Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 24-09-2024] Sau khi mất chồng, cha và cha chồng vì cuộc bức hại Pháp Luân Công, bà Tôn Thái Diễm hiện đang đối mặt với một bản án khác do đức tin của mình. Mẹ bà, bà Vương Ngọc Hòa, 85 tuổi, mới mãn hạn tù ba năm vào tháng 9 năm 2024 vì tu luyện Pháp Luân Công, hiện đang kêu gọi trả tự do cho con gái.

Bà Tôn, người thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, bị người ở Đồn công an Nam Sa bắt giữ vào tối ngày 12 tháng 5 năm 2024 và bị giam tại Trại tạm giam Diêu Gia. Sau đó, công an đã chuyển hồ sơ của bà đến Viện kiểm sát khu Sa Hà Khẩu, rồi tiếp tục chuyển sang Viện Kiểm sát quận Cam Tỉnh Tử.

Trong phiên tòa xét xử bà Tôn tại Tòa án quận Cam Tỉnh Tử vào ngày 9 tháng 9 năm 2024, bà từ chối luật sư do tòa chỉ định và tự bào chữa cho mình. Năm ngày sau phiên tòa, mẹ bà, bà Vương Ngọc Hòa, được trả tự do. Ngày 24 tháng 9, bà Vương đã đến tòa án để gặp thẩm phán Lư Đan Đan, người phụ trách vụ án của bà Tôn. Sau hơn hai giờ chờ đợi và hoàn tất thủ tục giấy tờ, bà Vương, người bị liệt nửa người, được thông báo thẩm phán sẽ không gặp bà. Sau khi về nhà, bà liên tục gọi điện cho thẩm phán nhưng không ai trả lời.

Từ khi chính quyền Trung Quốc bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công, gia đình bà Tôn liên tục trở thành mục tiêu bị nhắm đến. Bà từng bị kết án 3 năm 3 tháng sau một lần bị bắt vào năm 2014. Chồng bà, người đã sống dưới áp lực lớn trong nhiều năm, qua đời vào ngày 15 tháng 6 năm 2021 ở tuổi 51. Áp lực tinh thần từ cuộc bức hại cũng đã làm sức khỏe của cha chồng và cha bà suy yếu. Họ lần lượt qua đời vào tháng 6 năm 2016 và 2019.

Sau khi mãn hạn tù ba năm khi đã ngoài 80 tuổi, bà Vương suy sụp khi biết con gái mình lại bị bắt sau khi về nhà. Hiện tại, bà gặp khó khăn khi di chuyển và thị lực mờ do đục thủy tinh thể. Bà và cháu trai 15 tuổi đang chật vật sống qua ngày. Bà đã viết một bức thư gửi thẩm phán Lư, kêu gọi bà tuyên vô tội cho con gái mình.

Kính gửi thẩm phán Lư,

Tôi là mẹ của Tôn Thái Diễm. Tôi năm nay 85 tuổi. Tôi được biết bà đang phụ trách vụ án của con gái tôi, vì vậy tôi viết lá thư này để cho bà biết về hoàn cảnh của gia đình chúng tôi, lý do vì sao chúng tôi tu luyện Pháp Luân Công và gia đình chúng tôi đã tan nát thế nào bởi vì bị bức hại. Lá thư có thể hơi dài, nhưng đó đều là những lời từ đáy lòng tôi, mong bà có thể đọc hết.

Chỉ vì tôi nói với người khác về lợi ích của việc t u luyện Pháp Luân Công mà tôi đã bị kết án ba năm tù. Tôi vừa mới được thả ra khỏi Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh vào tháng 9 năm 2024 và rất mong được đoàn tụ với con gái. Tuy nhiên, tôi vô cùng buồn khi biết tin con tôi đã bị bắt và đang đối mặt với một bản án tù khác. Nhìn vào ngôi nhà tàn tạ của nó, tôi cảm thấy vô cùng đau lòng. Hiện tôi phải vật lộn với việc bị liệt một nửa người và khó khăn trong di chuyển. Tôi không thể nhìn rõ vì bị đục thủy tinh thể. Thêm nữa, tôi cũng không thể tự sống và cần người chăm sóc. Tệ hơn nữa, lương hưu của tôi đã bị giữ lại và tôi không có thu nhập.

Tôi hiện đang sống cùng cháu trai 15 tuổi. Thằng bé tội nghiệp chưa bao giờ được sống một ngày yên bình từ khi sinh ra. Cháu đã mất cha, và giờ mẹ cháu lại bị giam giữ và đang đối mặt với án tù. Tôi thường thấy cháu khóc thầm và thở dài. Cả hai chúng tôi rất cần có Thái Diễm bên cạnh. Không có nó, mỗi ngày trôi qua đều rất khó khăn.

Thái Diễm có sức khỏe yếu từ nhỏ. Sau khi bị viêm phổi, con tôi bị khó thở kéo dài. Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, nó phải dừng lại nhiều lần khi leo lên cầu thang về nhà. Con tôi đã thử nhiều loại thuốc và tiêm, nhưng không loại nào hiệu quả. Con tôi càng mất hy vọng vào cuộc sống khi thấy bố mẹ mình luôn cãi nhau.

Sau khi Thái Diễm bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, thế giới quan của nó đã hoàn toàn thay đổi. Con tôi hiểu được ý nghĩa của cuộc sống. Nó sống theo các nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” và luôn lạc quan. Tình trạng phổi của nó hoàn toàn biến mất. Nó cũng tìm được một công việc tốt.

Ngạc nhiên trước sự thay đổi của con, tôi cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Bệnh thoát vị đĩa đệm và đau thần kinh tọa [đau, yếu, tê hoặc ngứa ran ở chân] đã hành hạ tôi nhiều năm cũng biến mất nhanh chóng. Tôi không còn cãi nhau với chồng nữa và gia đình trở nên hòa thuận.

Thái Diễm sau đó gặp Quách Kỳ ở điểm luyện công và họ sớm kết hôn.

Chúng tôi tưởng rằng những khó khăn đã qua, nhưng vào tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc bất ngờ phát động cuộc bức hại, dẫn đến hàng loạt vụ bắt giữ, giam cầm và tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Vì lên tiếng chống lại cuộc bức hại, Thái Diễm bị bắt, giam giữ, phạt tiền và bị sa thải.

Đã trải qua nhiều chiến dịch chính trị dưới chế độ cộng sản, tôi hoảng sợ trước những lần sách nhiễu thường xuyên của ủy ban khu dân cư và đã ngừng tu luyện Pháp Luân Công. Nhưng không lâu sau, những căn bệnh mà tôi từng mắc lại tái phát và tôi phải nằm liệt giường. Tôi đã tìm kiếm điều trị từ nhiều bác sĩ, nhưng tình trạng của tôi ngày càng tồi tệ. Không còn hy vọng nào khác, tôi đã quay lại tu luyện Pháp Luân Công và đứng dậy được sau một tuần.

Ngày 19 tháng 2 năm 2001, con rể tôi là Kỳ nhận được cuộc gọi từ quản lý của nó, yêu cầu con tôi đi làm dù hôm đó nó đã nghỉ. Khi đến nơi làm việc, con tôi bị công an đồn Hắc Thạch Kiều bắt giữ. Khoảng 2 giờ sáng hôm sau, công an mở cửa nhà con tôi bằng chìa khóa của nó và định bắt Thái Diễm, lúc đó đang mang thai tháng thứ 9, với ngày dự sinh là 15 tháng 3. Con tôi bắt đầu đau bụng. Công an tạm thời rút lui, nhưng quay lại sau 6 tiếng, vẫn tiếp tục cố bắt con gái tôi. Thái Diễm đã rời khỏi nhà trước đó. Công an đã lục soát và tịch thu một số tài sản của gia đình.

Quách Kỳ bị bí mật kết án 3 năm lao động cưỡng bức. Không ai thông báo cho chúng tôi. Phải rất khó khăn, chúng tôi mới tìm thấy con rể tại Trại lao động cưỡng bức Đại Liên. Công an tra tấn nó, bao gồm lột quần áo và đánh bằng gậy gỗ có gai, sốc điện bằng nhiều dùi cui điện, và bức thực để bắt con tôi từ bỏ Pháp Luân Công. Cơ thể con tôi phủ đầy ghẻ lở, toàn thân phù nề, không tiểu tiện được và khó thở. Công an đưa con tôi vào bệnh viện vào tháng 2 năm 2002 và phát hiện nó bị viêm cầu thận cấp tính (viêm các bộ lọc nhỏ trong thận). Sau khi bác sĩ nói con tôi không còn sống được lâu, công an đã bỏ trốn và để lại chúng tôi trả viện phí.

Sau khi Quách Kỳ xuất viện, công an ở trại lao động thường xuyên đến quấy rối và cố gắng đưa nó trở lại để hoàn thành bản án. Để tránh bị bức hại tiếp tục, con rể và Thái Diễm phải sống xa nhà, để lại con gái lớn cho chúng tôi chăm sóc. Họ cuối cùng trở về nhà vào năm 2008.

Khi đó, bố chồng của Thái Diễm đang phải vật lộn với bệnh Parkinson trong hơn mười năm. Thái Diễm và Quách Kỳ chăm sóc ông rất chu đáo và tình trạng của ông đã được cải thiện nhiều. Ông có thể quét nhà, lau bàn và đi bộ lên xuống cầu thang từ căn hộ tầng năm để đi dạo bên ngoài.

Thái Diễm và Quách Kỳ có một con trai vào năm 2011.

Thái Diễm lại bị bắt vào ngày 21 tháng 7 năm 2014 bởi người từ Đồn công an Quảng trường Hải Quân và Đồn công an Thuần Hải. Con gái tôi sau đó bị kết án 3 năm 3 tháng. Chứng kiến cuộc đột kích bạo lực của công an, cũng như trải qua những lần quấy rối không ngừng, bố chồng Thái Diễm không chịu nổi và phải nằm liệt giường. Ông qua đời vào tháng 6 năm 2016.

Khi được thả ra vào tháng 10 năm 2017, Thái Diễm rất yếu đến nỗi phải nghỉ giữa chừng sau khi đi vài bước. Nhưng công an và viên chức ủy ban vẫn tiếp tục quấy rối nó qua điện thoại hoặc đến tận nơi. Áp lực kéo dài và cuộc đàn áp cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của chồng tôi và ông qua đời vào năm 2019.

Qua nhiều năm, Quách Kỳ cũng chịu áp lực rất lớn từ cuộc bức hại. Quách Kỳ đột ngột qua đời vào ngày 15 tháng 6 năm 2021 khi mới 51 tuổi.

Khi những người thân yêu lần lượt ra đi, Thái Diễm phải vật lộn để chăm sóc con trai và tôi, đồng thời vẫn đi làm toàn thời gian. Chúng tôi dựa vào nhau mà sống. Cuộc sống khó khăn, nhưng chúng tôi vẫn xoay xở được.

Nhưng vào ngày 14 tháng 10 năm 2021, chỉ 4 tháng sau cái chết của Quách, tôi bị bắt tại nhà bởi Liễu Ngọc và một công an họ Dương từ Đồn Công an Hắc Thạch Tiều. Chính quyền không cho phép luật sư hay gia đình tôi đến thăm. Tôi sau đó bị kết án 3 năm và bị chuyển đến Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh vào ngày 31 tháng 12 năm 2021. Kể từ tháng 4 năm 2023, Cục an sinh xã hội quận Tân Kim Phổ đã đình chỉ lương hưu của tôi. Trong khi đó, do bị tra tấn trong tù, tôi rất yếu và không thể tự đi lại. Thái Diễm đã xin tạm tha cho tôi để chữa bệnh, nhưng lãnh đạo trại tạm giam là bà Lý, người cũng đã cấm tôi thăm gia đình trong 2 tháng, từ chối yêu cầu này.

Khi tôi được thả vào ngày 14 tháng 9 năm nay, tôi rất mong gặp Thái Diễm, nhưng rồi nghe tin rằng nó đã bị bắt bởi người từ Đồn Công an Nam Sa vì đã dán một tấm áp phích về Pháp Luân Công. Tôi nghe nói con tôi hiện đang bị giam tại trại tạm giam Đại Liên và đã ra tòa một lần, nhưng gia đình tôi không được phép tham dự. Mỗi ngày tôi đều mong con trở về. Tôi rất lo lắng cho con.

Tôi có thể kể hàng ngày về nỗi khổ mà gia đình tôi đã chịu đựng trong 25 năm qua!

Tôi cũng muốn nói với bà rằng cuộc đàn áp này là trái pháp luật. Tôi muốn nhấn mạnh rằng không có luật nào hình sự hóa Pháp Luân Công hay gán cho môn này là dị giáo ở Trung Quốc. Quyền tự do tín ngưỡng là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp bảo vệ. Việc sở hữu hoặc phát tài liệu Pháp Luân Công là hoàn toàn hợp pháp. Những tài liệu này là tài sản cá nhân của các học viên Pháp Luân Công, không phải là bằng chứng phạm tội. Pháp Luân Công dạy mọi người sống tốt đẹp. Các học viên sống theo nguyên tắc đó trong cuộc sống hàng ngày và không gây hại cho bất cứ ai hay xã hội.

Thẩm phán Lư, tôi khẩn cầu bà suy nghĩ về hậu quả mỗi khi bà tuyên án một học viên Pháp Luân Công. Họ sẽ phải chịu bao nhiêu tra tấn trong tù, bao nhiêu đau khổ mà gia đình họ sẽ phải gánh chịu, và liệu các học viên có bị giết để lấy nội tạng, chia lìa mãi mãi với gia đình họ hay không.

Quyết định nằm trong tay bà. Dù là từ lương tâm hay sự công bằng, tôi mong bà hãy làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn con gái tôi chịu thêm tổn hại, và mang lại chút hy vọng cho gia đình tan vỡ của chúng tôi.

Cảm ơn bà đã đọc lá thư này! Bà sẽ được phúc báo vì lòng tốt của mình!

Mẹ của Tôn Thái Diễm, Vương Ngọc Hòa.

Bài liên quan:

Bà lão 82 tuổi đang thụ án vì tu luyện Pháp Luân Công bị từ chối tạm tha y tế mặc dù sức khỏe kém

Cụ bà 82 tuổi bị ngược đãi trong khi đang thụ án tù vì kiên định đức tin

Cụ bà 81 tuổi bị bỏ tù để thụ án bản án sáu năm trước

Một người dân Liêu Ninh qua đời sau hai thập kỷ bị bức hại

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/9/24/483253.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/10/9/221171.html

Đăng ngày 22-10-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share