Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp từ Trung Quốc
[MINH HUỆ 01-02-2008] Tôi không nghiêm chỉnh trong việc học Pháp từ khi bắt đầu tu luyện năm 2002, đắm mình trong vai trò làm mẹ và trong những thoải mái tiện nghi của cuộc sống. Tôi đã sử dụng lịch công việc của mình và con trai nhỏ tuổi của tôi làm lý do cho việc không tập các bài tập đầy đủ. Tôi tập luyện ở nhà lúc được lúc chăng. Bởi vì tôi không tham gia vào nhóm tập, nên tôi đã không học Pháp và tập luyện thường xuyên. Dù tôi biết Pháp Luân Công là tốt cho tôi, nhưng tôi đã không cảm thấy ý nghĩa thực sự là đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp. Chồng tôi đã tu luyện được ba năm. Theo một phương diện nào đó, tôi đã can nhiễu đến việc tu luyện của chồng tôi.
Vào cuối tháng tư năm 2003, người điều phối tình nguyện viên và một vài bạn đồng tu đã đến vùng mà tôi sống. Họ giúp đỡ chồng tôi và tôi thoát khỏi sự cô lập. Chúng tôi đã được tham gia vào các hoạt động Chính Pháp. Sau đó tôi đã khám phá ra rằng vùng của chúng tôi chưa bao giờ được nhìn thấy một hoạt động Chính Pháp quy mô nhỏ như thế. Tôi đã hiểu rằng thực ra Sư Phụ đã an bài hoạt động quy mô nhỏ này, bởi vì Sư Phụ không muốn bỏ lại sau thậm chí một học viên.
Tôi đã không tinh tấn tu luyện vì tôi bị tụt lại phía sau. Nhiều học viên trong vùng tôi là những người già. Họ thích chia sẻ thông tin, như là những trên cơ thể họ, và những khả năng siêu thường mà họ có, cũng như thái độ của họ đối với Sư Phụ. Tôi đã không bắt đầu việc tu luyện bởi vì những vấn đề thuốc thang bệnh tật, cũng không vì những vấn đề sinh mệnh. Những câu chuyện của họ đã làm cho tôi không thoải mái. Đọc những bài giảng của Sư Phụ, tôi sẽ dùng những lời dạy để “chứng tỏ” tôi không truy cầu bất kể điều gì và tầng của tôi cao hơn. Khi tôi biết hiệu quả chữa bệnh kém đối với tôi tôi đã không kiên định tin vào Đại Pháp và Sư Phụ. Tôi cũng không đi đến địa điểm tập công buổi sáng bất kể thời tiết thế nào, và cũng chưa bao giờ làm sáng tỏ sự thật với những người mà tôi gặp. So với những học viên mà tôi đã nêu, tính tự phụ và kiêu căng người thường của tôi đã đo lường tôi và đánh giá các bạn đồng tu, nhưng tôi đã không nhìn thấy những tư tưởng không đúng đắn của mình, một trạng thái bất thuần không trong sạch.
Khi tôi bỏ được phần nào tính kiêu căng tự phụ của mình, tôi lại có thể hiểu sâu sắc hơn lòng từ bi vô biên của Sư Phụ đối với tôi. Dần dần tôi đã có thể hiểu những nhiệm vụ mà những đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp có. Từ đó tôi đã tham dự nhiều lớp đào tạo cho các đệ tử để học cách sử dụng một số công cụ để giúp giải thích rõ sự thật về Đại Pháp. Nhiều học viên đã đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ, điều đó đã làm tôi cảm động sâu sắc, và nhanh chóng tôi học cách sử dụng một vài công cụ trực tuyến. Các học viên khác do vậy đã bắt đầu ngày càng phụ thuộc vào tôi để làm nhiều nhiệm vụ hơn, làm tôi cảm thấy áp lực thời gian. Hàng ngày tôi đã lo lắng về những “trách nhiệm” không được hoàn thành. Khi những người từ trang web chia sẻ kinh nghiệm mà chúng tôi tạo ra yêu cầu tôi đăng một vài bài chia sẻ kinh nghiệm của tôi, để khuyến khích nhiều học viên hơn nữa gia nhập vào nhóm của chúng tôi. Mặc dù tôi ngồi trước máy tính của mình một thời gian lâu, nhưng tôi đã không thể tìm ra cái gì để viết. Vài ngày sau đó tôi nhận ra điều đó là không bình thường. Tôi đã học Pháp với một tâm thanh tịnh.
Sư Phụ nói:
”Dẫu một phụ-trách viên thực thi được bao nhiêu việc nơi người đời đi nữa, người ấy làm công tác cho Đại Pháp một cách tự nguyện. Công tác thành công chỉ là hiển tướng nơi người đời. Chính từ uy-đức lớn của Đại Pháp và từ những sắp đặt của Pháp thân của tôi mới có thể làm người tu đắc Pháp và quảng bá Pháp. Không có Pháp thân của tôi tham gia, thì ngay việc hộ vệ phụ-trách viên không chắc đã được, huống hồ việc truyền Pháp rộng rãi. Do vậy, quý vị không nên tự đánh giá mình cao quá. Trong Đại Pháp, không hề có danh tiếng, tư lợi hay chức vị, chỉ có tu luyện mà thôi.” (“Một đòn nặng” trong Tinh Tấn Yếu Chỉ).
Đó thực sự là một đòn nặng cho tôi! Từ đó tôi đã thực sự ý thức được thái độ của mình. Mặc dù tôi đang làm nhiều nhiệm vụ công tác Đại Pháp, vì tư tưởng của tôi không tập trung vào cứu người, tôi đã thiếu trí huệ để làm công việc này một cách sáng suốt. Tôi chỉ giống như một cái máy vận hành tốt. Tôi có thể gửi công việc đến cho mọi người, nhưng chỉ có vậy. Nhìn sâu vào trong gốc rễ của những vấn đề của tôi, những quan niệm cũa tôi về việc để có một ấn tượng tốt và để các học viên khác coi tôi là có trách nhiệm đã làm tôi vấp ngã. Những chấp trước này đã làm việc tu luyện Đại Pháp của tôi đi xuống. Tôi nhận ra rằng những học viên mà có thể tu luyện chân chính nói với con người sự thật về Đại Pháp là những người liên tục học Pháp và tu luyện kiên định, thậm trí họ không có “những kỹ năng của tôi”.
Vào giữa năm 2004, theo sự giới thiệu của một vài đồng tu, tôi đã gia nhập đội biên tập tài liệu của Mạng Lưới Trang Web Minh Huệ. Họ cần những học viên cam kết thời gian và cố gắng liên tục cho những nhiệm vụ thường kỳ. Thật đáng tiếc, sau khi Pháp Luân Công và những học viên bị bức hại năm năm, tôi hiếm khi đọc những bài viết trong phần “Sự Thật Cuộc Bức Hại” của Mạng Lưới Trang Web Minh Huệ. Thay vào đó, tôi lại luôn luôn chọn đọc những bài về “Những học viên trao đổi những quan điểm và kinh nghiệm” và “Tâm con người quyết định tương lai của họ”. Nhìn lại, tôi đã thấy mình chỉ tu luyện bản thân và vẫn còn che dấu những tư tưởng không đúng đắn.
Vì nhiều lý do, khối lượng công việc trên Mạng Lưới Trang Web Minh Huệ là rất lớn. Chúng tôi cần sự hợp tác tốt giữa các học viên vì nhiều công việc chi tiết. Tôi đã đảm nhận vai trò là một người phối hợp và đã phải đối mặt với hàng loạt khó khăn và thử thách. Mỗi khi đột phá qua được một chướng ngại cũng giống như cởi bỏ ra được một lớp da. Đi từng bước chậm chạp trên con đường, tôi đã cảm nhận sâu sắc rằng Sư Phụ từ bi của chúng ta đã kéo tôi lên và đẩy tôi đến vị trí mà tôi có hôm nay. Cám ơn Sư Phụ!
Việc cộng tác và phối hợp có vẻ như đã thành công lúc bắt đầu. Nói chung, các học viên đều hợp tác tốt. Là một học viên khá mới làm cho tôi cảm thấy mình không đủ tinh tấn. Điều này đã che phủ tầm nhìn của tôi về ý nghĩ vai trò của mình, và tôi đã thiếu sự tập trung sáng suốt về cách mà tôi có thể đóng góp vai trò của mình trong sự phát triển nguồn cơ sở giữ liệu. Chỉ khi người biên tập Minh Huệ chỉ ra rằng tư tưởng của đội chúng tôi đã đi trệch hướng, đã làm tôi nhận ra rằng việc tôi không học Pháp tốt là lý do cho cách tiếp cận vô trách nhiệm của tôi đối với nhiệm vụ công việc của mình.
Tôi muốn nói với các bạn những quãng đường không cần thiết mà tôi đã đi như thế nào và những bài học mà tôi đã học được trong sự tu luyện của mình.
Lúc trước tôi đã nói rằng các học viên đã hợp tác tốt. Có lẽ chúng tôi đã không ý thức được làm sao để làm tốt công việc của chúng tôi . Chúng tôi cũng hạn chế những nhận thức của mình và tin một cách lầm rằng công việc chính của chúng tôi là thu thập thông tin nhưng đã quên rằng làm sáng tỏ sự thật và cứu độ chúng sinh mới là mục đích thật sự của chúng tôi.
Chúng tôi đã trông đợi những lời khuyên và những lời gợi ý từ điều phối viên Bắc Mỹ, trên thực tế khi đó chúng tôi đã mang lại cho anh ấy thêm những khổ nạn và khảo nghiệm tâm tính. Sau một thời gian chúng tôi đã nhận ra tất cả đó là vì chúng tôi đã không làm việc như một thể thống nhất và luôn đợi người khác giải quyết những vấn đề cho chúng tôi.
Do sự thiếu hiểu biết chung, công việc biên tập của chúng tôi cuối cùng cũng trở nên khó khăn hơn vì đội của chúng tôi đã không có một sự am hiểu thống nhất. Chúng tôi đã xem “việc trưng bày những phương pháp tra tấn” là trọng tâm biên tập duy nhất của chúng tôi và bỏ qua khung cảnh lớn hơn. Chúng tôi đã thêm vào hơn 400 “loại bức hại” mới. Nó có vẻ như chúng tôi chỉ vạch trần cuộc bức hại ma quỷ. Việc biên tập ngày càng mất nhiều thời gian hơn vì chúng tôi đã thêm nhiều chi tiết, làm cho cho trở thành một quá trình rất lâu để kiểm tra cẩn thận toàn bộ tài liệu. Chúng tôi đã bỏ qua điểm giảng chân tượng. Lần này tất cả chúng tôi trở nên nhanh chóng nhận thức được vấn đề và ngay lập tức chỉnh sửa chúng. Nếu chúng tôi không làm như vậy, thì tổn thất có thể đã là không thể đo lường được.
Sau khi chúng tôi mở rộng thời gian học nhóm. Chúng tôi đã phân loại những dự án và đã đạt được một hiểu biết sâu hơn về bản tính và ý nghĩa chân thực của công việc biên tập từ quan điểm của Pháp. Chúng tôi đã học hỏi được rằng chia sẻ kinh nghiệm trong chúng ta là vì mục đích khuyên khích lẫn nhau thăng tiến.
Sư Phụ nói:
”Tôi đã để lại cho các đồ đệ Đại Pháp hình thức tu luyện có thể đảm bảo các đồ đệ có thể thực sự tăng tiến. Chẳng hạn tôi yêu cầu quý vị luyện công thành nhóm tại công viên để hình thành môi trường. Môi trường ấy là nơi tốt nhất thay đổi bên ngoài con người. Mỗi hành xử cao thượng nơi đồ đệ được hình thành tại môi trường ấy—từng hành động hay lời nói—có thể giúp người ta tự nhận ra thiếu sót yếu kém của mình; nó có thể rung động lòng người, làm người ta tốt lên, và giúp họ tăng tiến nhanh hơn”. (“Môi Trường” trong Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Từ việc điều chỉnh đó, mỗi người chúng tôi đã có khả năng thực hiện việc biên tập của mình. Nhưng, ngay sau đó, một vài đồng tu đã yêu cầu nghỉ việc biên tập vì họ tham gia vào những những dự án Đại Pháp khác. Điều đó làm đội chúng tôi đứng trước một thử thách mới. Ngay từ đầu, chúng tôi không bao giờ có đủ nhân lực. Lúc đầu tôi dùng tâm thái và tình cảm người thường rất mạnh để cố gắng thuyết phục họ không nghỉ việc. Mặc dù họ tạm thời đồng ý không nghỉ, tôi cảm thấy cứ như thể một gánh nặng hàng nghìn Pao (đơn vị đo lường Anh) đặt trên đôi vai mình. Tôi than phiền phàn nàn và để cho họ biết họ đối xử với tôi không đúng. Tôi tin rằng những học viên đó đã không lấy toàn thể làm ưu tiên hàng đầu và họ đã không hoàn tất lời hứa của họ. Tôi đã rất cố gắng để kiểm soát tình cảm của mình trong học nhóm. Nhưng, tôi đã vô tình nói ra lời trách móc.
Sư Phụ đã nói:
”Nhẫn là chìa khoá để nâng cấp tâm tính. Chịu đựng với tức giận, oán trách hay nước mắt là cái nhẫn của người đời, vốn có nhiều chấp trước. Chịu đựng chẳng tức giận hay oán trách là cái nhẫn của kẻ tu luyện.” (“Nhẫn là gì?” trong Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Sự tức giận ẩn sâu trong tôi cho đến một vài ngày trước đây bỗng nhiên biến mất. Đúng vậy, Thực tế đó chính là một khảo nghiệm cho tôi. Nhưng thay vào nhìn vào bên trong chính mình, tôi lại cố đẩy nó ra khỏi tôi.
Sau một thời gian biên tập nhất định, số lượng thông tin mà chúng tôi đã thu thập cũng tăng lên. Đây là thời gian mà chúng tôi cần bổ sung thêm thông tin cho một vài sự kiện. Như vậy, làm sao để biên soạn những nguồn tư liệu lác đác thành những trường hợp hoàn chỉnh trở thành một khảo nghiệm khác cho tất cả chúng tôi. Đầu tiên chúng tôi tiến hành với một ý kiến dễ dàng: dùng một mã để phân biệt một loại báo cáo nhất định, nhưng cuối cùng nó đã không phù hợp. Hệ thống mã đã làm rối loạn tổ chức các đoạn, và các câu và thuật ngữ thì không mạch lạc. Chúng tôi đã tiến hành với sự thu thập hàng loạt những thông tin rải rác lộn xộn thay vì một giới thiệu ngắn gọn. Chúng tôi đã không hành động ngay lập tức để giải quyết vấn đề. Biết là mất thời gian để sắp xếp lại toàn bộ thông tin, và cân nhắc khối lượng những trường hợp để chúng tôi vạch trần, chúng tôi chỉ lấy đi những phần mà chúng tôi đang làm và để lại toàn bộ giữ liệu rối loạn mà không động gì đến nó. Cái được để lại là những thông tin lộn xộn, không có tác dụng gì trong việc vạch trần bức hại, chứ chưa nói gì đến cứu độ chúng sinh. Vì thiếu sự cải thiện về tâm tính của chúng tôi nên cái mà chúng tôi đã thực sự làm là lẩn tránh khó khăn khi chúng xuất hiện. Chúng tôi thật ích kỷ.
Sư Phụ nói:
”Vai trò của trang Minh Huệ trong việc giảng rõ sự thật là không thể thay thế được. Nó là cửa sổ quan trọng nhất mà qua đó chúng ta biết được sự thật về cuộc bức hại và toàn bộ tình huống về Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp. Khi nói về những điều của đệ tử Đại Pháp, chư vị nên luôn hợp tác và làm việc với nhau thật tốt.” ( “Giảng Pháp tại Hội Pháp Miền Tây Mỹ Quốc 2004”)
Mỗi một từ trong phần này của bài giảng nhắm vào chính tôi giống như một tiếng sét. Những lời đó đã thức tỉnh tôi. Từ đó trở đi, tôi có thể điều chỉnh tâm thái của mình trong công việc cho trang Web Minh Huệ.
Chúng tôi luôn không theo kịp những phần khác của trang Web với công việc của chúng tôi. Chúng tôi đã cố gắng làm tốt hơn nhưng không có tiến bộ nhiều. Tôi cảm thấy áp lực. Vào tháng 2 năm 2007, một điều phối viên từ Bắc Mỹ nói với chúng tôi rằng để phối hợp với tiến trình Chính Pháp, công việc của đội chúng tôi có thể phải hoãn lại để chúng tôi có thể làm những công việc khác. Khi nghe điều đó, tôi cảm thấy lo lắng bồn chồn. Tôi cảm thấy hối tiếc vì đã không đáp ứng được sự mong đợi của Sư Phụ và các bạn đồng tu. Tôi thực sự thấy rất hối tiếc và tự trách mình.
Sư Phụ đã nói:
”Đừng bỏ lỡ cơ duyên tiền định này. Có gì là quá khó? Hãy nghĩ về nó, [ và chư vị sẽ thấy rằng] điều này là vì chưa trân quý đủ tiền duyên tu luyện của chư vị, vì chưa trân quý Pháp đủ, và chưa trân quý sinh mệnh của mình đủ. Khi chư vị thực sự hiểu được những điều này, chư vị sẽ làm tốt.” (Giảng Pháp tại San Francisco, 2005)
Bỗng nhiên tôi nhận ra gốc rễ của những vấn đề của tôi mà được ẩn sâu trong tôi nhiều năm nay: tôi đã không trân quý đủ tiền duyên tu luyện của mình.
Sư Phụ nói:
”Tôi không thích khi thấy chư vị tự trách mình, nó hoàn toàn vô ích. Tôi nhắc lại cái mà tôi đã nói: nếu chư vị vấp ngã, đừng nằm ở đó, hãy đứng ngay dậy!” (“Giảng Pháp tại Pháp Hội Bắc Mỹ trong hội đèn lồng 2003”)
Lần này cuối cùng tôi đã hiểu. Bất kể tôi tham gia dự án nào, khi tôi hiểu được sự quan trọng của nó, tôi nên cố gắng hết mình làm tốt nhất. Sau khi nhận ra điều này, tôi đã bỏ qua những chấp trước của tôi vào “thời gian” và liên tục giữ một trạng thái tu luyện ổn định. Tôi đã dùng mỗi phút một cách sáng suốt để làm tốt công việc của mình. Sau đó, khi tôi hỏi người điều phối viên khi nào chúng tôi cần chuyển đến làm những nhiệm vụ mới, anh ấy đã nói với tôi là chúng tôi có thể tiếp tục với công việc hiện nay của chúng tôi vì mọi việc đã thay đổi. Tôi biết rằng Sư Phụ từ bi lại giúp đỡ tôi. Ngài đã cho chúng tôi một cơ hội khác để thực hiện lời hứa của mình. Cám ơn Sư Phụ!
Ba năm làm công việc biên tập và công việc phối hợp liên quan đến cuộc bức hại đã giúp tôi có được nhiều loại nhận thức khác nhau. Tôi tìm thấy nhiều chấp trước ẩn sâu của mình. Đôi khi nhìn có vẻ như tôi đã loại bỏ chúng, nhưng sau đó chúng lại xuất hiện. Tôi thăng tiến chậm chạp và vấp ngã suốt dọc đường. Tôi đã học hỏi được rằng một điều phối viên cần chăm lo quan tâm đến nhiều trách nhiệm. Mặc dù tôi vẫn còn nhiều thiếu sót sai lầm và có thể tôi đã không đáp ứng được tất cả những yêu cầu tiêu chuẩn, nhưng tôi kiên quyết rằng tôi sẽ tinh tấn hơn trên con đường Chính Pháp.
Cám ơn Sư Phụ! Cám ơn các bạn đồng tu!
(Bài viết chia sẻ kinh nghiệm trên Minh Huệ 2007)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/2/1/159618.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/2/21/94651.html
Đăng ngày 4-3-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.