Bài viết được tổng hợp bởi Phương Tuệ, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 21-06-2012] Ông Vương Hiểu Đông bị bắt vào ngày 25 tháng 02 năm 2012. Nhà ông bị lục soát, tài sản của ông bị tịch thu vì ông tập Pháp Luân Công. Có 300 hộ dân ở thôn Chu Quan Truân tại xã Phú, Bạc Đầu ở quận Thương Châu Địa, tỉnh Hà Bắc, đã cùng nhau điểm chỉ vào một thư thỉnh nguyện và gửi đến Viện kiểm sát thành phố, yêu cầu trả tự do cho ông Vương. Lá thư có điểm chỉ của người dân đã khiến các viên chức ở Bộ Chính trị Trung ương kinh hoàng.

Ngay sau đó, 562 người dân ở huyện Đường Hải, tỉnh Hà Bắc đã điểm chỉ vào một thư thỉnh nguyện yêu cầu trả tự do cho học viên Pháp Luân Công, ông Trịnh Tường Tinh.

Gần đây, 15.000 người ở Y Xuân, tỉnh Hắc Long Giang, đã đứng về phía cô Tần Vinh Thiến, cùng điểm chỉ vào thư thỉnh nguyện cho cha cô. Cha cô Tần, ông Tần Nguyệt Minh, đã qua đời do bị tra tấn ở nhà tù, bởi ông cự tuyệt từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công.

Người dân ở Đường Hải, tỉnh Hà Bắc, đã yêu cầu phòng công an trả tự do cho ông Trịnh Tường Tinh

Người dân ở Y Xuân, tỉnh Hắc Long Giang – 15.000 người – cùng đứng về phía cô, cùng ký tên và điểm chỉ vào thư thỉnh nguyện của cô Tần, đòi công lý cho người cha đã mất của cô

Hơn 300 hộ dân ở thôn Chu Quan Truân, tỉnh Hà Bắc cùng điểm chỉ và đóng dấu chính thức vào thư thỉnh nguyện để yêu cầu trả tự do cho ông Vương Hiểu Đông

Vài ngày trước, phóng viên Đài Truyền hình Tân Đường Nhân (ĐTHTĐN) đã phỏng vấn một nguyên Chủ tịch người Đài Loan, bà Lữ Tú Liên (Annette Lu) ở Osaka, Nhật Bản, bà Lữ đã nhận xét rằng mọi người hãy dũng cảm cùng đối mặt với cuộc bức hại nhân quyền vô nhân tính. Không chỉ người dân Trung Quốc cùng nỗ lực tham gia – người dân trên toàn thế giới hãy cùng nhau bảo vệ nhân quyền, như chúng tôi đã nhận được giúp đỡ trên toàn thế giới. Bà Lữ cũng nói bà hy vọng chính phủ Trung Quốc sẽ cởi mở hơn nữa, vì mọi người sinh ra đều bình đẳng và nên nhận được sự tôn trọng thích đáng.

Nhân tâm thức tỉnh

Ông Hoàng Côn Huy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Sự vụ Đài Loan Đại lục và Nguyên Chủ tịch Đảng Đài Liên đã phát biểu “Tại sao lại đổ lỗi cho Pháp Luân Công? Cuộc đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã bị thế giới xem thường trong một thời gian dài, và hiện giờ người dân ở Trung Quốc đang tiếp thêm can đảm để đứng dậy. Ba trăm hộ dân sẵn sàng điểm chỉ và đóng dấu của chính quyền lên thư thỉnh nguyện và yêu cầu thực thi [công lý]. Tôi cảm thấy ĐCSTQ không thể tiếp tục che mắt  và giả vờ như không nhìn thấy nữa.”

Theo nhà lập pháp Điền Thu Cận, với những nỗ lực đó muốn nói rằng, dù dự định ban đầu của cuộc đàn áp là nhổ tận gốc Pháp Luân Công, nhưng hiện giờ người dân Trung Quốc cuối cùng cũng biết được Pháp Luân Công là dựa trên những nguyên tắc cơ bản của con người. Bà nhấn mạnh rằng cuối cùng người dân Trung Quốc cũng thấy được truyền thông đã bị ĐCSTQ điều khiển. Người dân cũng thấy việc các học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ và bị giam cầm bởi ĐCSTQ đều là những người tốt, vì thế họ sẵn sàng ký vào đơn thỉnh nguyện và yêu cầu các học viên phải được tự do. Họ đang chứng tỏ một sức mạnh phi thường.

Bà Điền nói rằng một lực lượng mạnh mẽ xuất phát từ nội tâm của người dân Trung Quốc thì nên được xem xét ở mức quan trọng nhất. Bà đề nghị đây là thời điểm để xem xét vấn đề Pháp Luân Công một lần nữa. “Nếu cuộc bức hại còn tiếp diễn, ĐCSTQ sẽ chỉ chuốc thêm rắc rối bởi vấn đề này.”

Nhà lập pháp Hoàng Văn Linh cũng nhấn mạnh, “Chúng tôi tin rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ là hoàn toàn đi ngược lại nhân quyền.”

Thậm chí với những người ủng hộ Pháp Luân Công, ĐCSTQ vẫn muốn 300 hộ dân ở thôn đó rút lại chữ ký của họ,” Cô nói thêm,“Đó chỉ là một trong số rất nhiều thôn làng đang bước ra và ủng hộ Pháp Luân Công.

Nếu vấn đề về Pháp Luân Công được xử lý đúng đắn, thì Trung Quốc sẽ có hy vọng

Ông Nguyễn Minh, nguyên Bí thư Ủy ban Trung ương CPC và bà Hồ Diệu Bang, người điều hành Liên minh Nhân quyền, nói rằng, từ những sự việc gần đây của Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai và Trần Quang Thành, người ta có thể nói rằng chính quyền ĐCSTQ đang rất sợ hãi. Ông Nguyễn tin rằng khi 562 công dân Trung Quốc đăng lá đơn có dấu điểm chỉ của họ trên Internet, điều đó tương tự như khi vị luật sư mù Trần Quang Thành, đã thoát khỏi Sơn Đông, dù bị giám sát chặt chẽ. Hai sự việc này chứng tỏ ĐCSTQ đang mất dần quyền điều khiển như thế nào. Trung Quốc đang dần bước ra từ thời điểm đen tối nhất trong bóng đêm đến ánh bình minh sáng tỏ.

Ông Nguyễn nhấn mạnh rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu dưới sự lãnh đạo của Giang Trạch Dân và những người tham gia bức hại chỉ là theo lệnh ông ta.

Ông Dương Hiến Hoành, Chủ tịch Liên minh Nhân quyền Đài Loan, nói rằng, với số đông người dân ở thôn sẵn sàng ký vào đơn thỉnh nguyện để giải cứu học viên Pháp Luân Công, “chúng ta có thể thấy  các học viên Pháp Luân Công được công nhận ở Trung Quốc ở mức độ nào. Người dân ở thôn nhìn thấy các học viên hàng ngày. Họ thực sự là những người tốt, sống theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Kết quả là, nhiều người dân sẵn sàng đứng về phía các học viên. Người dân Trung Quốc đang sẵn sàng đứng về bên thiện”, theo lời của ông Dương “Họ muốn tách mình khỏi cái ác và đưa ra quyết định đúng đắn. Đây là một lực lượng quan trọng để thay đổi xã hội.”

Ông Dương tin rằng phải có người trong chính quyền Trung ương Trung Quốc đồng tình với 300 người dân ký vào thư thỉnh nguyện giải cứu học viên Pháp Luân Công. Họ sẽ khuyến khích những sự kiện như thế này – đây là giai đoạn chuyển biến lớn ở Trung Quốc. Ông nhấn mạnh rằng, những chuyển biết lớn của Trung Quốc sẽ tiến đến hòa giải thực sự, danh tiếng của Pháp Luân Công sẽ được công khai khôi phục lại – còn những kẻ gây ra tội ác chống lại loài người thì sẽ bị xét xử.

Người dân chọn đứng về phía công lý chứ không về phía cuộc bức hại của ĐCSTQ

Những việc như 300 người dân ký vào đơn thỉnh nguyện đang ngày càng trở nên phổ biến ở Trung Quốc. Vào năm ngoái, có 2.300 người ở huyện Xương Lê, Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc – quê nhà của học viên Chu Hướng Dương, đã ký vào đơn thỉnh nguyện ủng hộ anh kháng cáo việc bị đối xử bất hợp pháp. Sau khi một viên chức chính quyền bắt vợ anh Chu, cô Lý San San, hơn 500 người dân đã cùng tham gia nhiều hoạt động để giải cứu cô Lý.

Vào ngày 21 tháng 12 năm 2010, trang web Minh Huệ đã thông báo việc các học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ, bao gồm ông Viên Ngọc Long; con trai ông, anh Viên Thủ Giang; và con dâu, cô Cung Kim Phân, ở thôn Trung Thắng, xã Thượng Nhai Cơ, Phú Cẩm, tỉnh Hắc Long Giang. Hơn 95% người dân ở thôn – bao gồm cả viên chức thôn – đã cùng nhau bảo vệ ba học viên vì họ là những người tốt và yêu cầu trả tự do cho họ ngay lập tức. Sự việc này đã nhất thời gây chấn động mạnh. Khi ba học viên bị bắt, gần như toàn bộ người dân ở thôn đã can đảm cất tiếng nói. Họ không chỉ ký tên mà còn điểm chỉ vào đơn thỉnh nguyện. Đó không chỉ là bằng chứng về ý thức của họ với công lý, mà đó còn là sự công nhận tư cách đạo đức của học viên Pháp Luân Công.

Tháng 02 năm 2009, một ví dụ khác về những người dân đi tìm công lý và ký vào đơn thỉnh nguyện cho các học viên Pháp Luân Công đã xảy ra ở Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, gây chấn động đến Chu Vĩnh Khang, La Cán, và nhiều lãnh đạo cộng sản khác. Tại thời điểm đó, ông Từ Đại Vi ở xã Anh Ngạch Môn, huyện Thanh Nguyên ở Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, được tự do sau tám năm bị tra tấn. Sau một thời gian dài bị tra tấn tàn bạo trong tù – như bị cùm hai tay và chân trong thời gian dài, liên tục bị đánh, bị treo lên bằng còng tay, bức thực, bị đâm bằng kim, sốc điện, tiêm thuốc gây hại đến hệ thần kinh trung ương – Ông Từ đã được đưa đến bệnh viện sau khi được tự do, tuy nhiên, 13 ngày sau, ông qua đời. Lúc đó ông mới chỉ 36 tuổi. Phẫn nộ trước việc đó, nhiều người dân ở thôn đã đi hai xe tải đến Nhà tù Đông Lăng, để đòi công lý. Nhưng nhà tù đã không có động thái gì. Có 376 người ở năm thôn đã ký vào một đơn thỉnh nguyện phơi bày cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Nhà tù Đông Lăng.

Có rất nhiều người dân bình thường đã chọn ủng hộ các học viên Pháp Luân Công vô tội. Đối mặt với bạo ngược, họ đã chọn công lý. Điều đó có nghĩa là người dân đã không còn sợ chính quyền đàn áp và họ đang dần thức tỉnh và đứng lên phản đối bức hại. Về việc này, cựu chủ tỉnh hội đồng sự vụ Đài Loan Đại Lục, ông Du Doanh Long đã phát biểu “Khi người dân không sợ chết,  đàn áp dưới bất cứ hình thức nào cũng vô dụng. Không có lý do gì để dùng phương thức cứng rắn hơn. Chỉ nên đáp lại những thỉnh cầu [công lý] từ người dân và cộng đồng quốc tế.

Thông tin liên quan:

Kỹ sư Chu Hướng Dương bị tra tấn đến nguy kịch; Nhà tù nói với mẹ anh “đợi đến khi anh ấy hấp hối”: https://vn.minghui.org/news/26060-ky-su-chu-huong-duong-bi-tra-tan-den-nguy-kich-nha-tu-noi-voi-me-anh-doi-den-khi-anh-ay-hap-hoi.html

Tính mạng của kỹ sư Chu Hướng Dương gặp nguy hiểm, cha anh yêu cầu trả tự do cho anh (ảnh): (https://en.minghui.org/html/articles/2012/2/25/131747.html)

Cô Tần Vinh Thiến bị tra tấn bằng ghế hổ vì tìm công lý cho cha mẹ và em gái: (https://en.minghui.org/html/articles/2012/2/12/131418.html)

Gia đình ba người ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Hắc Long Giang bị đưa đi: (https://en.minghui.org/html/articles/2011/1/4/122310.html)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/6/21/民众选择正义-反对中共迫害(图)-259207.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/6/28/134170.html

Đăng ngày 20-7-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share