Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Hắc Long Giang
[MINH HUỆ 24-06-2024] Trong hai năm qua, tôi luôn trông cháu trai, dù có nằm mơ thì tôi cũng không ngờ tôi sẽ vướng vào việc mà mình không muốn làm nhất, trong đó tôi đã nếm đủ mùi vị cay đắng ngọt bùi.
1. Tôi mơ màng đứng giữa ngã tư đường
Cháu trai năm nay 4 tuổi, mẹ cháu luôn trông cháu, cháu hiếm khi tiếp xúc với tôi, tôi chỉ biết cháu rất tinh nghịch. Con trai tôi cũng từng nhiều lần bảo tôi giúp trông cháu, [nhưng] tôi đều từ chối.
Con trai lại kể: Vợ con cãi lộn với con nhiều ngày rồi, cô ấy nói rằng không có người trông con, cô ấy đã thuê một sạp của khu thương xá ở Giang Bắc để bán quần áo, bây giờ cô ấy muốn đến phương nam để nhập hàng, ngày 1 tháng 10 sẽ khai trương, còn 10 ngày nữa [nhưng] không có người trông con. Tôi nói: Vợ cãi lộn với con, vậy chẳng phải [con] bảo mẹ giúp trông cháu sao? Mẹ có thể trông trước vài ngày, mọi người đều tìm bảo mẫu, sau này con thuê người khác trông nhé.
Tôi phải chuyển nhà về thành phố để trông cháu, cháu trai lớn học lớp bốn ở thành phố, còn cháu trai nhỏ học mẫu giáo. Con dâu đi làm về lúc 9 giờ tối, cháu sẽ về thẳng địa phương. Sáng sớm, tôi giúp hai cháu chuẩn bị xong, tôi còn phải quay về địa phương để chứng thực Pháp, thời gian rất eo hẹp. Nhưng mọi việc không đơn giản như tôi tưởng, các cháu rất quấy sau khi rời khỏi mẹ. Trước đó, tôi chỉ biết cháu nhỏ bướng bỉnh và tinh nghịch, nhưng thật không ngờ, cháu còn rất quấy. Giữa đêm cháu thức giấc là khóc om sòm, tôi lại sợ ảnh hưởng đến giấc ngủ của hàng xóm, tôi cõng cháu trên lưng, chỉ cần cháu không khóc là được. Nhưng cháu vừa ngủ, thì tôi đến giờ luyện công, khi luyện công, tôi thường bị cháu quấy nhiễu, khiến tôi không thể luyện công trọn vẹn.
Tôi nghĩ, không ai có thể trông nổi đứa trẻ này, hay mình tự trông vậy, mặc dù tôi không sẵn lòng, nhưng nghĩ đến mình là người tu luyện, nên cũng phải viên dung gia đình. Vì vậy, tôi đã nói chuyện với con dâu, hàng ngày con dâu đều đến trường mẫu giáo đón con vào buổi trưa, tắm rửa thay đồ cho con, nấu cơm và dọn dẹp phòng, 6 giờ tối tôi về nhà thì con dâu lại đi làm (vì con thuê nhân viên bán hàng, nên con rời khỏi một lúc thì vẫn có người trông cửa hàng). Tôi thấy hàng ngày con dâu đều chạy tới chạy lui vì hai đứa trẻ, [ý nghĩ] không sẵn lòng trông cháu của tôi trước đó dường như phai nhạt rất nhiều.
Cháu lớn không cần tôi lo nhiều, nếu bận quá thì tôi cho cháu tiền để ăn bên ngoài. Cháu nhỏ thì không được, mùa đông máy sưởi không đủ ấm và trong phòng rất lạnh, buổi sáng [cháu nhỏ] không mặc quần áo, trốn đi trốn lại trong chăn, [tôi] càng sốt ruột thì cháu càng không chịu thức dậy, ngay cả khi thức dậy rồi, cháu vẫn kêu tôi cõng trên lưng làm này làm kia. Tôi đưa cháu đến trường mẫu giáo, rồi phải đón xe buýt để quay về. Khi ngồi trên xe, tôi đeo tai nghe để nghe Sư phụ giảng Pháp, sau khi về nhà, tôi nghe bài chia sẻ của đồng tu, cố gắng không để mình rơi xuống.
Mùa đông rất khắc nghiệt, khi chờ xe chân tôi đông cứng, trong thành phố thường bị kẹt xe, thời gian chờ sẽ lâu hơn. Ngày này qua ngày khác, tinh thần của tôi rất mơ màng, giống như đứng ở ngã tư đường, không biết đi như thế nào, lại càng không biết khi nào [chuyện này] mới kết thúc.
2. Biểu hiện của tâm tật đố, oán hận, ác niệm và nhiều nhân tâm khác
Sau khi trường mẫu giáo cho nghỉ học, tôi bảo mẹ cháu hàng ngày đều gửi cháu đến nhà mình, như vậy tôi vừa trông cháu vừa làm công việc chứng thực Pháp.
Khi cháu nhỏ được đưa đến nhà tôi, cháu đã có tinh thần. Tôi nói, cháu giống như một người bước vào khu vườn kỳ lạ, cái gì cũng thấy tân kỳ. Một lúc thì kéo cái này, sờ cái nọ, gõ bàn phím, lật tung mọi thứ trên máy tính của tôi. Tôi thấy cháu không ngừng động tay động chân, nói thật là [cháu ngồi yên] chưa tới hai phút. Cháu đòi tôi chơi với mình, tôi đâu có thời gian để chơi với cháu? Tôi mua [cho cháu] nhiều đồ chơi và thức ăn. Miệng cháu thì ăn, còn tay thì không ngừng hoạt động, một lúc thì vỗ lên người tôi, một lúc thì leo lên cửa sổ, mở cửa sổ rồi la hét, khiến tim tôi đập thình thịch. Còn không thì cháu sẽ lấy cái ghế nhỏ, rồi đứng lên đó, khi tôi không chú ý, cháu sẽ nhào xuống, khiến tôi đứng không vững. Đôi khi tôi muốn “nhẫn”, có lẽ tôi không nhẫn nại, [nên cháu] giúp tôi trừ bỏ tâm [sợ] phiền phức! Nhưng tôi càng nhẫn [nại] thì cháu càng lờn mặt, cháu đu lên cổ và vò đầu tôi, khiến tóc tôi rối bời.
Có khi mẹ cháu nói: “Sao tóc của mẹ lúc nào cũng bù xù vậy.” Tâm oán hận nổi lên, tôi bực bội nói: “Đều là kiệt tác của con trai con đó.” Đôi khi tôi không nhịn nổi và chỉ vào mặt cháu rồi nói một trận: “Bà không thể nhẫn được nữa, cháu thật thái quá, bà chưa từng thấy đứa trẻ nào giống như cháu, phá người khác đến vậy.” Cháu trai thè lưỡi, giận dỗi nói: “Cháu phá bà, vậy thì sao chứ!” Khi nhìn cháu, tôi cảm thấy bất lực, không còn cách nào, nước mắt của tôi trào ra, [tôi] không biết đó là mùi vị gì nữa.
Một lần nọ, khi tôi đang phát chính niệm bên giường, cháu đẩy mạnh một cái, và tôi ngã xuống đất, khi ấy một chân không rơi xuống, tôi không phát chính niệm nữa, tôi kéo cháu lại và đánh một trận. Tôi bảo mẹ cháu đánh cháu, tôi nói cháu phá người khác. Mẹ cháu nói: “Con không được phá bà nội.” Cháu nói: “Con phá bà nội.” Hôm sau cháu đến, tôi hỏi: “Sao con không phá mẹ con mà muốn phá bà nội chứ?” Cháu cười và nói: “Con phá bà nội.” Lúc này, tâm tật đố, oán hận và ác niệm nổi lên, tôi nghiêm khắc chỉ vào cháu và nói: “Từ đây về sau con còn như vậy với bà, thì hãy xem bà xử trí con như thế nào, bà sẽ làm lại như vậy với con, xem bà có trị được con hay không.”
Sau đó, tôi thường đánh cháu. Có khi cho cháu đi ngủ, tôi dỗ thế nào cháu cũng không ngủ, tôi nghĩ cháu ngủ được lúc nào thì yên lúc nấy. Cháu bảo tôi cõng thì cháu sẽ ngủ, tôi cõng cháu đi một hồi trong phòng, nhưng cháu vẫn không ngủ, rồi tôi quăng cháu lên giường, cháu vừa khóc vừa la hét đòi cõng. Tôi giống như không nghe thấy, không đồng cảm với cháu, tôi lại thêm oán giận mẹ cháu đã mang đến cho mình phiền phức lớn: Con không thể chăm sóc con, sao còn muốn sinh đứa thứ hai chứ?
Nhiều lần cháu mò cổ tôi, rồi véo. Khi ấy, ác niệm lại nổi lên, tôi đã cắn tay cháu, tôi cũng sợ mình cắn mạnh, cháu [đứt tay], thì mình không biết giải thích thế nào. Sau đó nghĩ lại, tôi thấy mình không hề đau lòng khi cắn cháu. Ác tâm này thật đáng sợ. Người thường không thể làm như vậy đối với cháu của mình, huống chi tôi là người tu luyện, làm sao có thể làm như vậy được.
Đồng tu đến nhà tôi cũng nói: “Chị không thể lúc nào cũng đánh cháu, cháu bướng bỉnh phải không? Đồng tu đến thì chị càng đánh cháu, đó là tâm gì vậy?” Tôi nghĩ: “Thằng nhỏ này càng có người đến thì nó càng thích quấy, mình nói nó không nghe, chỉ có đánh thôi. Tôi dạy cháu còn có tâm gì sao? Là để nó bỏ đi thói xấu.” Tôi nghĩ tới nghĩ lui, hình ảnh của cha cháu lúc nhỏ hiện lên [trong tâm trí], tôi dẫn cha cháu đến tham dự hôn lễ, [cha cháu] đến nhà người ta cũng không biết nề nếp, đến tối tôi rất bực bội, cho rằng mình bị mất thể diện trước mọi người, không dạy dỗ con cho tốt. Khi ấy, tôi đã hình thành quan niệm, tâm sĩ diện, tâm hư vinh, tâm danh vẫn chưa tu bỏ, bây giờ chúng biểu hiện ra.
Trong quãng thời gian này, tôi thường đánh cháu, [tâm] oán hận và ác niệm dường như nặng thêm, tôi luôn cảm thấy buồn bực, tôi còn cao giọng khi nói chuyện. Có khi cháu trai còn hỏi: “Bà nội ơi, sao bà không cười?” Tôi nói: “Ngày nào con cũng không nghe lời bà, bà có thể cười được sao?” Khi luyện tĩnh công, tôi buồn ngủ và không có tinh thần, bản thân cảm thấy rất khổ sở.
Trong một lần học Pháp, tôi học đến đoạn Pháp:
“Có người khi quản giáo con cái cũng nóng giận, nổi cơn tam bành; khi quản giáo con cái thì chư vị đừng làm thế, chư vị không được thật sự nóng giận; chư vị cần giáo dục con cái một cách có lý trí, như thế mới có thể thật sự giáo dục chúng được tốt.” (Chuyển Pháp Luân)
[Trước đó] mỗi lần học đến đây, tôi đều đọc qua rất bình thường, nhưng lần này, tôi bất chợt dừng lại: Chẳng phải Sư phụ nói mình sao? Từ đây về sau, mình phải chú ý, phải dạy cháu một cách lý trí, phải khiến cháu trở thành một đứa trẻ tốt.
3. Cháu trai giúp tôi tu tâm
Do đại dịch, nên trường mẫu giáo đóng cửa trong vài tháng, cháu trai trường kỳ ở với tôi, tôi cũng có trách nhiệm [nếu] dạy cháu không tốt. Cách làm kiểu gia trưởng phải chăng không đúng? Tôi cho rằng mình là bậc trưởng bối, nói gì thì cháu phải nghe nấy, [nhưng] chiểu theo yêu cầu của người tu luyện thì đó là tự ngã, [cháu] không nghe và không làm theo ý của mình thì tôi muốn đánh cháu. Văn hóa Đảng nổi lên, lấy ác trị ác, kết quả là vấn đề không được giải quyết, còn khiến mình rất mệt.
Xem ra tôi phải thay đổi cách làm. Một hôm, cháu trai la hét: “Không vui chút nào, bà nội lại không chơi với con.” Tôi nói: “Bà nội mở phim cho con xem, con có xem không?” Cháu mỉm cười và nói: “Dạ được! Dạ được!” Tôi mở phim “Đến vì bạn” trên máy tính cho cháu xem. Khi thấy Sư phụ đứng trên chiếc thiên xa, cháu thốt lên: Bà nội mau xem người này là ai, ông ấy đang nói gì vậy? Tôi nói: Đó là Sư phụ. Sư phụ nói: “Theo ta hạ thế cứu độ chúng sinh.” Cháu trai ghi nhớ câu này, và thường nói: “Theo ta hạ thế cứu cứu chúng sinh.” Tôi nói: Con nói sai rồi, là “cứu độ chúng sinh”. Kể từ đó, cháu trai xem đi xem lại hơn 20 bộ phim mà Đại Kỷ Nguyên đã chiếu.
Một lần nọ, cháu hỏi rất nghiêm túc: “Bà nội ơi, bà làm những thứ này cũng là để cứu người phải không?” Tôi trả lời đúng vậy. Cháu lại nói: “Từ đây về sau, cháu không phá đồ của bà nữa, cháu phải làm một đứa trẻ tốt để trở về thiên thượng.” Tôi nói: “Cháu xem thần tiên trên trời rất thần thánh, đến địa cầu thì trở nên bại hoại, cả cháu và bà nội đều như vậy.” Cháu trai lại nói: “Khi nào con mới được trở về thiên thượng ạ?” Tôi nói: “Chúng ta đều nghe Sư phụ, chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn mà làm, thì có thể theo Sư phụ trở về thiên thượng.” Tôi lại giải thích cho cháu hiểu “Chân-Thiện-Nhẫn” là gì. Cháu nói, từ đây về sau anh trai đánh con thì con sẽ Nhẫn.
Hôm đó, tôi dắt cháu về nhà, phía trước khu nhà cháu là một siêu thị, cháu luôn chạy vào đó, muốn mua gì đó, tôi thấy thang máy đã đến và gọi cháu: “Đinh Đinh mau lên, thang máy đến rồi.” Cháu chạy nhanh lại rồi nói: “Bà nội, khi nãy bà gọi con là gì ạ? Bà nói lại lần nữa nhé.” Tôi đã nói lại lần nữa khi cháu thôi thúc mình. Cháu trai nói: “Bà nội nói nghe hay quá, từ đây về sau bà gọi con như vậy được không?” Tôi hỏi: Trước đó bà đã gọi con như thế nào? Cháu trai trừng mắt, rướn cổ và hét lớn: “Đinh Đinh mau lên!” Khi đó tâm tôi chùn xuống, tôi rõ ràng là một người thường trong mắt cháu, tôi đâu còn là người tu luyện, không thiện, đó hoàn toàn là hình tượng của một sinh mệnh do văn hóa Đảng tạo thành.
Văn hóa của tà đảng đã trường kỳ thâm nhập vào xương cốt của tôi, tôi nhất định phải trừ bỏ những thứ tà ác này, nó vừa hại người, lại vừa hại mình. Tôi làm thế nào để trừ bỏ nó? Tôi nghĩ đi nghĩ lại về vấn đề này, Pháp của Sư phụ hiện lên trong tâm trí tôi:
“… bình thường chúng ta [luôn] phải bảo trì tâm từ bi, tâm thái hoà ái.” (Chuyển Pháp Luân)
Tôi thầm cảm ơn Sư phụ vì [Ngài] đã chỉ dẫn. Văn hóa của tà đảng là thứ đối lập với Pháp, nó khiến tôi oán, hận và ác, không thiện. Sư phụ bảo chúng ta có tâm từ bi, tâm thái hòa ái, thì có thể giải thể độc tố của văn hóa Đảng tà ác.
Tôi nghĩ trước đó mình nóng giận với cháu, đánh cháu, khiến tâm hồn nhỏ bé của cháu trở nên u ám, tôi phải xin lỗi cháu. Tôi nói: “Đinh Đinh, bà nội không nên đánh con, con đã 5 tuổi rồi, bà nên nói rõ đạo lý cho con biết, đó là lỗi của bà, bà nội xin lỗi con nhé.” Đinh Đinh nói tiếp: “Không sao đâu bà nội, là con không tốt, con luôn phá đồ của bà nội, khiến bà nổi giận.” Khi đó, bầu không khí trong nhà rất hòa thuận, không có bạo lực.
Đôi khi Đinh Đinh không muốn nghe lời, tôi nghiêm túc nói chuyện với cháu, mặc dù bề ngoài rất bình tĩnh, nhưng trong tâm lại bực tức: Sao con không nhớ vậy? Lúc này cháu sẽ nói: “Bà sao rồi? Bà lại nổi giận à?” Trong quãng thời gian đó, cháu luôn thích nói câu này. Khi thấy vẻ mặt ngây thơ của cháu, tôi bật cười, nhanh chóng tìm lại chính mình, quy chính nội tâm. Đến tối đi ngủ, tôi nói: “Hôm nay bà nội lại nóng giận với con, từ đây về sau con hãy nhắc bà.” [Cháu nói:] “Dạ, không sao đâu bà nội, từ đây về sau bà trừ bỏ cái tâm này là được.” Tôi đột nhiên tỉnh ngộ, không phải cháu không tốt, mà là cháu đến để thành tựu tôi, trước đó tôi luôn cho rằng cháu là người gây rối, rất phiền phức, ảnh hưởng đến việc tôi chứng thực Pháp, tôi luôn oán trách trong lòng.
Toàn bộ con đường tu luyện đều là Sư phụ an bài, việc này xuất hiện có thể ngẫu nhiên sao? Sau khi minh bạch Pháp lý, tôi cảm thấy rất xấu hổ, tất cả những hành vi của cháu trai đều là để tôi giữ vững tâm tính, trừ bỏ những nhân tâm chưa tu bỏ. Tôi luôn coi cháu là một đứa trẻ không hiểu chuyện, nhưng thực ra cháu đang giúp tôi tu tâm.
Tín Sư tín Pháp, thần tích triển hiện
Đinh Đinh thường niệm hai câu: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo!” Khi tôi học Pháp, cháu bảo tôi đọc thành tiếng để cháu còn nghe, có khi tôi thấy cháu đang chơi, tôi sẽ đọc thầm, cháu càu nhàu sao không nghe tiếng. Trước khi ngủ, cháu bảo tôi cho cháu nghe Sư phụ giảng Pháp, ban đầu cháu nói rằng cháu nghe không hiểu Sư phụ nói gì, nên không muốn nghe. Tôi bảo cháu không nên sốt ruột, im lặng lắng nghe, dần dần cháu sẽ hiểu. Một lần nọ, cháu nói với tôi: Bà nội ơi, Sư phụ tạo ra Đại Pháp, Đại Pháp tạo ra vũ trụ phải không ạ? Tôi nói đúng vậy. Cháu nói Sư phụ thật lợi hại. Tôi nói với cháu, việc gì Sư phụ cũng có thể làm, rồi kể cho cháu nghe một số câu chuyện thần kỳ khi Sư phụ truyền Pháp, trong tâm của cháu Sư phụ là người xuất sắc nhất.
Một ngày nọ, tôi từ nhà cháu trở về, rồi dắt cháu đi lấy đồ, khi đi ngang qua một bãi đậu xe lớn, tôi muốn nghỉ một chút để đổi tay [xách đồ], tôi vừa cúi người để đặt đồ xuống, thì nghe Đinh Đinh kêu: “Bà nội mau lên xe đến kìa!” Tôi vội vã nắm tay cháu, xách đồ rồi chạy đi, thì thấy một chiếc xe dài hơn mười mét ở trước mặt chúng tôi tầm một mét, không có tiếng động nào, thật nguy hiểm. Tài xế nghe thấy Đinh Đinh kêu, vội vàng dừng xe, và sợ hãi nói: Ai biết chị ở phía sau xe, căn bản là [tôi] không thấy chị. Tôi cũng vội vàng nói, không sao, tôi không trách anh ấy. Rồi tôi dắt cháu rời đi. Đinh Đinh nói: “Sư phụ đã cứu con và bà nội.” Tôi nói: “Phải rồi, từ đây về sau chúng ta nhất định phải nghe Sư phụ, Sư phụ bảo hộ chúng ta ở mọi nơi.”
Một buổi sáng mùa thu năm ngoái, con dâu gọi điện thoại và nói: “Giữa đêm cháu bị sốt, mẹ đưa cháu đi súc ruột nhé.” Tôi đưa cháu đến phòng khám cá nhân, bác sỹ nói: Nếu cháu sốt chưa đến 38.5 độ thì không thể súc ruột, bác hãy đưa cháu về nhà rồi quan sát nhé. Gần đến giữa trưa, cháu nói cháu đau đầu, thân nhiệt 38.3 độ, tôi lại vội vàng đưa cháu đến phòng khám. Tôi nói: “Bác sỹ ơi, Đinh Đinh sốt 38.3 độ rồi, cô súc ruột cho cháu nhé.” ([vì] trước đó Đinh Đinh sốt thì cô ấy súc ruột cho cháu) Bác sỹ lấy nhiệt kế và nói: Tôi đo lại thân nhiệt nhé.
Lúc này, mặt của Đinh Đinh nóng bừng, bác sỹ cầm nhiệt kế, tôi thấy cô chau mày. Tôi hỏi cô bao nhiêu độ? Cô nghiêm khắc nói với tôi: Sao bây giờ bác mới đến, cháu sốt 39.8 rồi. Tôi vội vàng nói: Cô bảo 38.5 độ thì có thể súc ruột, tôi đo thấy 38.3 độ nên mới tới, chưa đến 10 phút mà thân nhiệt tăng cao vậy à. Bác sỹ nói: Tôi không thể súc ruột cho cháu, không biết nguyên nhân [cháu sốt] là gì, bác đưa cháu đến bệnh viện lớn nhé. Bác sỹ lại do dự một lúc rồi nói: “Sốt cao như vậy, bác đưa đến bệnh viện lớn thì càng phiền phức, bác hãy mau quyết định nhé, cháu sốt dễ bị co giật đó.” Tôi nói: “Tôi không đi đâu hết, tôi đưa cháu về nhà, cô cho cháu hai viên thuốc hạ sốt nhét hậu môn nhé.” Khi ấy, bác sỹ đã nhét một viên thuốc vào hậu môn của Đinh Đinh. Sau khi đưa cháu về nhà, tôi cho cháu uống một chút nước, đắp mền cho cháu, rồi tôi bảo Đinh Đinh: “Chúng ta cùng nhau niệm Pháp Luân Đại Pháp hảo nhé.” Đinh Đinh gật gật đầu. Tôi ngồi bên giường của cháu và không ngừng niệm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.”
Sau khi cháu ngủ, tôi nghe cháu không còn thở gấp nữa, 30 phút sau, mặt cháu không còn đỏ nữa, trán cũng không còn nóng nhiều, đầu ra mồ hôi. Tôi lấy nhiệt kế để đo thân nhiệt là 38 độ, cơn sốt đã hạ. Tôi sờ người cháu, quần áo ướt đẫm, tôi thở phào nhẹ nhõm. Tôi cảm ơn Sư phụ nhiều lần vì [Ngài] đã cứu cháu. Một giờ sau, Đinh Đinh tỉnh dậy, cơn sốt đã hoàn toàn hạ. Cháu vui mừng nói: “Bà nội ơi, đầu cháu hết đau rồi.” Tôi nói: “Sư phụ đã cứu con đó.” Đến tối, mẹ cháu về nhà, Đinh Đinh nhảy nhót lăng xăng, giống như cháu chưa từng bị sốt vậy.
Vào một ngày tháng Giêng năm nay, tôi chờ đến 1 giờ trưa, mà chưa thấy mẹ đưa cháu đến, tôi nghĩ chắc mẹ cháu không đi làm, nên tôi sẽ ra ngoài. Tôi gọi điện thoại để thông báo một tiếng, thì nghe thấy Đinh Đinh khóc rất lớn. Con dâu nói: Lỗ tai của Đinh Đinh đụng vào tường, có lẽ va trúng xương lỗ tai, cháu khóc nãy giờ. Cháu nghe mẹ cháu nói chuyện với tôi, nên cháu gọi bà nội, tôi nói tôi sẽ qua nhà cháu ngay.
Đinh Đinh thấy tôi thì nhào tới, cháu nói lỗ tai rất đau. Tôi thấy tai cháu đỏ ửng. Tôi cõng cháu, tôi nói vào tai cháu, bảo cháu đừng khóc, cùng niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo” với bà nội. (Vì con dâu sợ cháu sẽ nói [về Đại Pháp] ở trường mẫu giáo nên [con dâu] không cho tôi nói chuyện về Đại Pháp) Tôi cõng cháu, không ngừng niệm thầm trong tâm, hơn mười phút sau, Đinh Đinh nói: Con hết đau rồi, con nhảy xuống đất nhé. Mẹ cháu vội vã đi làm, và gọi cha cháu về nhà, nói rằng phải đưa con đến bệnh viện. Cha Đinh Đinh thấy lỗ tai của con không còn đỏ nữa, vội vàng nói với mẹ cháu rằng lỗ tai của con đã lành rồi. Tôi nói với con trai: Hai bà cháu đã niệm Đại Pháp hảo, nên lỗ tai của Đinh Đinh mới lành. (Vì con trai tôi ủng hộ Đại Pháp nên tôi nói toàn bộ sự thật với con) Vì Đinh Đinh tin Sư phụ, tin Đại Pháp, nên Sư phụ mới bảo hộ cháu. Tôi lại kể cho con trai nghe câu chuyện [Đinh Đinh] bị sốt lần trước, [tôi nói] nếu là các con thì các con sẽ hoảng sợ. Con trai tôi nói: Mẹ dạy dỗ cháu lễ phép đến vậy, mẹ đã tốn rất nhiều công sức, nếu không thì con không biết đứa trẻ này sẽ trở thành như thế nào nữa.
5. Tôi tu, cháu trai cũng đang tu
Trong quãng thời gian này, Đinh Đinh rất lạ, hai tay chống cằm, không nói gì, tôi hỏi cháu suy nghĩ gì à? Cháu nói: Con tự nhìn lại mình, sao con cứ làm sai. [Tôi nghĩ], phải rồi, hễ cháu làm sai thì bị thương, cháu biết mình lại bị trừng phạt. Tôi hỏi cháu có đau hay không, cháu nói: “Dạ đau, con nhẫn chịu đây.”
Hôm đó, Đinh Đinh làm bài tập nhưng ham chơi, một giờ trôi qua mà cháu vẫn chưa làm xong. Tâm oán [giận], bực bội và ác niệm của tôi lại nổi lên. Tôi bực mình nói: “Con không biết mình lại phạm lỗi à, con khiến bà tốn rất nhiều thời gian, đáng lẽ bà nên học Pháp thì bị con làm lỡ mất thời gian.” Bất tri bất giác tôi lại giơ tay lên. Đinh Đinh sợ hãi và bỏ chạy. Tôi thầm nghĩ mình không đúng, không thể dung dưỡng những thứ tà ma này. Tôi thầm tiêu diệt những thứ vật chất bại hoại này. Tôi kéo Đinh Đinh từ dưới gầm ghế ra và nói: “Con mau làm bài tập nhé, bà nội không đánh con.” Cháu nhìn tôi và nói: “Bà nói chuyện đàng hoàng với con, thì con đều nghe lời bà.” Tôi nói: “Bà nội lại sai rồi, bà biết rồi.” Cháu cầm bút lên và làm xong bài tập trong hai phút.
Mùa xuân năm nay rất lạnh, tôi dắt Đinh Đinh đến cửa hàng thực phẩm dưới nhà tôi để sưởi ấm trong khi chờ xe, cháu muốn mua kẹo, nhưng tôi không mua cho cháu, bởi vì răng cháu không tốt. Nhưng không biết khi nào cháu đã bỏ viên kẹo vào túi. Đến tối cháu xem TV ở nhà, tôi thấy cháu sờ tay lên mặt, tôi hỏi cháu đau răng à? Cháu lắc đầu, nên tôi cũng không để ý. Vì mẹ cháu đi làm về lúc 9 giờ rưỡi tối, tôi thấy trễ quá, nên tôi đưa cháu sang nhà mình.
Sau khi ra khỏi nhà cháu, Đinh Đinh nói: “Bà nội ơi, con lại phạm lỗi, con sai rồi, sáng nay bà dẫn con đến cửa hàng thực phẩm, con đã lấy một viên kẹo. Con bảo bà mua cho con nhưng bà không mua, con rất muốn ăn viên kẹo đó, nên con không thể nhịn nổi.” Tôi hỏi: “Con đau răng rồi phải không?” Cháu trả lời: “Dạ, con nhẫn chịu đây.” Tôi hỏi tiếp: “Nếu răng không đau thì con không chịu nói phải không?” Cháu nói: “Con sợ bà nội đánh con, con xin lỗi, con biết mình sai rồi, lần sau con không lấy nữa.” Tôi nói: “Không phải là xin lỗi bà nội, con hãy xin lỗi Sư phụ, Sư phụ kỳ vọng con làm một đứa trẻ tốt, [Ngài] luôn bảo hộ con.” Trên đường đi, cháu cứ nói đi nói lại. Tôi thấy cháu rất buồn, nên tôi an ủi cháu, con đã biết sai, thì từ đây về sau con không lấy nữa, như vậy con sẽ là một đứa trẻ tốt. Con làm sai thì bà cũng có trách nhiệm, bà không dạy con cho tốt, ngày mai bà sẽ dẫn con đi trả tiền cho người ta.
Khi về đến nhà, tôi lo phơi quần áo, chỉ nghe thấy Đinh Đinh nói thì thầm. Khi quay đầu lại nhìn, tôi thấy cháu quỳ trước Pháp tượng của Sư phụ, và sám hối với Sư phụ. Tôi biết cháu rất buồn, mặc dù cháu nói với tôi dọc đường nhưng cháu vẫn còn buồn, nên cháu lại nói với Sư phụ. Nước mắt của tôi tuôn rơi, [tôi thấy] những gì mình làm không bằng một đứa trẻ.
Một lần nọ, Đinh Đinh muốn xem bộ phim chân tướng “Đón Tết”, khi xem đến cảnh đồng tu Thẩm Ngọc về nhà đêm 30 Tết, đoàn tụ với mọi người, tôi đã rơi lệ, Đinh Đinh nhìn tôi và hỏi: “Bà nội khóc à?” Tôi lau nước mắt. Trước đó tôi rất hiếm khi khóc khi xem bộ phim này, tôi còn cho rằng mình giữ vững bản thân, bất động tâm, tình đồng tu cũng là tình, cũng phải tu. Lúc này tôi mới biết mình không từ bi, ít thiện tâm. Toàn bộ biểu hiện của tôi đều là văn hóa của tà đảng, oán hận, tự ngã, tật đố và ác niệm, làm sao có thể thể hiện ra thiện tâm?
Khi tôi không tu bỏ văn hóa của tà đảng, thì trong [tâm] toàn là oán hận, bất bình, hiển thị, không phục và ác niệm. Toàn bộ những thứ đó đều được thể hiện ra bên ngoài. Tất cả những thứ đó đều là vật chất bại hoại và nhân tâm bất hảo mà giả ngã thể hiện trong tư tưởng, là những thứ phải triệt để thanh trừ, [tôi] nhất định phải tu bỏ những thứ này của con người.
Đệ tử bày tỏ lòng kính trọng đến Sư phụ tôn kính, cảm tạ Sư phụ vì [Ngài] đã luôn bảo hộ.
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2024/6/24/我的心變了-孫子也變了-439452.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/8/25/219672.html
Đăng ngày 07-09-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.