Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 02-02-2025] Sau khi đọc bài viết “26 trận chiến —— Trạng thái Chính Pháp nhìn thấy trong mộng”, mặc dù nội dung là lời nhắc nhở của Thần dành cho đồng tu tác giả, nhưng tôi vẫn có đôi điều cảm khái muốn giao lưu cùng các đồng tu.
Trong bài viết có nói giấc mơ đó xảy ra vào năm 2023, đồng tu tác giả ngộ ra có tổng cộng 26 trận chiến: Từ năm 1999 đến năm 2025, mười mấy trận chiến đầu (mười mấy năm đầu), chúng ta đều giành thắng lợi; nhưng ba trận chiến thứ 21, 22, 23 chúng ta lại thất bại, thời gian tương ứng chính là ba năm đại dịch từ năm 2020 đến năm 2022. Lý giải cá nhân của tôi là: Ba năm đại dịch lẽ ra không nên xảy ra, vì nó đã cản trở việc cứu người của các đệ tử Đại Pháp. Tôi nhớ, trong thời gian dịch bệnh, có một hôm mà số người tam thoái giảm xuống chỉ còn hơn 20.000 người, muốn đạt đến con số 50.000 người/ngày như trước đó là vô cùng khó.
Trong bài viết còn đề cập đến ba trận chiến thứ 24, 25, 26 từ năm 2023 đến năm 2025 vẫn chưa bắt đầu. Trong giấc mơ, đồng tu đó hỏi vị Thần kết quả sẽ ra sao, Thần nói kết quả không mấy lạc quan, vì “quân đội” đã mệt mỏi rồi, họ cảm thấy họ đã cống hiến hết mình trong những trận chiến đầu tiên và chiến thắng đã nằm trong tầm tay; nên họ sinh ra tự mãn và không muốn chiến đấu hết mình nữa, họ muốn nghỉ ngơi, cảm thấy những trận chiến cuối cùng không còn quan trọng nữa.“
Thật vậy, xét theo tình hình hiện tại, cá nhân tôi cho rằng chúng ta đã thua hai trận chiến thứ 24 và 25, nếu không thì cuộc bức hại ở hải ngoại đã không xảy ra. Còn trận chiến thứ 26 vẫn chưa kết thúc, vì vậy năm 2025 là hết sức trọng yếu. Tuy nhiên, cho dù chúng ta thua cả ba trận chiến cuối cùng, nhưng trên tổng thể, chúng ta vẫn là bên chiến thắng, nên không ảnh hưởng đến đại cục. Nhưng đối với tu luyện cá nhân, rất có thể trong ba năm cuối cùng này, chúng ta sẽ có một số người bị rớt lại phía sau, hoặc để lại tiếc nuối, hoặc mất đi nhục thân, hoặc không hoàn thành được sứ mệnh.
Đọc xong bài viết này, tôi bỗng nhớ đến một câu Pháp của Sư phụ trong “Chuyển Pháp Luân”:
“Hết thảy mọi sự việc ở chốn người thường chúng ta đều là do tự mình tạo thành hết.” (Bài giảng thứ năm, Chuyển Pháp Luân)
Kết hợp với những chia sẻ trong bài viết nêu trên với tình hình tu luyện ở địa phương tôi và xung quanh, tôi thấy đúng là không mấy lạc quan, xác thực là ý chí của một số đệ tử Đại Pháp đã trở nên tiêu trầm. Tôi nhớ có một đồng tu bên cạnh kể với tôi là đã nhìn thấy thần thể của cô ấy là một vị Phật, nhưng bên ngoài lại loang lổ gỉ sét, cô ấy vô cùng đau lòng. Tôi còn nhớ có một đồng tu nữa viết trong bài chia sẻ rằng, cây bút Thần mà Sư phụ ban cho mỗi người cũng đã bị gỉ sét vì không vạch trần cuộc bức hại, không dùng bút để chứng thực sự vĩ đại của Đại Pháp. Ngoài ra còn có một đồng tu đã được nhắc nhở mười mấy năm rồi mà khi phát chính niệm vẫn bị đổ tay.
Sư phụ giảng:
“Chư vị biết chăng? Thứ phát ra ấy hình thành ở toàn cầu một thứ dinh dính như hồ, rất ít tà ác liền có thể can nhiễu chư vị, nhưng chư vị lại thanh lý không được.” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI)
Đúng như vậy, cựu thế lực cho rằng không cần tốn nhiều tinh lực để đối phó với các đồng tu ở Đại lục nữa, vì tự họ đã mỏi mệt rồi, buông lơi rồi, từ đó chuyển sang đường tà rồi, cựu thế lực bèn tập trung tinh lực để đối phó với hải ngoại, mới khiến Trung Cộng phát động cuộc chiến dư luận, chiến tranh pháp lý, và chiến tranh không giới hạn nhắm vào Pháp Luân Công mà lẽ ra không nên xảy ra.
Ngoài ra, lúc đó, tôi còn có một quan niệm không chính rằng: Đây là tà ác thừa nhận một cách biến tướng rằng chúng đã thất bại trong cuộc bức hại ở Đại lục nên mới chạy ra nước ngoài. Còn có một số quan niệm không chính nữa, như: “hình thế hiện tại đã thoải mái hơn rồi”, “thế lực tà ác đã không còn nhiều như trước nữa”, “chúng đã không còn tác dụng nữa”… từ đó buông lơi bước đi đều chân tinh tấn.
Tà ác đã điều chỉnh sách lược rồi, mà chúng ta vẫn cứ giậm chân tại chỗ! Quan Vũ chủ quan đã để mất Kinh Châu, Mã Tắc khinh địch mà để mất Nhai Đình. Chính phương thức “luộc ếch trong nước ấm” này (chỉ là ví von) càng khiến chúng ta dễ dàng buông lơi, vì vậy phải cảnh giác.
Từ góc độ cá nhân tôi, tôi hiểu rằng, nói là Đại lục và hải ngoại, kỳ thực chúng ta vẫn luôn là một chỉnh thể. Sự việc của hải ngoại chính là sự việc của Đại lục, sự tiêu trầm của các đệ tử Đại Pháp Đại lục sẽ ảnh hưởng đến hải ngoại. Vả lại, tôi nghĩ, việc này xảy ra không phải là năm ngoái mới bắt đầu, mà đã bắt đầu từ khi cuộc bức hại nổ ra vào năm 1999 rồi, đây là ván cờ mà tà ác đã bày sẵn.
Có người đã mê trong ván cờ đó mà không thoát ra được, chỉ là ở giai đoạn cuối mới biểu hiện rõ ràng hơn, tôi chỉ nêu một vài biểu hiện để minh họa, chứ không toàn diện, cũng không phân tích chi tiết, như có người không còn muốn ra ngoài cứu người nữa; có người bị tà ác theo dõi gắt gao liền “trốn” đi; có người nghe phong thanh gì đó, liền chuyển thiết bị đi, từ đó bông hoa nhỏ không còn nở nữa; có người bị tà ác bức hại bằng hình thức “bảo lãnh tại ngoại”, rồi rơi vào tư duy người thường, không dám ra ngoài làm các việc Đại Pháp nữa, thậm chí nhắc tới hạng mục còn nói rằng: “Tôi còn mấy ngày nữa là hết hạn bảo lãnh rồi, mấy ngày này đừng để xảy ra chuyện gì”, từ đó bị nhân tâm dẫn động, bị tà ác khống chế; có người còn chủ động đến đồn cảnh sát địa phương để “báo cáo” hàng ngày, hàng tuần — người đi trên con đường tu luyện mà đi báo cáo với đồn cảnh sát người thường gì chứ? Đương nhiên, người chưa bỏ được tâm sợ hãi cũng vẫn có; có người chỉ đọc “Tuần san Minh Huệ”, không chịu ra ngoài làm việc; cũng có người làm việc qua loa, đối phó, hạ thấp tiêu chuẩn làm việc và cứu người.
Đối với Pháp nạn, cho dù là ngày hôm qua, ngày hôm nay, hay ngày mai, đệ tử Đại Pháp tuyệt đối không thế chấp thuận, tuyệt đối không thừa nhận. Chúng ta là người bảo vệ vũ trụ, chúng ta có trách nhiệm hộ Sư hộ Pháp. Các bài giao lưu về Pháp nạn đã có nhiều rồi, ở đây tôi không nói thêm nữa. Nhưng tôi cảm thấy mấy năm nay, chúng ta không giống như nhân vật chính, mà lại trở thành nhân vật phụ nơi thế gian rồi. Bởi vậy, tôi muốn mượn tên một bản nhạc “Thiên không vang lên kèn hiệu của Thần” do một nhạc sỹ ở nước ngoài sáng tác để làm tiêu đề cho bài viết này. Hy vọng mỗi đệ tử Đại Pháp đều thổi vang kèn hiệu Thần của mình, phát ra âm thanh mạnh mẽ nhất của người bảo vệ vũ trụ: Giải thể bức hại!
Cuối cùng, xin được trích dẫn bài thơ “Chớ thất bại” trong “Hồng Ngâm VI” của Sư phụ để cùng các đồng tu nỗ lực:
Bất Yếu Thất Bại
Sinh mệnh đích luân hồi thị đẳng đãi Nhất thiết đáo liễu hoại-diệt đích thời đại
Sáng Thế Chủ tái tạo tân thiên thể
Nhân vị Tha đối chúng sinh ái
Nhân đa thị Thần hạ thế đới trước Thiên quốc đích tín lại
Ngã truyền chân tướng thị Sáng Thế Chủ đích chỉ phái
Biệt vãng hiện đại quan niệm hành vi thượng mại
Danh-lợi-tình hồi thiên thời bất năng đới
Vô thần luận tiến hóa luận tại bả nhân hại
Thủ trụ thiện lương dữ truyền thống biệt bả tự kỷ xuất mại
Vị liễu nhĩ Thiên quốc chúng sinh đắc cứu bất yếu thất bạiTạm dịch
Không được thất bại
Luân hồi của sinh mệnh là để chờ đợi
Hết thảy đã đến thời hoại-diệt
Sáng Thế Chủ tái tạo thiên thể mới
Bởi lẽ Ngài yêu thương chúng sinh
Con người đa phần là Thần hạ thế mang theo tín niệm của Thiên quốc
Tôi truyền chân tướng là theo chỉ lệnh của Sáng Thế Chủ
Chớ chạy theo quan niệm, hành vi hiện đại
Danh-lợi-tình lúc trở về trời không thể mang theo
Vô thần luận, tiến hóa luận đang hại người
Giữ vững thiện lương cùng truyền thống, chớ bán rẻ bản thân
Vì để chúng sinh nơi Thiên quốc của bạn được cứu, không được thất bại(Hồng Ngâm VI)
Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/2/2/490285.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/2/4/225312.html
Đăng ngày 04-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.