Viết bởi một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-01-2008] Tôi rất cảm động khi đọc bài: “Sùng bái làm hại chính mình và người khác”, viết bởi một học viên tại tinh Sơn Đông. Tôi cũng muốn nói về tâm sùng bái này, vì nó liên quan đến vùng địa phương chúng tôi.

Có hai học viên trong vùng chúng tôi đắc Đại Pháp sau ngày 20 tháng 7, 1999 (ngày cuộc bức hại bắt đầu). Họ học Pháp giỏi, rất tinh tấn trong việc giảng rõ chân tướng, và kết quả khá tốt. Họ có những danh sách dài những người mà họ đã giúp thoái khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên hệ của nó, và họ có thể trao đổi kinh nghiệm dựa trên nhận thức về Pháp. Vì điều này, nên nhiều học viên bắt đầu sùng bái họ: mặc dù họ đắc Pháp sau, nhưng họ rất tinh tấn làm ba điều rất tốt. Họ không chỉ hiểu Pháp rõ rãng, mà họ còn có thể thuyết phục rất nhiều người thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên hệ của nó. Chúng tôi là những học viên lâu năm thậm trí còn không làm tốt như họ.

Với sự sùng bái của chúng ta, tâm hoan hỉ, hiển thị và danh tiếng của họ trở nên lớn hơn. Vì họ không nhận ra điều đó kịp thời, nên họ đã bị bắt trong khi giảng rõ chân tướng ở chợ vào mùa hè năm 2007, và bị kết án chuyến đến trại cưỡng bức lao động.

Một học viên khác trong vùng này cũng đắc Đại Pháp sau ngày 20 tháng 7 năm 1999. Cô ấy cũng rất tinh tấn làm tốt ba điều, và hàng ngày cô ấy có thể thuyết phục mười mấy người thoái ĐCSTQ. Nhiều học viên ở những vùng quanh đó băt đầu sùng bái cô. Cô đã không hành xử tốt trước sự tán dương ca ngợi đó, với những đồng tu sùng bái cô và theo gương cô. Cô đã bị báo cáo khi đang giảng rõ chân tướng trước một đám đông người với túi sách đầy tài liệu làm sáng tỏ sự thật, và cô đã bị bắt, bị kết án chuyển đến trại lao động cưỡng bức.

Qua những năm bức hại này, những bài học và kinh nghiệm phải trả bằng máu và nước mắt của các học viên là rất lớn. Các bài viết trên Tuần Báo Minh Huệ đã minh chứng điều đó và rõ ràng rằng sùng bái người nào đó là có hại. Học viên đó làm tốt vì cô ấy học Pháp tốt, và vì cô ấy tu luyện tốt, nhưng nó không có nghĩa là cô ấy tốt hơn Pháp hay là chúng ta có thể học từ cô thay vì từ Pháp. Khi bưc hại bắt đầu, chúng ta đã dùng tâm con người để xử lý tình huống, bỏ qua cơ hội đề cao bản thân bằng việc dựa vào thủ tướng đương nhiệm để giải quyết tình hình, và do vậy đã huỷ hoại ông ấy. Chúng ta cảm thấy chúng ta được “bảo hiểm” sau khi đắc Pháp, và không sợ gì cả, cứ để một vài đồng tu “đi” trước. Hôm nay trong tu luyện chúng ta vẫn còn đang sử dụng tâm người thường để đối đãi các đồng tu.

Khi các bạn đồng tu ở trong khó nạn, chúng ta đã hắt hủi họ vì họ “không thận trọng”, hay “không có đủ chính niệm”. Chúng ta không những không phủ nhận an bài của cựu thế lực, mà thay vào đó, với năng lượng mà những tư tưởng tiêu cực của chúng ta mang theo, chúng ta còn thêm những vật chất xấu vào không gian của chúng ta và làm hoàn cảnh của chúng ta trở nên tồi tệ hơn. Chúng ta chưa bao giờ nghĩ xem vấn đề xảy ra có liên quan gì với nhóm của chúng ta không, hoặc là chúng ta có thể làm gì để thanh tỉnh hơn và sáng suốt hơn. Chúng ta nên đặt câu hỏi: “Điều xảy ra với đồng tu của chúng ta có liên quan gì đến chúng ta không? Có điều gì mà Chúng ta đã không làm tốt hay không phối hợp tốt đã gây ra vấn đề cho đồng tu của chúng ta? Có còn những quan niệm con người nào vẫn còn rơi rớt lại đã gây ra tình huống đó?” Sư Phụ đã nói với chúng ta một cách từ bi trong “Giảng Pháp cho các đệ tử châu Úc” nhìn vào bên trong bất cứ khi nào chúng ta thấy có vấn đề.

Nếu chúng ta thực sự có thể làm như vậy, chúng ta sẽ tinh tấn trong tu luyện và tránh được những thiếu sót và tổn thất.

 

Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2008/1/21/170803.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/2/4/94010.html

Đăng ngày 7-2-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share