Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại lục
[MINH HUỆ 24-04-2024] Tôi tu luyện đã hơn 20 năm, tôi đắc Pháp từ khi còn nhỏ, đến nay đã là một đệ tử Đại Pháp trưởng thành và có thể tự chịu trách nhiệm ở một phương diện nhất định, mặc dù luôn có những lúc không tinh tấn hoặc làm không tốt trong quá trình tu luyện, tuy nhiên tôi chưa bao giờ hoài nghi mức độ kiên định của mình đối với Pháp và Sư tôn; nhưng lần này khi tôi đối chiếu từng ý từng niệm hàng ngày của mình với kinh văn “Viễn ly hiểm ác” được Sư tôn công bố, bỗng nhiên cảm thấy xấu hổ với danh hiệu đệ tử Đại Pháp, xấu hổ với nợ nghiệp mà Sư tôn đã chịu đựng thay cho tôi.
Sau đây là một chút cảm ngộ khi tôi đọc kinh văn của Sư tôn và chia sẻ với đồng tu mẹ:
Mẹ nói với tôi: “Sư phụ đã công bố kinh văn mới, lần này Sư phụ nói rất nghiêm túc! Thời gian còn lại cho chúng ta không nhiều nữa, tới cuối cùng không chỉ đào thải người, mà còn đào thải những đệ tử Đại Pháp không đạt tiêu chuẩn!” Sau khi nghe xong, trong tâm tôi run lên, vì trạng thái tu luyện của tôi lúc tốt lúc xấu, mẹ thường gọi đùa tôi là “mèo lười lớn’, bởi tôi luôn không thể đột phá được tâm lười biếng. Không thể thời thời khắc khắc làm tốt ba việc, kém quá xa. Vì vậy vừa nghe nói đệ tử Đại Pháp không đạt tiêu chuẩn, tim tôi đập thình thịch đến muốn rớt ra ngoài.
Khi tôi bật máy tính lên và thấy Sư tôn công bố liên tiếp hai bài kinh văn mới, tôi cảm nhận sâu sắc rằng tu luyện thực sự rất nghiêm túc. Đặc biệt xem thấy Sư tôn giảng:
“Chính Pháp vũ trụ đã tới cuối cùng rồi, đoạn thời gian này qua đi thì sẽ có một quá trình sàng lọc và đào thải nghiêm khắc. Hãy tự thu xếp cho tốt!” (Viễn ly hiểm ác)
“Đi đâu về đâu, hãy tự lo thu xếp!” (Tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc)
Tôi và mẹ chia sẻ với nhau: Sư phụ liên tiếp nói hai lần “hãy tự lo thu xếp”, lần này chúng ta thực sự không thể lười biếng nữa!
Gần đây mẹ tôi xuất hiện giả tướng nghiệp bệnh trong khoảng một tháng, hình thức biểu hiện là đau bụng và đau lưng, khi nghiêm trọng không thể ngồi yên trên giường. Triệu chứng này cũng xuất hiện cách đây hai năm, còn nghiêm trọng hơn lần này, lúc đó ăn gì cũng nôn ra, đau đến lăn lộn và không thể duỗi thẳng lưng. Những giả tướng đó dường như đến để lấy đi sinh mệnh, nhưng mẹ tôi đã đột phá bằng chính niệm chính hành. Lần này không nghiêm trọng như lần trước nhưng thời gian kéo dài rất lâu. Tuy nhiên hai chúng tôi chỉ nhận thức chứ không đột phá được. Kể từ khi mẹ bắt đầu tiêu nghiệp, bà đã chịu đựng, cũng không còn nghị lực và chính niệm kiên định như trước nữa, hễ vừa xuất hiện trạng thái không thoải mái liền nằm trên giường để nghe các bài chia sẻ.
Còn tôi cũng vậy, khi nhìn thấy biểu hiện của mẹ, tôi sẽ liên tục thúc giục: “Mẹ ổn không? Còn đau không?” “Mau dậy luyện công nhé, luyện công sẽ đột phá được!” “Mau phát chính niệm nhé, phát chính niệm sẽ ổn!” “Học Pháp nhé, mẹ học Pháp ít quá.”… Tôi cứ oán trách mẹ không tinh tấn, chịu đựng trong tiêu cực. Lo lắng trong tâm khiến ngữ khí bất thiện, trách móc mẹ không thể tốt hơn, chứ không cố gắng hết sức buông bỏ chấp trước vào tình cảm mẹ con, làm một đồng tu giúp đỡ bà phát chính niệm và học Pháp với bà. Thời gian lâu có thể sẽ xuất hiện tư duy phụ diện, đặc biệt gần hai năm nay trong khu vực chúng tôi xuất hiện tình huống mấy đệ tử Đại Pháp đột ngột qua đời. Niệm đầu bất hảo không ngừng nổi lên trong não tôi.
Sau khi đọc kinh văn, hai chúng tôi đều nhận ra rằng: “Vì sao lần này hình thức biểu hiện không nghiêm trọng, nhưng tư duy phụ diện cứ không ngừng xuất hiện trong não? Bởi vì chúng tôi không nhận ra được tính nghiêm trọng của việc hoàn trả nợ nghiệp lần này, vì đã từng chính niệm vượt qua ma nạn rất lớn nên cho rằng lần này cũng có thể vượt qua nhanh thôi, chưa kể còn lười biếng trước bức hại. Mẹ không tinh tấn đã dẫn đến tâm lo sợ của tôi, trong não tôi cứ liên tục xuất ra suy nghĩ xấu, cảm thấy dường như diệt được một tầng thì tầng khác lại đến, thân tâm kiệt sức.” Do đó, khi Sư phụ giảng hai lần “hãy tự lo thu xếp” khiến chúng tôi nhận ra rằng thời gian còn lại cho đệ tử Đại Pháp không nhiều nữa.
Mỗi lần ma nạn xuất hiện đều do chúng tôi không làm tốt dựa trên Pháp mới bị cựu thế lực dùi sơ hở và phải trả nợ nghiệp, mỗi lần đột phá ma nạn chính là cơ hội cho chúng tôi đề cao, nhưng nếu không làm tốt thì dù nạn lớn hay nhỏ cũng đều là đến lấy đi sinh mệnh; mặc dù bề mặt chúng ta chịu đựng thống khổ rất lớn, nhưng thực tế là Sư tôn chịu đựng thay chúng ta còn nhiều gấp ngàn vạn lần, Sư tôn cũng đang giành lại đệ tử Đại Pháp với tà ác, chúng ta không thể xấu hổ trước sự yêu thương và bảo hộ của Ngài dành cho chúng ta.
Vì vậy, mẹ và tôi đọc lại một lần nữa, lần này, hai chúng tôi càng lo sợ hơn, càng cảm thấy chấn động hơn, ấy là không dễ cảnh giác với tâm oán hận!
Tôi nói với mẹ về nhận thức của mình: “Khi đọc lần thứ nhất, con cảm thấy phải chăng có chuyện gì lớn đã xảy ra ở hải ngoại, sao có đồng tu nào lại oán hận Sư phụ nhỉ? Sư phụ đã chịu đựng quá nhiều vì chúng ta, sao có thể thế nhỉ? Nhưng lại nghĩ, nếu đó là một sự việc nào đó hoặc một vấn đề quy mô nhỏ, Sư phụ sẽ không nghiêm túc giảng Pháp cho các đệ tử Đại Pháp trên toàn thế giới. Tuy nhiên sao lại dám oán hận Đại Pháp, oán hận Sư phụ?
Đối chiếu bản thân một chút, liệu mình có dám to gan lớn mật như vậy không? Trong cuộc sống gặp phải bất kỳ khó khăn gì liền nghĩ: Gần đây mình làm rất tốt, phát chính niệm cũng nhiều, sao vẫn gặp phải chuyện này nhỉ? Hoặc sáng sớm hôm nay đã dậy dâng hương, sao vẫn không thuận lợi nhỉ? Hoặc đối với giả tướng tiêu nghiệp của mẹ lần này: Có làm ba việc không? Mẹ nói: Đều làm. Tôi sẽ sinh ra niệm đầu vì sao vẫn chưa khỏe lại. Bây giờ nghĩ lại, những niệm đầu bất kính này chính là tâm hữu sở cầu của mình, học Pháp, luyện công và phát chính niệm đều vì để giải quyết vấn đề, chứ không phải mang suy nghĩ cứu người tuần tự làm ba việc mà đệ tử Đại Pháp nên làm; đào sâu hơn, đó là mức độ tín Sư tín Pháp của bản thân không đủ; tiếp tục đào sâu hơn, chẳng phải đó là oán hận Đại Pháp, oán hận Sư phụ sao! Dường như những gì chúng ta làm là vì Sư tôn, làm rồi thì Sư tôn sẽ giải quyết vấn đề cho chúng ta. Khi đủ mọi giả tướng vẫn tồn tại, những suy nghĩ không được chúng ta nhận ra này sẽ ăn mòn chúng ta một cách đáng sợ, và rồi chúng ta sẽ cảm thấy xấu hổ với danh hiệu đệ tử Đại Pháp, xấu hổ với sự bảo hộ và chịu đựng của Sư tôn dành cho chúng ta.”
Sau khi tôi chia sẻ suy nghĩ của mình với mẹ, bà cảm thấy rất xấu hổ và cay đắng khóc đọc đoạn Pháp:
“Cho nên tôi bảo các vị không chân chính tu luyện và các vị trong tu luyện vượt quan không được còn sinh tâm oán hận, rằng tu luyện là tu bản thân. Tất cả những điều chư vị làm, gồm những gì đã làm và những bức hại phải nhận trong khi giảng chân tướng, là quá trình tu luyện và những điều ắt phải làm, bức hại bị cựu thế lực cưỡng chế cũng là do nghiệp lực tồn tại nơi bản thân chư vị tạo thành. Hết thảy những điều ấy không phải vì Đại Pháp làm, không phải vì Sư phụ làm, mà là bởi vì chư vị có nợ nghiệp nên mới bị cựu thế lực nắm thóp.” (Viễn ly hiểm ác)
Tu luyện đã hơn 20 năm, tôi luôn vui hưởng sự giúp đỡ và bảo hộ từ Sư tôn dành cho đệ tử suốt hơn 20 năm. Vào thời khắc cuối cùng này, sao tôi dám hoài nghi Đại Pháp hay oán hận Sư tôn đây? Tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ trước sự từ bi khổ độ của Sư tôn! Trăm cảm xúc lẫn lộn trong tâm tôi! Vào thời điểm ngàn cân treo sợi tóc này, may mắn là bản thân kịp thời nhận ra cái tâm dơ bẩn ấy, nhanh chóng quy chính từng ý từng niệm của bản thân, giữ vững tâm tính, không để tà ác có cơ hội dùi vào bất kỳ sơ hở nào!
Hai kinh văn được Sư tôn liên tiếp công bố đã cảnh tỉnh tôi không thể dung túng sự lười biếng của mình thêm nữa, nên tôi lập tức viết ra nhận thức nông cạn mà bản thân ngộ được để chia sẻ cùng đồng tu, cũng hy vọng nếu có đồng tu nào có suy nghĩ bất kính như tôi, sau khi xem xong bài viết này, có thể ghi nhớ được tính nghiêm túc của tu luyện! Nếu có chỗ nào không đúng, mong đồng tu từ bi chỉ chính! Hy vọng vào thời gian cuối cùng này, tất cả đồng tu cộng đồng tinh tấn, trong tâm biết ơn, thẳng bước trên con đường an bài của Sư tôn!
Cảm tạ hồng ân hạo đãng của Sư tôn từ bi vĩ đại! Cảm tạ ân Sư! Đệ tử khấu bái Sư tôn!
(Phụ trách biên tập: Lý Minh)
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2024/4/24/謹記修煉的嚴肅性-473670.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/7/4/218873.html
Đăng ngày 01-09-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.