Bài viết của Hiểu Ngữ và Nhất Ngôn

[MINH HUỆ 07-02-2025] Năm 1999, hai quan chức quân sự cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã xuất bản cuốn Chiến tranh không giới hạn, trong đó đề xuất việc đánh bại kẻ thù bằng các phương thức mà không cần đối đầu trực tiếp bằng quân sự. Cụ thể là, cuốn sách nói về chiến tranh bằng chính trị, các công cụ pháp lý (luật pháp), và các biện pháp kinh tế.

Mặc dù mãi đến năm 1999, cuốn sách này mới được xuất bản, nhưng những chiến thuật này, từ khi mới xuất hiện, đã được ĐCSTQ vận dụng trong hàng loạt cuộc vận động chính trị. Với giá trị cốt lõi là đấu tranh giai cấp, bạo lực, và dối trá, chính quyền cộng sản Trung Quốc nhắm mục tiêu và các nhóm bị nó coi là kẻ thù mà không đếm xỉa đến bất cứ chuẩn mực đạo đức nào.

Từ thời Karl Marx, thuyết vô thần đã là một chủ để trung tâm của hệ tư tưởng cộng sản. ĐCSTQ đã lợi dụng thuyết vô thần và thuyết tiến hóa để lừa mị dân chúng, khiến các đảng viên ĐCSTQ bị thuần hóa như động vật, mà đánh mất đi phẩm giá và nhân tính của bản thân. Nhớ có nhà sinh vật học người Anh tên Henry Huxley từng tự xưng là con chó ngao của Darwin; còn Giang Thanh, vợ của Mao Trạch Đông, khi giải thích về vai trò của mình trong cuộc Cách mạng Văn hóa, đã tự gọi mình là con chó của Chủ tịch Mao, sẵn sàng tấn công kẻ địch khi cần.

Đây không phải là vấn đề nhỏ, vì xã hội nhân loại không phải là vương quốc động vật. Nói cho cùng, con người có thể tạo ra nền văn minh còn động vật thì không. Tuy nhiên, sau khi du nhập vào Trung Quốc, hệ tư tưởng cộng sản đã nhanh chóng lan rộng, để lại dấu vết của máu cùng những thảm kịch. Bằng sự tàn bạo và dối trá, chính quyền vừa lừa mị những người thiện lương, vừa kích động những kẻ có động cơ ích kỷ tấn công những người khác. Nó đã dùng hàng loạt biện pháp, từ tàn bạo tuyệt đối tới các công cụ chính trị, pháp lý và kinh tế — những đặc điểm điển hình của chiến tranh không giới hạn.

Trong phong trào Cải cách Ruộng đất năm 1950, ĐCSTQ đã cưỡng chế tịch thu đất đai và tài sản của địa chủ, dán nhãn cho những người đối lập là “giai cấp bóc lột”, hòng biện minh cho sự tàn bạo mà nó đã gây ra. Suốt mấy thập niên sau đó, chính quyền ĐCSTQ vẫn huy động dân thường tấn công địa chủ và con cháu của họ, từ đó gieo rắc lòng thù hận vào tâm trí nhân dân, khiến họ mất đi sự tôn trọng dành cho nhau.

Trong phong trào Chống Cánh hữu (1957-1959), ĐCSTQ lại đàn áp các phần tử trí thức có hiểu biết về lịch sử và trân trọng các giá trị truyền thống, vốn là đại diện cho dòng chính của xã hội, giữ vai trò quan trọng trong việc truyền thừa di sản của nền văn minh hàng nghìn năm của Trung Quốc. Để phong trào này thành công, trước tiên, ĐCSTQ “hoan nghênh” giới trí thức phát biểu ý kiến trung thực, rồi lại dùng những ý kiến đó làm “bằng chứng” để gán tội cho họ.

Phong trào Chống Cánh hữu đã giáng một đòn nặng nề lên nền văn hóa truyền thống Trung Quốc. Qua chiến dịch này, giới trí thức đã đánh mất phẩm giá của mình trong việc bảo vệ các giá trị truyền thống. Họ cũng học cách im lặng hoặc răm rắp nghe theo tuyên truyền của ĐCSTQ, vì đó là cách duy nhất để được an toàn.

Cuộc Cách mạng Văn hóa (1966-1976) đã tiến thêm một bước nữa trong việc phá hủy các giá trị văn hóa truyền thống Trung Hoa một cách hệ thống. ĐCSTQ phỉ báng Khổng Tử, xúi giục người dân đấu tố lẫn nhau: trò đấu tố thầy, con đấu tố cha mẹ, và ngay giữa vợ với chồng, cũng xúi giục đấu tranh giai cấp. Qua chiến dịch kéo dài hàng thập kỷ này, ĐCSTQ đã khiến người dân Trung Quốc chối bỏ nền văn hóa của chính mình, kể cả giá trị quan và nhân cách, rồi lại nhồi nhét văn hóa ĐCSTQ.

Sau hàng loạt cuộc vận động đẫm máu, thảm kịch vẫn tiếp diễn, đáng chú ý là vụ Thảm sát Thiên An Môn năm 1989 và cuộc bức Pháp Luân Công từ năm 1999 cho đến nay. ĐCSTQ đã lợi dụng toàn bộ bộ máy nhà nước để đàn áp nhóm người tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn, và lừa gạt công chúng bằng những tuyên truyền thù hận bất tận. Với “kinh nghiệm xương máu” qua các cuộc vận động chính trị trước đây, nhiều người đã học cách đánh mất lương tri và tư duy độc lập và đã trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào cuộc đàn áp.

Rất nhiều học viên Pháp Luân Công bị phân biệt đối xử, bị bắt giữ và giam cầm chỉ vì tín ngưỡng vào Chân-Thiện-Nhẫn. Họ đã phải chịu đựng những tra tấn về thể xác, dày vò tinh thần, lao động cưỡng bức, và các lớp tẩy não liên miên. Theo thống kê từ trang website Minh Huệ, hơn 5.000 học viên đã thiệt mạng, nhưng con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều do ĐCSTQ kiểm duyệt thông tin và che giấu tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng của nó.

Như đã đề cập bên trên, các cuộc vận động do ĐCSTQ phát động đều mang đặc điểm của chiến tranh không giới hạn, đặc biệt là với cuộc bức hại Pháp Luân Công. ĐCSTQ thành lập Phòng 610, một cơ quan ngoài vòng pháp luật, để thực thi cuộc bức hại ở tất cả các cấp, mọi ngành nghề, và len lỏi đến từng ngóc ngách của xã hội. Không chỉ bắt giữ, giam cầm và tra tấn các học viên, ĐCSTQ còn cưỡng chế khiến con cái của các học viên phải bỏ học, ép buộc các cặp vợ chồng phải ly hôn, và ép chủ lao động chấm dứt hợp đồng lao động với các học viên. Động cơ của những tội ác này có thể tóm gọn trong một mệnh lệnh của Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của ĐCSTQ, nhằm bức hại các học viên Pháp Luân Công: “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể”.

Hiện nay, ĐCSTQ tiếp tục bành trướng mưu đồ cộng sản chủ nghĩa của nó ra nước ngoài, kể cả xuất khẩu cuộc bức hại Pháp Luân Công ra nước ngoài, nhưng ngày càng có nhiều người nhận thức rõ bản chất của ĐCSTQ. Hơn 440 triệu người đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Phong trào bài trừ ĐCSTQ trong xã hội quốc tế sẽ giúp nhiều người hơn nữa tìm lại lương tâm của mình và tránh xa nguy hiểm.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/2/7/490460.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/2/13/225456.html

Đăng ngày 24-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share