Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 05-12-2019] Ghi chú của ban biên tập: Đây là một phần trong loạt bài về các trường hợp tử vong mới được dịch bởi trang tiếng Anh của Minh Huệ Net. Các trường hợp này đã được đăng trên trang tiếng Trung của Minh Huệt Net từ lâu nhưng đến bây giờ mới được dịch.

Họ tên: Lưu Tinh Mẫn (刘星敏)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 43
Thành phố: Tam Hà
Tỉnh: Hà Bắc
Nghề nghiệp: nhân viên Cục Thủy điện Số 5
Ngày mất:10/12/2017
Ngày bị bắt cuối cùng:8/6/2001
Nơi bị giam giữ cuối cùng: Trại Lao động Cưỡng bức Khai Bình

85cde43e5a2ca35702ab7c32619dc2de.jpg

Bà Lưu Tinh Mẫn

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, bà Lưu Tinh Mẫn (cựu nhân viên Cục Thủy điện Số 5 ở thành phố Tam Hà, tỉnh Hà Bắc) đã đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công. Bà bị bắt và giam giữ tại Sân vận động Thạch Cảnh Sơn. Sau khi bị áp giải về Tam Hà, bà bị cưỡng chế tham gia một phiên tẩy não và bị ép từ bỏ Pháp Luân Công. Vì từ chối tuân theo, lãnh đạo đơn vị công tác của bà đã cử người theo dõi bà suốt ngày đêm và không cho phép bà rời khỏi khu dân cư. Nếu bà rời khỏi, họ sẽ báo cảnh sát đến bắt bà.

Bà Lưu xoay sở để trở lại Bắc Kinh thỉnh nguyện một lần nữa vào ngày 12 tháng 2 năm 2000. Bà bị bắt và giam ở Trại tạm giam Thành phố Tam Hà trong 45 ngày. Cảnh sát lấy đi 200 Nhân dân tệ bà mang theo người và còn tống tiền gian đình bà 2.000 Nhân dân tệ khi họ đến đón bà. Đồng thời, cảnh sát lục soát nhà bà, tịch thu các sách Pháp Luân Công và một máy phát nhạc.

Sáng ngày 14 tháng 4 năm 2000, khi bà Lưu đang cùng hơn mười học viên khác luyện các bài công pháp Pháp Luân Công ở ngoài trời, thì bị công an bắt giữ. Công an cưỡng chế họ quỳ xuống, sốc điện bằng dùi cui và lăng mạ họ. Các học viên đã được thả vào buổi tối cùng ngày.

Ngày 29 tháng 6 năm 2000, bà Lưu tiếp tục đi đến Bắc Kinh thỉnh nguyện lần thứ ba và lại bị bắt giữ. Cảnh sát đã áp giải bà về Tam Hà và ép bà viết cam kết không đến Bắc Kinh nữa. Khi bà từ chối, họ đã tát vào mặt bà khiến bà bị ù tai. Ở trong trại giam, bà tuyệt thực và bị lính canh đánh đập. Bà tiếp tục tuyệt thực và được thả sau sáu ngày.

Ngày 6 tháng 10 năm 2000, bà lại kháng nghị lên chính quyền và bị giam giữ. Bà tuyệt thực trong một tuần và được về nhà.

Do liên tục đến Bắc Kinh thỉnh nguyện, bà Lưu bị cấp trên sa thải vào tháng 12 năm 2000. Công việc của các thành viên trong gia đình bà cũng bị ảnh hưởng. Sau đó, quản lý của bà đã tìm bà và cố thuyết phục bà từ bỏ Pháp Luân Công bằng cách hứa sẽ cho bà quay lại làm việc. Bà từ chối và tiếp tục đi đến Bắc Kinh thỉnh nguyện vào ngày 18 tháng 12 năm 2000.

Ngày 30 tháng 12 năm 2000, cảnh sát đã bắt bà ngay bên ngoài nhà bà khi vừa từ Bắc Kinh trở về. Bà kháng cự và nhanh chóng được trả tự do.

Ngày 8 tháng 6 năm 2001, khi bà Lưu đang đi bộ trên đường, công an đã chặn bà và đưa bà đến Trại Lao động Cưỡng bức Khai Bình để thụ án 2 năm. Bà tuyệt thực để phản kháng và bị biệt giam dưới sự giám sát của hai tù nhân. Những tù nhân này đe dọa, tra tấn, bức thực và không cho bà ngủ. Bà đã được thả vào ngày 18 tháng 4 năm 2002.

Khoảng 11 giờ 30 tối ngày 19 tháng 7 năm 2008, bà Lưu bị sách nhiễu tại nhà. Nhà chức trách tìm cách tịch thu giấy tờ tùy thân nhằm ngăn bà đến Bắc Kinh trong thời gian diễn ra Thế vận hội Olympic. Bà phản kháng kịch liệt và đến ngày hôm sau các nhân viên chính quyền đó mới rời đi.

Từ ngày 8 đến ngày 25 tháng 11 năm 2012, trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, chính quyền lại tiếp tục sách nhiễu và giám sát bà, giống cách họ đã làm vào các dịp lễ lớn và các ngày kỷ niệm liên quan đến Pháp Luân Công.

Do liên tục bị bức hại, sức khỏe của bà Dương dần suy kiệt. Bà đã qua đời ngày 10 tháng 12 năm 2017, khi mới 43 tuổi.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/12/5/396679.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/1/12/223580.html

Đăng ngày 24-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share