Quy Chính, một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 20-01-2008] Vào ngày 19, tháng 6, 2000, tôi đi Bắc Kinh để yêu cầu công lý cho Pháp Luân Đại Pháp. Tàu hoả chỉ còn lại vé loại không chỗ ngồi. Tôi đã mua một vé, lên tàu, ngồi xuống và chuẩn bị rời ghế khi người soát vé đến. Tuy nhiên, tôi đã ngồi đó suốt dọc đường đến Bắc Kinh mà không ai đến đòi lại chỗ ngồi. Tôi biết rằng Sư Phụ đã chăm lo cho đệ tử của mình. Tôi đã cám ơn Sư Phụ trong tâm tôi nhiều lần.
Ở Bắc Kinh, trên đường đến Quảng Trường Thiên An Môn, tôi đã gặp bốn người mặc quần áo tự may. Mỗi người mang một cái túi theo kiểu dân tộc thiểu số. Thậm trí những đôi giày của họ cũng là tự làm. Đế giầy đã rất mòn.
Giầy của một người được vá bằng một tấm vải lanh có dính vết máu. Hai người trong số họ thì đi tập tễnh với những cái gậy gỗ. Chúng tôi đã nhìn nhau và trong tâm mình, tôi cảm thấy rất gần gũi với họ. Sau khi nói chuyện với họ, tôi mới biết rằng họ thuộc về nhóm người dân tộc thiểu số đến từ vùng núi xa xôi hẻo lánh của tỉnh Tứ Xuyên. Mỗi người đại diện cho những học viên trong làng của họ. Những người dân trong làng thì rất nghèo và cuộc sống rất khó khăn. Vì Pháp đã được phổ truyền đến đó, tất cả họ đều được hưởng lợi và có một sức khoẻ rất tốt. Pháp cũng mang đến cho họ điều kỳ diệu. Họ chưa bao giờ học đọc ngoại trừ một người đã đi học được hai năm. Tuy nhiên tất cả họ đều có thể đọc «Chuyển Pháp Luân». Họ thay mặt các đồng tu, họ hàng, bạn bè trong làng của họ đến Bắc Kinh để chứng thực Pháp. Chi phí đi lại của họ được tặng bởi họ hàng của họ là các học viên. Họ rời nhà với hy vọng và tinh thần trách nhiệm. Họ mang theo thức ăn và những đôi giày để thay và đã vượt qua nhiều ngọn núi. Họ phải mất mấy ngày để đến được đường xe lửa. Để tiết kiệm tiền, họ đã không đi bằng xe lửa mà đi bộ dọc theo đường ray xe lửa. Họ quên ngày và đêm, đã không biết được ngày tháng, và cuối cùng họ cũng đến được Bắc Kinh. Màn là trời, chiếu là đất. Họ ăn uống trong gió, ngủ trong sương. Họ đã đến Bắc Kinh bất chấp khó khăn và hiểm nguy.
Tôi đã hỏi họ có mệt không. Họ cười: “Thay mặt những đệ tử ở vùng núi cao, chúng tôi đến. Chúng tôi chỉ muốn đến Bắc Kinh và nói với chính phủ rằng các làng xã của chúng tôi xa xôi, hẻo lánh và rất nghèo. Mọi người ở đó không thể đi đến bác sĩ. Pháp Luân Đại Pháp rất tuyệt vời và đã mang lại cho nhiều người trong chúng tôi sức khoẻ tốt. Chúng tôi cầu xin chính phủ đừng chống đối và để chúng tôi tự do tập luyện.” Tôi đã rất cảm động bởi tinh thần của họ. Tôi nói với họ rằng tôi sẽ viết xuống câu chuyện của họ và sẽ để cho tất cả đồng tu biết. Hình ảnh những khuôn mặt trong sáng, nồng nhiệt, hiền lành và hớn hở với nước mắt của họ sẽ mãi mãi in đậm trong trái tim tôi.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/1/20/170705.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/1/30/93840.html
Đăng ngày 1-2-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.