Bài viết của đệ tử Đại Pháp tỉnh Liêu Ninh
[MINH HUỆ 30-12-2024] Tôi là một bà lão ở nông thôn, năm nay 72 tuổi, là người bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ tháng 11 năm 1998. Tôi đã từng đi học hai năm, khi đọc sách “Chuyển Pháp Luân” lần đầu tiên, có rất nhiều chữ mà tôi không biết, nhưng bây giờ tôi không những biết chữ, mà còn có thể chép lại nguyên cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”.
Tu luyện trong nhiều năm, tôi thật sự được ích lợi từ Đại Pháp. Tại đây, vì độ dài của bài viết có hạn, nên tôi viết ra một số sự việc mà tôi được ích lợi từ Đại Pháp.
Tu Đại Pháp, làm người tốt, trả nợ suôn sẻ
Năm 2006, chồng tôi qua đời. Tuy ông đi rồi, nhưng để lại cho tôi một khoản nợ trị giá 40 ngàn Nhân dân tệ. Sau khi làm xong lễ tang của chồng, các chủ nợ đều đến nhà tôi, đếm đếm phải có hơn mười chủ nợ. Khi chồng tôi bệnh nặng còn chưa chết, chủ nợ đã đến đòi nợ từ sáng sớm, người ta sợ chồng tôi đi rồi, không thể trả nợ. Đối với người ở nông thôn như chúng tôi, trả nợ 40 ngàn Nhân dân tệ thật sự không phải là con số nhỏ.
Tôi có ba đứa con trai, khi ấy chỉ có con trai lớn đã kết hôn. Các chủ nợ nói để con trai lớn của tôi trả. Nhưng chính con trai lớn cũng thiếu nợ. Ngay khi con dâu lớn nghe xong, cháu xông đến con trai lớn và nói: “Nếu anh trả số nợ này, thì chúng ta ly hôn nhé.”
Vì vậy tôi nói: “Mẹ sẽ trả.” Các chủ nợ hỏi: “Chị lấy gì để trả?” Tôi trả lời: “Tôi hiện cũng không có kỳ vọng gì, chỉ cần các vị cho tôi một chút thời gian, tôi đồng ý trả, tôi có thể trả hết.” Các chủ nợ thấy không có chiêu nào khác nên đã rời đi.
Tôi biết, mình tu luyện Pháp Luân Công, làm người theo Chân-Thiện-Nhẫn, khoản nợ này không thể không trả. Tuy nhiên, gia đình tôi không những nghèo túng, mà còn có hai đứa con trai chưa kết hôn, con trai thứ hai 23 tuổi, con trai út 20 tuổi. Khi ấy đã không có ai dám cho tôi mượn tiền, tôi chỉ có thể dựa vào chính mình đi kiếm tiền. Nhưng tôi lại không biết làm gì, trước đây mọi việc trong gia đình đều là chồng lo liệu, tôi chưa từng làm việc gì. Trồng trọt cũng là làm theo chồng, chứ tôi không biết xoay xở, không biết thu xếp.
Kể từ khi tôi có tâm phải trả nợ, việc trồng trọt cũng trở nên thuận lợi. Mười lăm mẫu đất của gia đình tôi thật sự trồng gì được nấy, mọi người trong làng đều ngưỡng mộ tôi. Một năm nọ, cây lúa, cây đậu và cây bắp đều bị mưa đá, khi ấy cây lúa vừa được bọc lại, cây đậu bị mưa đá đập trúng chỉ còn lại cây cọc nhỏ. Khi này tôi đã lo lắng: Mình trông chờ vào một chút đất này để kiếm tiền trả nợ! Ngay sau đó, tôi lại suy nghĩ viển vông: “Nửa tháng sau mình lại lên núi, nếu cả hai hàng cây lúa đều mọc đầy lúa, trĩu xuống, thì tốt biết mấy!” Thật không ngờ, nửa tháng sau, tôi lên núi xem, thật sự giống như tôi nghĩ, cả cây lúa và cây đậu đều mọc ra. Cuối cùng khi thu hoạch, hạt đậu nành lớn như mắt gà, và cùi bắp dài hơn một thước.
Còn nữa, khi trồng đậu phộng, tôi trồng không sâu, nên tôi bù lại, đào sâu hơn, mất thêm sáu bảy ngày. Tôi vừa bù lại vừa nghĩ: Đúng rồi, trồng cạn như thế này, hễ mặt trời ló dạng, thì chẳng phải đậu bị phơi khô hết sao? Nếu kể từ hôm nay, bốn năm ngày tiếp theo trời đều âm u, thì tốt rồi, đậu phộng có thể bén rễ, chứ tôi thực ra không có khả năng tưới nước. Kết quả là, khi đậu nảy mầm, bốn năm ngày tiếp theo trời đều âm u.
Ông trời giúp tôi như thế, tôi biết đây đều là phúc của Sư phụ Đại Pháp ban cho mình, giúp đệ tử thoát khỏi hoàn cảnh nợ nần khó khăn.
Năm đó, những gia đình khác không có thu hoạch, vì đất đều liền nhau, nên mảnh đất lớn của tôi là có cây bắp. Đến khi cây bắp nhà tôi được cắt xong, nhìn lại cây của hai nhà bên cạnh đều bị chết mầm. Rất nhiều người đều đến mảnh đất của gia đình tôi, và hỏi tôi dùng loại hạt giống gì? Tôi biết, những cây bắp và cây đậu này không phải là mình trồng ra, tôi chỉ động tay động chân thôi, là Sư phụ ban cho tôi, là phúc mà tôi có được khi tu luyện Đại Pháp.
Năm đó, chỉ riêng đậu phộng đã bán được 10 ngàn 800 Nhân dân tệ, còn bắp bán được hơn 10 ngàn Nhân dân tệ. Tôi không giữ lại chi phí sinh hoạt cho mình, mà chỉ giữ lại 5 ngàn để mua hạt giống và phân bón cho năm sau, toàn bộ số tiền còn lại đều trả nợ. Những người khác, còn có chủ nợ, có lẽ đều nghĩ tôi không bị vỡ nợ sao? Vì vậy khi tôi trả tiền cho nhà nào, thì nhà nấy đều đặc biệt vui mừng.
Tôi là người tu luyện, bất kể tôi gặp nạn lớn đến thế nào, chịu khổ bao nhiêu, tôi cũng phải nghĩ cho người khác, đây là điều Sư phụ dạy tôi.
Hai đứa con trai thuận lợi lấy vợ
Lại kể chuyện hôn sự của hai con trai của tôi.
Khi những khoản nợ đó còn chưa trả xong, con trai út của tôi đã sắp 30 tuổi. Điều kiện gia đình của tôi không tốt, hơn nữa con trai út của tôi cũng là một người bình thường, nên tự nhiên không có ai đề nghị kết hôn với cháu. Người ở nông thôn không dễ tìm đối tượng sau 30 tuổi.
Với lời đề nghị của đồng tu, tôi đã xin Sư phụ, bởi vì chúng tôi hiểu việc này cũng có liên quan đến tu luyện của tôi. Tôi xin Sư phụ xong, khoảng mười ngày sau, có người đến đề nghị kết hôn với con trai út. Đối tượng [kết hôn] này của con trai tôi là một cô gái mới lớn, nhỏ hơn cháu 5 tuổi. Con trai rất vui, cháu nói với tôi: “Mẹ à, cô ấy đòi bao nhiêu của hồi môn thì mẹ đều cho nhé.” Kết quả là người ta đòi một căn nhà!
Tôi thật lo lắng việc này! Tôi trả nợ còn chưa xong, lấy gì để cho người ta một căn nhà chứ?! Thật không ngờ, sau đó tôi chỉ mượn 50 ngàn Nhân dân tệ làm của hồi môn, và hai con đã kết hôn. Khi mua nhà, tôi lại cho hai con 30 ngàn Nhân dân tệ, hai cháu tự lo liệu mua nhà. Họ hàng thấy con trai tôi kết hôn và có nhà mới, họ nói: “Đứa trẻ này, coi như cha cháu còn sống, chẳng phải đã là như vậy sao? Còn có thể hơn thế này đến đâu?!”
Sau đó, cuộc hôn nhân của con trai thứ hai của tôi cũng ổn thỏa. Các con thiếu nợ một chút, con trai bảo tôi không cần trả, cháu tự trả. Tôi chia [tiền] ra mỗi năm cho cháu một chút, cũng tính là tôi đã trả xong.
Mọi người lại bàn luận: “Bà lão này cũng hay thật, tiền ở đâu ra thế?” Tôi thầm nghĩ, mình hay gì? Đều là vì mình tu luyện, Sư phụ giúp mình!
Tìm một công việc vừa ý
Sau khi trả nợ xong, tôi muốn tìm công việc làm bảo mẫu. Tôi thầm nghĩ, nếu có một bà lão làm bạn với mình, cùng nhau học Pháp tu luyện thì tốt, vừa học Pháp, vừa kiếm tiền, thật tốt biết bao. Vài ngày sau, một đồng tu nói với tôi, có một đồng tu có cuộc sống khó khăn cần tìm bảo mẫu. Nguyện vọng của tôi lại thành hiện thực, làm bạn với đồng tu, chăm lo cuộc sống của bà, cùng học Pháp, cùng luyện công, không bỏ lỡ hai việc này.
Đây chính là câu chuyện mà tôi được ích lợi từ tu luyện Đại Pháp.
Bản quyền © 1999-2025 thuộc Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2024/12/30/修煉大法得的福-485584.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/1/24/223820.html
Đăng ngày 11-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.