Bài viết của Yi Xing, một đệ tử Đại Pháp từ Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-02-2008] Tôi luôn nghĩ rằng mình không quan tâm đến tiền bạc. Thậm trí hàng đống tiền đặt ngay trước mặt tôi tôi cũng sẽ không lấy đi một chút nào và tâm tôi sẽ không bị dao động thậm chí chỉ một ít. Tôi nghĩ mình đã bỏ được tâm tìm kiếm được mất cá nhân, nhưng trên thực tế nó lại không phải như vậy. Tôi đã mất công việc của mình vì cuộc bức hại. Tôi ở trong tình trạng khó khăn về tài chính. Tôi sống chắt bóp và kiệt quệ trong nhiều năm. Vô tình tôi đã trở nên rất chấp trước vào lợi ích vật chất.

Tôi tìm thấy một công việc và tôi phải gặp nhiều người. Đôi khi những khách hàng của tôi bỏ lại sau họ những hàng hoá nhỏ như là những cái bật lửa nhỏ. Tâm chấp trước vào lợi ích vật chất của tôi nổi dậy và hàng ngày tôi muốn kiểm tra xem họ có để lại cái gì đó không. Tâm tôi không dao động nếu đó là một món đồ gì đó lớn nhưng đối với những cái nhỏ tôi sẽ không bỏ qua chúng. Bởi vì những thứ nhỏ là không đáng giá, tôi thường lấy chúng về nhà và không quan tâm nhiều về điều đó. Nhưng cơ thể của tôi bắt đầu có bệnh. Chân và tay của tôi thường bị nứt nẻ và rất đau. Tại sao nó đã xảy ra? Dùng Pháp để đo lường chính mình, tôi biết rằng được và mất phải được trao đổi. Tôi thật quá tầm thường, tôi thậm trí đã hành xử còn không tốt bằng một người thường. Đôi khi tôi nghĩ rằng tôi chỉ mất một ít đức. Trong giai đoạn thời gian đặc biệt này tôi phải tiết kiệm nguồn lực và loại bỏ sự lãng phí. Có rất nhiều những thứ nhỏ như vậy trong nhà ông chủ của tôi. Ông ấy không quan tâm về điều đó và ông ấy thường vứt bỏ chúng nếu có quá nhiều. Hơn nữa tôi đã dùng những thứ này trong chứng thực Đại Pháp.

Tình cờ tôi đọc được một bài viết trên Tuần Báo Minh Huệ. Đó là một câu chuyện về một người em trai vay gạo từ chị gái mình. Người em đã không trả đủ gạo cho chị của mình nhưng người chị không quan tâm đến điều đó vì cô ấy có rất nhiều. Người em cuối cùng đã đổi số gạo còn thiếu bằng một con gà và trả lại những thứ không thuộc về anh. Tôi đã xúc động sau khi đọc bài này. Bạn chỉ có từng ấy của cải trong cuộc sống của bạn. Tốt nhất là chỉ chi tiêu những gì bạn kiếm được qua công việc. Bạn sẽ có được uy đức nếu bạn dùng tiền riêng của mình để cứu người. Nhưng nếu bạn dùng công việc Đại Pháp như một lý do và lấy những thứ của người khác để ban tặng, có phải là bạn đang cố che đậy tâm truy cầu lợi ích cá nhân.

Khi tôi đào sâu vào gốc rễ tư tưởng của tôi, tôi đã thấy rằng đó là vì tôi vẫn còn chưa loại trừ tâm truy cầu lợi ích cá nhân của mình. Tôi đã sống trong một gia đình nghèo khó. Tính tiết kiệm là một tính cách tốt từ một quan điểm cá nhân, nhưng nếu chúng ta quan tâm quá nhiều về lợi ích nhỏ nhặt nào đó và thậm chí lấy thứ gì đó không thuộc về chúng ta, như vậy chúng ta đã đi sang một cực đoan khác. Hơn nữa tôi đã cố gắng để tìm ra những lý do biện hộ cho mình về việc lấy đi những thứ nhỏ nhặt. Cho dù đó là vật nhỏ hay to, nó trị giá đến mấy, đó không phải là vấn đề. Vấn đề ở đây là cái tính lấy đồ của người khác. Cái tính lấy đi một xu hay một trăm đô la thì về căn bản đêu như nhau. Khi tôi nhận ra điều đó, tôi đã quyết định trả lại ông chủ của tôi ngay lập tức cái mà tôi đã lấy về nhà.

Khi chúng ta vẫn còn ở trong thế giới vật chất này, đôi khi nó không dễ dàng gì để kiểm soát chính mình một cách chặt chẽ. Nhưng bây giờ tôi đã rất rõ ràng minh bạch về vấn đề này: Nếu tôi phải tiêu tiền, tôi sẽ không keo kiệt bủn xỉn. Tôi sẽ không bao giờ lấy đi bất kể thứ gì mà không thuộc về tôi, thậm chí một thứ rất nhỏ. Vô số con mắt đang dõi theo quan sát chúng ta. Chúng ta không nên hạ thấp yêu cầu tiêu chuẩn của mình chỉ vì những hoàn cảnh đặc biệt của chúng ta. Trong bất kể điều kiện nào chúng ta nên hành xử một cách chân chính, cao quý và với phong thái đàng hoàng, như vậy mới để lại được một sự tham chiếu tốt cho tương lai.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/2/15/172402.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/2/29/94906.html

Đăng ngày 4-3-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share