”

a7ffd8a6187ee53e8dee120c1c4d2d36.jpg

Cô Carla (ngoài cùng bên trái) nói: “Dù là kháng nghị, cũng có thể dùng phương thức ôn hòa như vậy. Bản thân điều đó đã tự nói lên tất cả!”

Cô Carla đến từ Argentina làm việc trong lĩnh vực tài chính, cho biết: “Từ tận đáy lòng, tôi kính phục những người như các bạn. Các bạn dũng cảm bày tỏ bản thân, cho thế giới thấy niềm tin của mình. Dù là kháng nghị, cũng có thể dùng phương thức ôn hòa như vậy. Bản thân điều đó đã tự nói lên tất cả!”

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/4/20/492791.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/4/21/226318.html

Đăng ngày 22-04-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share