Bài viết của Cố Vọng

[MINH HUỆ 06-04-2025] Trong xã hội phương Tây, “thỉnh nguyện” là một thuật ngữ ít khi được sử dụng. Công dân có nhiều cách để bày tỏ ý kiến của mình, và không có gì lạ khi hàng nghìn người tụ tập biểu tình bên ngoài dinh tổng thống hoặc tòa nhà quốc hội của một quốc gia.

Ở phía bên kia Thái Bình Dương, tại Trung Quốc, ngày 25 tháng 4 năm 1999, hơn 10.000 học viên đã đến Văn phòng Khiếu nại Trung ương, đứng ở lối vào phía Tây Trung Nam Hải, để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Họ lặng lẽ đứng trên vỉa hè hàng giờ đồng hồ mà không cản trở người đi bộ hay xe cộ. Không có biểu ngữ, không ai hô khẩu hiệu, hay giương biểu ngữ, cảnh sát chỉ đứng trò chuyện với nhau, và vụ việc cuối cùng đã được giải quyết. Đây được gọi là “cuộc thỉnh nguyện lớn nhất, ôn hòa và lý trí nhất trong lịch sử Trung Quốc”. Một số hãng truyền thông quốc tế cho biết, “Sự lý trí mà cả hai bên thể hiện trong cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 ở Trung Nam Hải là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Trung Quốc.”

Vậy mà, hiện nay, ấn tượng của nhiều người Trung Quốc về vụ việc này lại là các học viên Pháp Luân Công toan tấn công Trung Nam Hải, khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sau đó đã ra quyết định đàn áp Pháp Luân Công. Một số người phương Tây thân cận với ĐCSTQ đã lặp lại luận điệu của chính quyền này, rằng: Học viên Pháp Luân Công đã bao vây chính phủ.

Chúng ta hãy làm rõ một số hiểu lầm.

Ai đúng: Văn phòng Khiếu nại Quốc vụ viện và Công an Bắc Kinh, hay Giang Trạch Dân?

Thứ nhất, thỉnh nguyện là hoạt động được Hiến pháp Trung Quốc cho phép, và Văn phòng Khiếu nại Trung ương nằm ở lối vào phía Tây của Trung Nam Hải. Lối vào Trung Nam Hải nhìn ra Tân Hoa Môn trên đường Trường An nhưng không một học viên Pháp Luân Công nào đến Tân Hoa Môn trong cuộc thỉnh nguyện. Như vậy đâu phải là các học viên bao vây Trung Nam Hải.

Thứ hai, hai tháng sau sự kiện ngày 25 tháng 4, Văn phòng Khiếu nại Trung ương, Văn phòng Khiếu nại Quốc gia và Công an Bắc Kinh đều nói rằng những người thỉnh nguyện đã “tụ tập quanh Trung Nam Hải”, chứ không nói là “bao vây Trung Nam Hải”.

Ngày hôm sau, ngày 27 tháng 4 năm 1999, giám đốc Văn phòng Khiếu nại Quốc vụ viện, trong một cuộc phỏng vấn với một nhà báo của Tân Hoa Xã, lại tuyên bố các học viên Pháp Luân Công đã “tụ tập” ở Bắc Kinh, và chỉ ra rằng, “Chính phủ chưa bao giờ cấm bất kỳ hoạt động nào có tác dụng cải thiện sức khỏe. Mọi người được phép có ý kiến khác nhau.” Điều này chứng tỏ cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 là hợp pháp.

Hai tháng sau, vào ngày 14 tháng 6, báo chí, đài truyền hình và đài phát thanh Trung Quốc đồng loạt đưa tin rằng cả Văn phòng Khiếu nại Trung ương và Văn phòng Khiếu nại Quốc gia đã công khai tuyên bố rằng chính phủ chưa bao giờ cấm bất kỳ hoạt động tập luyện nào.

Điều này cho thấy vào thời điểm đó vẫn chưa có quyết định về việc gây áp lực hay bức hại Pháp Luân Công. Với thông tin bị phơi bày nhiều năm sau đó rằng, sáu trong số bảy ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị đã phản đối việc đàn áp Pháp Luân Công. Chỉ có Giang Trạch Dân, lãnh đạo đương nhiệm của ĐCSTQ, đã tuyên bố cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 của học viên Pháp Luân Công là “bao vây Trung Nam Hải” trong một bài báo đăng trên Nhân dân Nhật báo vào ngày 13 tháng 8 năm 1999.

Pháp Luân Công thách thức ĐCSTQ hay Giang Trạch Dân lạm dụng quyền lực?

Tại sao các học viên Pháp Luân Công lại tụ tập gần trung tâm chính trị của ĐCSTQ? Phải chăng họ đang thách thức chính quyền? Đây có phải là lý do căn bản dẫn khiến chính quyền ĐCSTQ quyết định tiêu diệt nhóm này không?

Tháng 12 năm 1998, Đài Truyền hình Thượng Hải đã phát sóng nội dung sau: “Sáng sớm hôm nay, gần 10.000 người yêu thích Pháp Luân Công trong thành phố đã tập trung tại Trung tâm Thể thao Thượng Hải để quảng bá các bài công pháp. Nhà sáng lập, Đại sư Lý Hồng Chí, lần đầu tiên công khai truyền dạy Pháp Luân Công vào năm 1992 và kể từ đó pháp môn đã trở thành môn tập phổ biến trong dân chúng cả nước. Những lời dạy độc đáo của Pháp Luân Công đã mang đến một luồng sinh khí mới, mà cho đến nay, người dân ở mọi miền đất nước cũng như Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan đã tự phát thành lập các nhóm luyện công tập thể. Pháp Luân Công cũng đã được hồng truyền đến Châu Âu, Châu Mỹ, Úc và Châu Á. Khoảng 100 triệu người trên toàn thế giới đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Đây là phóng sự của phóng viên đài chúng tôi.”

Pháp Luân Công lần đầu tiên được truyền dạy công khai vào năm 1992. Đại sư Lý Hồng Chí đã mở lớp học Pháp Luân Công lần đầu vào ngày 13 tháng 5 năm 1992 tại Trường Xuân. Môn tu luyện này dựa trên nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn, gồm năm bài công pháp nhẹ nhàng. Tháng 5 năm 1998, Tổng Cục Thể thao Quốc gia đã tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng về Pháp Luân Công. Vào tháng 9, một nhóm nhỏ các chuyên gia y tế đã thăm khám cho 2.553 học viên ở Quảng Đông. Kết quả cho thấy môn tập này có hiệu quả trị bệnh khỏe thân lên đến 97,9%.

Trong số các học viên có các sỹ quan quân đội đã nghỉ hưu, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ, quân nhân, công nhân phổ thông, giảng viên đại học, v.v. Pháp Luân Công đã nhanh chóng lan tỏa rộng khắp chỉ qua truyền miệng, và nhận được những lời bình luận tốt đẹp chỉ trong một thời gian ngắn.

Pháp Luân Công không xuất hiện ở Trung Quốc dưới hình thức tôn giáo, mà lấy hình thức khí công. Bởi vậy, trong các quan chức cấp cao của ĐCSTQ, nhiều người cho rằng khí công là một hình thức vận động có tác dụng trị bệnh khỏe người, không nên chuyện bé xé ra to khi nâng nó lên tầm ý thức hệ.

Vì Pháp Luân Công bấy giờ ngày càng phổ biến ở Trung Quốc, Giang Trạch Dân, chủ tịch Trung Quốc, cho rằng Pháp Luân Công đang tranh giành công chúng với ông ta. Ông ta tự cho rằng mình là “hoàng đế”, nên sinh lòng đố kỵ. Ngay từ năm 1996, Giang đã ủy quyền cho công an Trung Quốc chú ý đến các hoạt động của học viên Pháp Luân Công. Năm 1997-1998, trên khắp Trung Quốc đã có những vụ việc học viên Pháp Luân Công bị đối xử bất công. Năm 1999, một số học viên ở Thiên Tân đã bị bắt giữ, sách Pháp Luân Công bị cấm xuất bản. Ở một số khu vực, người dân không được phép luyện công công khai. Nếu mọi việc cứ tiếp diễn như vậy, thì môn tập sẽ có nguy cơ bị cấm. Các học viên nhờ tu luyện Pháp Luân Công mà thu được nhiều lợi ích, bởi vậy, một nhóm đã quyết định đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện, với hy vọng đảm bảo một môi trường tu luyện ôn hòa, an toàn.

Mặc dù Thủ tướng đương nhiệm là Chu Dung Cơ đã có cuộc gặp gỡ thân thiện với các học viên trong cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 và các học viên sau đó đã lặng lẽ rời đi, nhưng chỉ hai tháng sau, ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân đã đảo ngược kết quả và phát động một cuộc bắt giữ các học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn và phát động cuộc bức hại tàn bạo kéo dài cho đến ngày nay, 26 năm sau.

Những cáo buộc sai trái của Giang Trạch Dân đã dẫn đến sự suy thoái các giá trị đạo đức đang xuống dốc của Trung Quốc

Sau năm 1999, hệ thống và luật khiếu nại của Trung Quốc đã trở nên méo mó.

ĐCSTQ sử dụng hệ thống khiếu nại để mang lại tia hy vọng cuối cùng cho những người bị đối xử bất công. Song, điều chờ đợi họ lại là một mạng lưới kiểm soát khổng lồ được gọi là “kinh nghiệm Phong Kiều” (huy động quần chúng nhằm “củng cố sự chuyên chính đối với kẻ thù giai cấp.” ĐCSTQ thường xuyên nhắm vào các nhóm hoặc cá nhân nhất định.)

Trong 26 năm qua, các công dân Trung Quốc đã cố gắng bảo vệ quyền lợi của mình thông qua con đường khiếu nại do ĐCSTQ đặt ra. Họ khiếu nại vì nhiều lý do, như bị cưỡng chế di dời, vắc-xin giả, kiện quan chức tham nhũng, tố cáo những kẻ bắt nạt, v.v.

Nhưng hậu quả là gì? Ai cũng biết rằng ĐCSTQ đã triển khai một lượng lớn người và tiền bạc để chặn các cuộc khiếu nại, sau đó tống những người khiếu nại vào tù, trại lao động, hoặc các hình thức giam giữ khác. Điểm khởi đầu cho sự sụp đổ hoàn toàn và đen tối hóa hệ thống khiếu nại của Trung Quốc bắt nguồn từ những vu khống của Giang Trạch Dân về cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công vào ngày 25 tháng 4 năm 1999.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/4/6/492355.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/4/7/226142.html

Đăng ngày 11-04-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share