Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đức

[MINH HUỆ 02-01-2025]

Kính chào Sư phụ tôn kính!

Xin chào các bạn đồng tu!

Tôi là đệ tử Đại Pháp đắc Pháp năm 2011, kể từ khi tu luyện đã trải qua rất nhiều sự việc, thường thể hội được uy lực và sự kỳ diệu của Pháp, cũng có khảo nghiệm tâm tính lớn nhỏ, đôi khi vượt qua tốt, đôi khi vượt qua không tốt. Nhân dịp Pháp hội Đức năm nay, tôi muốn chia sẻ với mọi người về một số thể hội tu luyện trong hạng mục truyền thông những năm gần đây.

1. Sức mạnh của chỉnh thể

Trong hạng mục truyền thông, tôi thường cảm nhận được sức mạnh của chỉnh thể. Điều này thể hiện ở nhiều phương diện, và rõ ràng nhất chính là môi trường tu luyện của chúng ta.

Hiện nay, chúng tôi học Pháp tập thể cố định vào mỗi sáng sớm, buổi trưa luyện công tập thể ngoài trời, ngoài ra còn học kinh văn tập thể và chia sẻ mỗi tuần một lần. Ngoài ra cũng có thể tham gia luyện công tập thể ở điểm luyện công lân cận vào cuối tuần. Ở thành phố lớn như Berlin, hàng tuần còn có các buổi học Pháp và chia sẻ tập thể tại địa phương. Thường có nhiều đồng nghiệp cùng nhau lái xe tới đó và cùng nhau lái xe về.

Nhóm luyện công vào buổi trưa hàng ngày diễn ra ở ngoài trời và treo biểu ngữ. Đây cũng là hoạt động hồng Pháp. Nếu ở thành phố khác, rất nhiều khi phải phối hợp điều phối chuyên biệt mới có thể thực hiện được hoạt động này. Trong hạng mục truyền thông chúng tôi, vì có nhiều đồng nghiệp đang làm việc tại văn phòng nên mới có thể cùng nhau luyện công vào giờ nghỉ trưa, cũng đồng thời hồng Pháp, điều này thật tốt biết bao.

2. Bộc lộ nhân tâm trong hạng mục

Trong hạng mục truyền thông này, mỗi ngày đều có thể gặp được rất nhiều đồng tu là đồng nghiệp, điều này rất khác với môi trường tu luyện trước đây. Bởi vì trước đây, tôi chỉ gặp vài đồng tu khác ở địa phương khi học Pháp và luyện công tập thể; hoặc khi có Pháp hội và hoạt động giảng chân tướng quy mô lớn, mới có thể gặp được nhiều đồng tu hơn.

Trong môi trường mà hầu như ngày nào cũng gặp các đồng tu, nhân tâm cũng nhanh chóng được bộc lộ ra, ví như tâm tật đố và tâm hiển thị.

2.1) Tâm tật đố

Trong quá trình khảo nghiệm tâm tật đố, có một ấn tượng sâu sắc nhất liên quan đến chỗ ở.

Tôi vốn không sống ở Berlin, nhưng sau khi tham gia hạng mục, tôi rất mong sẽ chuyển đến Berlin. Trong quá trình này, vì người nhà không đến được, nên tôi tìm chỗ ở tạm thời tại Berlin và ở thuê cùng đồng tu, sau khi thay đổi vài lần, cuối cùng tôi đã chuyển đến Berlin với đồng tu người nhà cách đây vài tháng.

Có một thời gian, chỗ ở tạm thời không gần văn phòng lắm, thường phải mất 40 đến 50 phút để đến văn phòng bằng phương tiện công cộng và đi bộ. Điều này thực sự rất phổ biến ở một thành phố lớn như Berlin.

Vào thời điểm đó, có vài đồng nghiệp không sống ở Berlin, mỗi lần đến Berlin, họ có thể ở nhà của những đồng nghiệp sống rất gần văn phòng. Thậm chí có thể đi nhờ xe của đồng nghiệp đến văn phòng và trở về, điều này rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian.

Mấy hôm ấy, khi tôi liên tục thấy đồng nghiệp cùng ra về và đi xe chung với nhau, còn tôi phải đi bộ để bắt xe buýt, trong tâm xuất hiện tâm tật đố và bất bình, cảm thấy khổ não và khó chịu.

Khi đó tôi biết đây là nhân tâm, cũng hiểu rằng: Những đồng nghiệp đó đến Berlin từ các thành phố khác đã phải trải qua một chặng đường dài, vì vậy việc họ ở lại một nơi thuận tiện hơn cũng là điều hợp lý. Mặc dù tôi ở không gần, nhưng không cần phải mang theo hành lý di chuyển nhiều giờ đồng hồ. Hơn nữa còn có một số đồng nghiệp ở xa hơn tôi. Có một đồng nghiệp hàng ngày đi làm phải đổi tàu và cũng mất 50 phút đến một giờ; có người thậm chí mất hơn một giờ, đi đi về về mất gần ba tiếng, nếu đường đang sửa chữa, các chuyến tàu bị hủy và thời gian di chuyển trên đường sẽ lâu hơn. Chẳng phải họ bắt tàu như thế này hàng ngày sao? Sao tôi lại tật đố nhỉ?

Mặc dù đã minh bạch đạo lý này, nhưng khổ não trong tâm vẫn chưa tiêu mất.

Sau đó tôi chia sẻ với một đồng tu khác, cô ấy cũng chia sẻ thể hội tương tự, và đưa ra một số trường hợp đồng tu “Lấy chịu khổ làm vui” (Khổ Kỳ Tâm Chí, Hồng Ngâm). Sau khi chia sẻ, khổ não trong tâm tôi dần dần tiêu mất. Tôi minh bạch rằng, mình chưa bao giờ coi việc chịu khổ thành điều đáng mừng nên mới cảm thấy khổ.

Tiếp tục đào sâu xuống mới thấy đằng sau cảm giác khổ não này thực chất là tâm lợi ích và tâm an dật.

Sau lần chia sẻ đó, tâm khổ não đã biến mất, nhìn thấy đồng nghiệp ở gần và đi chung xe với nhau, tôi cũng không động tâm, thay vào đó còn mừng cho họ. Tôi cũng không quan tâm đến việc mình sống xa hay gần nữa. Tất nhiên, tôi cũng mong sau này có thể chuyển đến một nơi gần hơn chút, nhưng đã không còn chấp trước nữa.

2.2) Tâm hiển thị

Thông thường sau khi học Pháp tập thể trong hạng mục xong, tôi hay chủ động chia sẻ. Có đồng tu nhắc nhở rằng tôi có tâm hiển thị. Ban đầu tôi có chút không phục, cảm thấy mình chủ động chia sẻ tâm đắc tu luyện là vì chỉnh thể, nếu ai cũng không nói thì chia sẻ gì nữa.

Nhưng sau khi được nhắc nhở nhiều lần ở những trường hợp khác nhau, tôi không thể không nghiêm túc nhìn nhận và hướng nội tìm. Bản thân việc chia sẻ không nên là một chấp trước, nhưng liệu tâm thái và biểu hiện khi chia sẻ có mang theo tâm hiển thị không?

Trong đầu tôi chợt nghĩ không biết khi mình chia sẻ, có “lấy làm thích thú” không?

Tôi nhớ lại, có lần khi bản thân đang nói gì đó, cũng nói một cách rất “lấy làm thích thú” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân). Lúc ấy có đồng tu không nhẫn chịu được và nói: “Đây là tâm hiển thị.” Sau đó tôi mới nhận ra, khi tôi nói thì trong mắt người khác thấy đó là hiển thị.

Lần khác, đồng tu điều phối nhiều hạng mục nói một số chuyện với vài đồng tu có mặt. Sau khi tôi nghe xong thì quay lại và kể với một số đồng tu không có mặt, hơn nữa còn nói như thể “lấy làm thích thú”.

Sau này tôi nhận ra đó là tâm hiển thị của mình. Mặc dù không phải là tin đồn, nhưng vì sao khi bản thân nói với người khác lại có biểu cảm và giọng điệu “lấy làm thích thú” như vậy? Vì sao lại nóng lòng muốn nói cho người khác biết? Vì sao không bình tĩnh và tường hòa? Đây chẳng phải là hiển thị bản thân hiểu biết và biết nhiều sao?

Nhìn từ một góc độ khác, chẳng phải là không tu khẩu sao?

Nhân đây, cảm ơn sự nhắc nhở của đồng tu, cảm tạ sự điểm hóa của Sư phụ, đệ tử sẽ chú ý tu tâm hiển thị và tu khẩu.

3. Chú trọng phát chính niệm, thanh trừ can nhiễu

Trong hạng mục này thường có khảo nghiệm nhân tâm, tại tầng thứ cá nhân, tôi hiểu rằng, chúng ta cũng cần nhận thức một cách thanh tỉnh, mặc dù những việc chúng ta làm trông có vẻ là công việc của người thường, nhưng lại là hạng mục cứu người, mỗi ngày đều là đại chiến chính tà ở không gian khác. Nếu phối hợp không tốt, bị nhân tâm can nhiễu, sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả cứu người.

Trong khi phối hợp với một đồng nghiệp, tôi đã nhiều lần thể hội được sự can nhiễu của nhân tâm. Ví dụ, có lần vì đồng nghiệp không phối hợp theo mong đợi của tôi, vậy là trong tâm tôi khởi lên oán hận, và xuất hiện một số suy nghĩ phụ diện, hơn nữa còn ảnh hưởng đến công việc lúc đó của tôi, trong tâm tôi căm phẫn bất bình. Khi phát chính niệm, tôi bỗng nhận ra điều này không đúng, nên tập trung tinh lực phát chính niệm, cảm thấy có một vật chất ở không gian khác, khi tôi tập trung tinh lực phát chính niệm thanh trừ thì khối vật chất ấy đã biến mất. Sau khi phát chính niệm xong, oán hận với đồng nghiệp đó cũng không còn nữa, tôi đã có thể nói chuyện bình thường với đồng nghiệp ấy.

Qua thể hội này, tôi hiểu rằng, trong hạng mục cứu người, tà ác thực chất chưa bao giờ buông lơi can nhiễu, hễ nhìn thấy nhân tâm liền dùi vào và gây tác dụng can nhiễu chúng ta cứu người. Vì vậy không những cần tu tốt bản thân, còn phải chú ý phát chính niệm, bài trừ can nhiễu.

Lời kết

Trong hạng mục truyền thông có rất nhiều, rất nhiều cơ hội đề cao tu luyện, tôi vô cùng cảm kích sự an bài của Sư phụ, cũng cảm nhận được sự nhẹ nhàng sau khi đề cao. Môi trường này rất khó có được và rất đáng trân quý.

Tuy nhiên, trong hạng mục truyền thông sẽ tiếp xúc với rất nhiều tin tức của người thường, hoặc giao tiếp với người thường, vì vậy cũng dễ rơi vào cái tình của người thường, hoặc thảo luận mọi việc và nhìn nhận mọi việc như người thường.

Trên đây là một chút thể hội trong hạng mục truyền thông mà tôi tham gia trong những năm gần đây. Tầng thứ hữu hạn, nếu có chỗ nào không ở trong Pháp, mong đồng tu từ bi chỉ chính.

Cảm tạ Sư phụ, cảm ơn đồng tu!

Hợp thập

(Bài phát biểu được chọn đăng tại Pháp hội Đức vào tháng 12 năm 2024)

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2025/1/2/德國法會-在媒體項目中的修煉體會-487802.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/1/7/223480.html

Đăng ngày 25-01-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share