Bài của Shu Wen, một học viên ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 18-05-2012] Lần đầu tôi tham dự một Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm là năm 1996, ngay sau đó tôi đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.
Lúc đó, tôi là trưởng bộ phận của một đơn vị quy mô trung bình. Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) yêu cầu chúng tôi tham dự nhiều cuộc họp, như là “họp khen thưởng cuối năm”, “họp chào mừng năm mới của chi cục”, “họp đánh giá theo quý”, “họp báo cáo lãnh đạo”, và “họp sửa sai đặc thù”. Tôi cũng phải chỉ đạo tất cả mọi cuộc họp và hiểu được những khó khăn ở trong khâu tổ chức. Nội dung các cuộc họp thường là lừa bịp và đầy dối trá. Vì vậy, thật không dễ để trở thành người tổ chức, bởi không ai muốn đến. Ngay các cuộc họp cấp cao, thường còn có nhiều người ngồi trên sân khấu hơn là dưới khán đài. Bởi vậy, những người làm tổ chức họp cũng chuyên trách việc mời khán giả. Cứ khi nào một bộ phận cử người tham dự họp, đều là phải khuyến khích hoặc ép buộc họ tham dự. Mọi người đều biết các cuộc họp đó là phiền phức. Không bao giờ hết các cuộc họp, và tôi bị nhức đầu chỉ ngay khi nghe từ “họp”.
Khi vợ tôi cho tôi biết về Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tại địa phương chúng tôi, tôi nói: “Họp nữa à? Anh không đi đâu”. Cô ấy nói:“Đây là Pháp hội cho những người tu luyện, và nó là thiêng liêng. Rất nhiều người muốn tham dự mà còn không được, bởi vì số lượng chỗ ngồi có hạn. Có 2.000 người sẽ tham dự Pháp hội vào ngày mai”. Tôi vô cùng ngạc nhiên. Vì tôi là học viên mới, tôi đã không biết buổi Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm là gì. Với quá nhiều người tham dự, và cái ý tưởng “Pháp hội” nghe thật lạ thường, nên tôi muốn đi xem thử.
Ngày hôm sau, tôi đến địa điểm lúc 7 giờ sáng. Tôi nghĩ: “Mọi người thường đến lúc 9 giờ nếu cuộc họp là 8 giờ, và thông thường cuộc họp sẽ bắt đầu lúc 10 giờ. Mình có mặt lúc 7 giờ sáng, vì vậy mình không nghĩ mình bị trễ”. Nơi này thật yên tĩnh, trông không giống như có buổi hội nghị ở đây. Ở các cuộc họp của người thường, thường có nhiều người tụ tập ở cổng chính, nhưng ở đó thì chẳng có ai. Nơi này giống như một phân xưởng với nhiều tòa nhà to lớn, nhưng tôi không thấy có phòng họp nào.
Rồi tôi thấy nhiều người đi vào khu phân xưởng ở phía đằng xa. Tôi nghĩ: “Những công nhân này đi làm sớm vậy!” Tôi đến chỗ họ để hỏi về buổi hội nghị, nhưng họ rất yên lặng và đi tiếp. Tôi nhận thấy hầu hết họ là người cao tuổi và không giống như những công nhân, vì vậy tôi theo họ vào phân xưởng. Khi tôi vào bên trong phòng, tôi đã bị sốc: Đây là nơi Pháp hội, và nó là một quán ăn tự phục vụ cỡ lớn. Có khoảng 40 hàng ghế gỗ ở một phía bên phòng, từ trước ra sau, và mỗi hàng ghế ngồi được 30 người. Phía bên kia căn phòng thì để trống. Mọi người mang tấm trải nhựa, trải trên nền ximăng và ngồi xuống. Người trẻ và già ngồi cạnh nhau một cách trật tự, với chân xếp bằng thế liên hoa. Họ ngồi đầy kín hết nửa gian phòng. Không một ai hướng dẫn họ, ai đến trước thì ngồi dưới sàn và nhường ghế lại cho người đến sau. Người ta có thể nói rằng tư tưởng của họ rất không bình thường.
Rất nhanh chóng, phía kia của căn phòng cũng đầy ắp. Tôi nhìn quanh và nhận ra rằng 70 phần trăm người tham dự là trên 50 tuổi. Người lớn nhất khoảng 90 tuổi, và người trẻ nhất là độ tuổi thiếu niên. Quả là điều không dễ để sắp xếp cho quá nhiều người tham dự một buổi hội nghị cả một ngày. Tôi còn nhớ bộ phận chúng tôi có lần sắp đặt một buổi hội thảo nghỉ hưu. Mất rất nhiều công sức để mời 300 người tham dự. Nhằm để làm cho nó thành công, tôi đã thu xếp người trong nhiều phòng ban khác nhau và chia họ thành nhiều nhóm – như nhóm hội họp, nhóm đón khách, nhóm y tế, nhóm hậu cần, và nhóm vận chuyển. Họ đưa đón những người tham dự về tận nhà. Cuối cùng thì, những người tham dự vẫn không hài lòng. Họ phàn nàn rằng việc sắp xếp chỗ ngồi không phù hợp với chức danh của họ, thức ăn thì không hợp cho người già, thuốc men được bác sĩ cấp thì không tốt, và thái độ của đội ngũ phục vụ thì tồi. Tôi tự hỏi: Với nhiều người cao tuổi đang ngồi trên sàn ximăng cả ngày như vậy, không có bộ phận chăm sóc nào, người tổ chức sẽ làm gì khi xảy ra sự cố?
Lúc này, một số người bước lên sân khấu và tuyên bố buổi hội nghị bắt đầu. Tôi nhận thấy đó là một cái bục đặt trước sảnh được nâng lên cao cách mặt đất nửa thước. Một biểu ngữ với Đồ hình Pháp Luân và một bức ảnh của Sư Phụ được treo ở giữa. Một dải vải với dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” được treo một bên tường, và dải khác với dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp là Chính Pháp” thì treo ở bên kia. Một cái bàn được đặt chính giữa bục.
Sau khi thông báo được đưa ra, một học viên 50 tuổi bước lên bục và cúi chào ảnh Sư Phụ. Bà chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của mình:“Các bạn có thể thấy tôi đang đứng trước các bạn. Các bạn có biết rằng 3 tháng trước, tôi vẫn đi lại với hai tay chống sàn và gù lưng 90 độ? Trong suốt 30 năm qua , tôi đã tiêu hết tiền dành dụm của gia đình để chữa lưng cho tôi, và giờ tôi không còn xu nào. Trong hơn 20 năm, tôi phải cuộn tròn và ngủ trên sàn gỗ mặc đồ ăn xin. Tôi thật khốn khổ! Ba tháng trước, tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, và sau 28 ngày tập luyện tôi đã có thể đứng dậy”. Bà ấy xoay một vòng cho mọi người thấy toàn thân của mình. Rồi bà nói tiếp: “Chiều hôm qua, tôi biết được có một buổi chia sẻ kinh nghiệm ở khu này. Tôi sống cách đây hơn 100 dặm (dặm Trung Quốc), và trời thì đang tối. Tôi phải làm gì đây? Sư Phụ đã cứu tôi, và tôi muốn chia sẻ điều kỳ diệu này với mọi người ở buổi thảo luận. Tôi chạy đến chỗ một cảnh sát và kể cho anh ấy nghe câu chuyện của mình. Anh ấy rất xúc động và thuê một chiếc taxi đưa tôi đến đây. Tôi đã chờ ở đây suốt đêm để tham dự buổi thảo luận này“. Bà ấy không hề viết bài nói chuyện của mình ra giấy mà bà chỉ kể nó ra từ tâm của bà. Bà vừa khóc vừa nói, và cả hội trường cũng xúc động rơi nước mắt.
Các học viên chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của họ từng người một. Một học viên kể về việc anh ấy trở thành người tốt như thế nào sau những việc thiếu cân nhắc. Người khác thì chia sẻ về bệnh ung thư biến mất sau ba tháng luyện công. Một người khác nói anh ấy đang gánh phân và bị ngã khỏi 3 vách đá như thế nào; cái xô bị dập nát, nhưng anh thì không sao. Khán giả ngồi trong phòng cả buổi sáng, và không người nào nói chuyện, ho, hay đi lại. Mọi người thật yên lặng bởi họ không muốn bỏ lỡ một từ nào từ việc chia sẻ. Tôi chưa bao giờ gặp tình huống nào như vậy.
Buổi chiều, nhà ăn chuẩn bị thức ăn cho chúng tôi. Mỗi người được một tô cơm với rau. Có năm ô cửa phục vụ 2.000 xuất ăn, và các học viên xếp hàng để nhận thức ăn, mà chẳng cần được chỉ dẫn. Thức ăn được trao tay rất nhanh. Sau khi các học viên ăn xong, họ rửa tô và đũa và trả lại cho quán ăn. Họ trở lại chỗ ngồi một cách trật tự. Thật kinh ngạc khi có rất nhiều người ăn uống, mà không một hạt cơm hay một miếng rau vãi ra sàn. Và không ai phàn nàn về thức ăn. Người thường thường nói rằng không thể nào chiều theo khẩu vị của tất cả mọi người được, nhưng đây là nhóm những người lạ thường. Những người phục vụ đã khen ngợi rằng đây là một nhóm các vị thần.
Hai mươi lăm học viên liên tục chia sẻ từ 1 giờ đến 5 giờ chiều. Tôi chưa bao giờ được nghe những mẩu chuyện kỳ diệu như vậy. Khi buổi hội thảo kết thúc, các học viên ra về thật nhanh chóng và lặng lẽ. Tôi kinh ngạc khi không có một mẩu rác nào, cứ như là chưa từng có người đến đây vậy.
Tôi đứng trong phòng một lúc lâu và chẳng muốn rời đi. Gương mặt tươi cười và điềm tĩnh của họ vẫn còn trong tâm trí tôi. Tôi cuối cùng đã hiểu ra: Những cuộc họp mà tôi dự trước đây – bất luận là nơi xa xỉ thế nào, chức vụ người tham dự có cao bao nhiêu, hoặc khâu tổ chức có tốt đến đâu – đều không được thừa nhận là tốt bởi chúng chứa đựng những yếu tố xấu của ĐCSTQ. Buổi Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm là nơi mà các học viên Đại Pháp hồng Pháp, chứng thực Pháp, và duy hộ Pháp. Đây là điều tuyệt vời nhất và thần thánh nhất trong vũ trụ. Đây là miền đất tịnh độ trong thế gian con người, và là nơi mà Phật Pháp triển hiện ra huyền năng vĩ đại!
Theo Thông tri kêu gọi gửi bài kỷ niệm 20 năm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/5/18/【征稿选登】记第一次参加法会-256816.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/5/27/133644.html
Đăng ngày: 9– 6 – 2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.