Bài viết của Shui Mu, một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp từ thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây
[MINH HUỆ 15-03-2008] Tôi là một giáo viên, và một trong những sinh viên của tôi đã tiếp tục làm việc ở trường mà tôi dạy. Cả hai chúng tôi đều về hưu vào năm 1990. Cách đây một vài năm, chúng tôi đã thu xếp gặp nhau, và cô ấy đã nói với tôi rằng cô đã tổ chức một lớp viết luận sau giờ học. Cô có nhiều sinh viên theo học và kiếm được nhiều tiền. Tôi đã cảm thấy khó chịu khi tôi nghe cô ấy nói. Sau đó, tôi nhận ra rằng tôi đang ganh tị tật đố. Từ đó trở đi, tôi luôn thêm vào một niệm về loại bỏ tâm ganh tị tật đố khi phát chính niệm. Tôi đã nghĩ rằng tất cả những chấp trước ganh tị tật đố của tôi đã được loại trừ.
Sau khi Minh Huệ đăng “Một loạt bài về loại bỏ chấp trước ganh tị” (https://en.minghui.org/html/articles/2008/1/28/93737.html), tôi đã đọc tất cả những bài đó một lần. Những bài này là những tấm gương để tôi nhìn lại chính mình, cả bên trong lẫn bên ngoài. Tôi đã đọc lại Pháp của Sư Phụ về tâm ganh tị (Bài giảng thứ bẩy, Chuyển Pháp Luân, bản dịch 2003):
”Tâm ganh tị tật đố rất nghiêm trọng, vì nó trực tiếp liên quan đến việc chúng ta có thể tu luyên viên mãn hay không.”
”…một người mà không bỏ được tâm ganh tị tật đố trong khi tu luyện sẽ không thể đạt được quả vị, anh ta chắc chắn không đạt quả vị.”
”Nhưng đó là tuyệt đối không thể nếu chư vị không buông bỏ được tâm ganh tị tật đố của chư vị.”
Với một cái búa nặng, Pháp của Sư Phụ đã khai mở tâm tôi và để tôi nhìn lại mình: Tôi đã hoàn toàn loại bỏ chấp trước ganh tị tật đố của tôi chưa? Câu trả lời là…chưa! Tôi không chỉ có chấp trước này, mà nó còn rất trầm trọng.
Sau khi tìm ra chấp trước ganh tị tật đố của mình, tôi cũng đã tìm thấy nhiều những chấp trước khác, như là tâm hiển thị, tranh đầu, sợ hãi, dâm dục, truy cầu, tìm kiếm sự thoải mái, ích kỷ, và ham muốn. Tôi đã phô bày ra nhiều những chấp trước này mà không biết. Ví dụ như, tôi sẽ cảm thấy tự hào khi những người khác thán phục sức khoẻ tốt mà tôi đạt được qua tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Khi một vài người về hưu làm những công việc mới đã trở nên ốm yếu, tôi đã không thông cảm, và tôi nghĩ rằng sự truy cầu danh lợi của họ đã gây cho họ rắc rối. Tôi cảm thấy rằng tôi có sự sáng suốt hơn, tư tưởng cao hơn và do vậy tôi tốt hơn những người khác. Khi tôi quan sát những bạn đồng tu thăng tiến nhiều trong tu luyện, tôi đã cầu Sư Phụ ban cho tôi thêm một số năng lực và thăng tiến. Về chấp trước dâm dục, tim tôi bỗng nhiên đập nhanh hơn khi tôi thấy một người đàn ông đẹp trai.
Một chấp trước rất nghiêm trọng của tôi là sợ hãi, từ lâu nó đã ngăn cản tôi ra ngoài phát tài liệu giảng chân tượng về Pháp Luân Công. Tôi chỉ làm sáng tỏ sự thật về Pháp Luân Công với bạn bè và họ hàng. Tôi đã sợ bị bắt và sợ có xung đột mâu thuẫn với gia đình tôi. Chấp trước ganh tị tật đố của tôi do vậy đã trở nên ngày càng trầm trọng.
Mẹ tôi qua đời năm 2006. Tất cả anh chị em ruột của tôi và tôi đã trở về nhà để mai táng mẹ. Sau khi lễ tang, em trai tôi, người đã sống với mẹ tôi, đưa cho mỗi người chúng tôi một túi thức ăn. Em gái tôi đã nhận được túi to hơn của tôi. Tâm ganh tị tật đố và chấp trước danh dự, kiêu hãnh và lợi ích của tôi tất cả đã nổi lên. Tôi không thể chịu được và đã khóc. Cũng có những ví dụ khác, nhưng tôi đã không coi trọng chúng.
Sư Phụ đã nói: ”Bởi vì tâm tật đố biểu hiện cực kỳ mạnh mẽ ở Trung Quốc, mạnh mẽ đến mức đã trở thành tự nhiên, bản thân không cảm giác thấy.”… ”Nếu tâm ganh tị không được loại bỏ, thì tất cả những tâm mà chúng ta tu luyện được sẽ trở thành yếu nhược.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân, bản dịch 2003).
Với nhiều chấp trước như vậy, tôi đã bị cựu thế lực lợi dụng và đã bị ốm nặng trong một tháng. Tôi gần như đã không thể bình phục. Sau đó tôi đã rất sợ hãi, và tôi lo lắng rằng tôi có căn bệnh lạ nào đó. Và tôi cũng sợ rằng bệnh của tôi sẽ tạo ra cho những người quanh tôi những ấn tượng không tốt về Đại Pháp, nhưng tôi càng sợ thì bệnh lại càng nặng hơn. Pháp của Sư Phụ cuối cùng đã thức tỉnh tôi:
”Chư vị là một người tu luyện, như vậy nếu chư vị luôn nghĩ đó là bệnh, thực tế là chư vị đang cầu nó—chư vi đang cầu bệnh đó, và như vậy nó sẽ có thể nhập vào. Là một người tu luyện tâm tính của chư vị nhất định phải cao. Đừng sợ rằng đó là bệnh. Lo sợ mắc bệnh chính nó là một tâm chấp trước, và nó có thể mang lại cho chư vị phiền phức tương tự. Trong tu luyện chư vị cần phải tiêu nghiệp, và tiêu nghiệp sẽ đau khổ—trong thế giới này làm sao chư vị có thể tăng công một cách quá ư thoải mái được! Và làm sao chư vị có thể loại bỏ những chấp trước của chư vị đây?” ( Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân, bản dịch 2003).
Tôi đã đọc Pháp này nhiều lần; tại sao tôi vẫn cứ không rõ mãi như vậy? Đây là vấn đề tôi có thực sự hiểu Pháp hay không. Do vậy, tôi đã thanh tỉnh trở lại và nhìn vào bên trong. Tôi tự hỏi mình: “Là một đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp, tôi đã làm tốt ba điều chưa?” So với những đệ tử khác, tôi còn xa ở đằng sau, đặc biệt về việc làm sáng tỏ sự thật. “Tôi nên làm gì? Tôi phải nghiêm khắc với chính mình. Tôi không nên nằm trên giường và thừa nhận “căn bệnh”. Tôi nên ra ngoài làm sáng tỏ sự thật, phân phát tài liệu làm sáng tỏ sự thật, và phủ nhận an bài của cựu thế lực”. Dưới sự bảo vệ của Sư Phụ và với sự giúp đỡ của gia đình, tôi đã phân phát tài liệu trên đường phố trong vài ngày trong thời tiết lạnh. Bệnh của tôi đã biến mất.
Qua kinh nghiệm này tôi nhận ra nhiều hơn nữa rằng:
1. Chúng ta phải học Pháp bằng tất cả tâm trí của chúng ta. Có thể đọc và ghi nhớ Pháp không có nghĩa là chúng ta có thể hành động theo Pháp. Đọc mà không hiểu biết sẽ không giúp đề cao tâm tính của một người. Tôi đã bắt đầu học thuộc lòng Pháp thậm trí trước cả khi Đảng Cộng sản trung quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, vậy thì tại sao tôi vẫn còn nhiều tâm chấp trước như vậy? Đó là bởi vì việc học Pháp của tôi chỉ ở bề mặt, và tôi đã không hiểu những hàm nghĩa tinh tế thâm sâu của Đại Pháp. Sư Phụ đã nói: ”Pháp môn của chúng ta là trực chỉ nhân tâm.” (“Mất và Được”, bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân, bản dịch 2003).
”Toàn bộ quá trình tu luyện chính là quá trình liên tục vứt bỏ những tâm chấp trước của con người.” ( “Chân chính đưa người lên cao tầng, bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân, bản dịch 2003).
Bởi vậy, chúng ta nên trầm tĩnh lại để học Pháp và nhìn vào bên trong trước tiên. Bất cứ khi nào chúng ta thấy có vấn đề bên trong mình, chúng ta nên xác định nó và loại trừ nó ngay. Thường thì một chấp trước sẽ không bị loại bỏ hoàn toàn chỉ trong một lần. Nó có thể xuất hiện trở lại nhiều lần. Bởi vậy, chúng ta cần liên tục học Pháp và buông bỏ chấp trước của chúng ta cho đến khi chúng ta đạt viên mãn. Bởi vậy, Sư Phụ đã nhắc đi nhắc lại với chúng ta nhiều lần về việc học Pháp liên tục.
2. Bất kể chấp trước nào không phải tồn tại chỉ mình nó. Tất cả những chấp trước là sự phát triển của chấp trước danh, lợi, và tình và đặc biệt tất cả đều phát sinh ra từ “ích kỷ”. Ví dụ về việc dự đám tang mẹ của tôi trên bề mặt đã thể hiện chấp trước vào ganh tị tật đố của tôi. Tuy nhiên, sâu thẳm bên trong, cũng có những chấp trước vào danh, lợi, và tình. Vào lúc đó, tôi nghĩ: “tôi giúp em trai rất nhiều khi em tôi phải chịu áp lực. Họ cũng tử tế với tôi. Nhưng tại sao họ đã thay đổi? Đó có phải là bởi vì em gái tôi là bác sĩ và có thể giúp đỡ họ nhiều hơn? Và em trai tôi bây giờ cảm thấy rằng tôi không còn giúp em được nữa bởi vì tôi đã về hưu 20 năm rồi?” Tôi cảm thấy rằng tôi đã không được em tôi tôn trọng nhiều, do vậy tôi đã oán hận. Tôi đã từ chối nhận quà và đi về nhà với hai bàn không và trong nước mắt.
Một sự kiện nhỏ như vậy đã thể hiện ra quá nhiều tâm chấp trước người thường như vậy trong tôi: ganh tị tật đố, danh, lợi, tình, tranh đấu, kiêu hãnh, và vân vân…Tôi đã nghĩ rất nhiều cho bản thân, nhưng không nghĩ cho người khác. Tâm từ bi của tôi ở đâu đây?
Tôi nên phải làm gì? Tôi nên học Pháp liên tục, loại bỏ những quan niệm xấu, theo sát quá trình Chính Pháp của Sư Phụ, và làm tốt ba điều để tôi có thể hoàn toàn ”Theo Sư Phụ trở về, viên mãn” một cách đường đường chính chính.(“Duyên Quy Thánh Quả”, Hồng Ngâm)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/3/15/174356.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/4/2/96003.html
Đăng ngày 18-4-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.