[MINH HUỆ 04-08-2024] Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bức hại Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, và để chấm dứt cuộc bức hại tàn bạo này, các học viên trên khắp thế giới đã không ngừng nỗ lực trong suốt 25 năm qua. Để ngăn các đảng viên của ĐCSTQ và người dân Trung Quốc vô tình hay hữu ý tham gia vào tội ác này, các học viên tại Đức và Thụy Sỹ đã gửi thư ngỏ tới các đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc tại các thành phố sở tại để kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.
Một học viên đọc bức thư ngỏ gửi tới Đỗ Xuân Quốc, tổng lãnh sự của Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Düsseldorf, Đức, sau đó bỏ bức thư vào hộp thư của lãnh sự quán, ngày 24 tháng 7.
Một học viên đọc bức thư ngỏ gửi tới Đồng Đức Phát, tổng lãnh sự của Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Munich, Đức, sau đó bỏ bức thư vào hộp thư của lãnh sự quán, ngày 25 tháng 7.
Một học viên gửi bức thư ngỏ tới Hoàng Điệt Dương, tổng lãnh sự của Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Frankfurt, Đức, qua hộp thư của lãnh sự quán, ngày 26 tháng 7.
Một học viên gửi bức thư ngỏ tới Ngô Khẩn, đại sứ của Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin, Đức, qua hộp thư của đại sứ quán, ngày 28 tháng 7.
Một học viên tại Berm đọc bức thư ngỏ gửi Vương Thế Đình, đại sứ của Đại sứ quán Trung Quốc tại Bern, Thụy Sỹ, ngày 27 tháng 7.
Trích đoạn các bức thư ngỏ của các học viên gửi tới Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc
Cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp do ĐCSTQ phát động năm 1999 là không có cơ sở pháp lý. Thông qua những bức thư ngỏ này, các học viên hy vọng có thể thiện ý nhắc nhở các đại sứ và lãnh sự của ĐCSTQ hãy xem xét lại thái độ và hành vi của họ đối với cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp, và suy xét những hậu quả sâu rộng của việc tham gia vào cuộc bức hại. Các học viên cũng chỉ ra cho họ biết rằng ĐCSTQ đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ thế giới và hy vọng họ sẽ sớm thoái xuất khỏi ĐCSTQ.
Trong những bức thư ngỏ, các học viên kêu gọi:
1. Để đảm bảo việc thực thi Hiến pháp Trung Quốc, chấm dứt ngay cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp và đưa những người chịu trách nhiệm ra trước công lý.
Những tội ác mà ĐCSTQ gây ra đối với các học viên đều đã được biết rõ. Báo cáo Minh Huệ: Cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc 20 năm qua ghi lại những thủ đoạn mà ĐCSTQ đã sử dụng để bức hại các học viên trong 20 năm, từ năm 1999 đến khi báo cáo được viết vào năm 2019. Những thủ đoạn đó đã khiến những người công tâm phải rùng mình.
Hiện nay ngày càng có nhiều chính phủ và chính trị gia đắc cử công khai ủng hộ nỗ lực của các học viên nhằm chấm dứt cuộc bức hại.
Ngày 25 tháng 6 năm 2024, Hạ viện Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua dự thảo Đạo luật bảo vệ Pháp Luân Công. Dự luật này lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công, trong đó có cả tội ác thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống. Dự luật áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những người nước ngoài cố ý, trực tiếp tham gia, hoặc tiếp tay cho hoạt động thu hoạch nội tạng không tự nguyện ở Trung Quốc. Các biện pháp trừng phạt bao gồm phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
Ngày 18 tháng 1 năm 2024, Liên minh Châu Âu đã thông qua một nghị quyết công khai lên án ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công và kêu gọi ngay lập tức chấm dứt cuộc bức hại. Nghị quyết kêu gọi EU và các quốc gia thành viên “công khai lên án hành vi lạm dụng cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc và sử dụng quy chế trừng phạt nhân quyền toàn cầu của EU cũng như các quy chế trừng phạt nhân quyền quốc gia đối với tất cả thủ phạm và tổ chức đã tham gia vào việc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc và nước ngoài.” Nghị quyết nhấn mạnh rằng các biện pháp của EU nên gồm có từ chối cấp thị thực, phong tỏa tài sản, trục xuất khỏi lãnh thổ EU, truy tố hình sự bao gồm cả việc dựa trên quyền tài phán ngoài lãnh thổ và đưa ra cáo buộc hình sự quốc tế. Nội dung Nghị quyết đã được chuyển tới các tổ chức, chính phủ và nghị viện của các quốc gia thành viên EU cũng như chính phủ Trung Quốc.
Danh sách các thủ phạm tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã được đệ trình lên chính phủ của 44 quốc gia vào ngày 7 tháng 12 năm 2020 thông qua Đạo luật Magnitsky. Những quốc gia này bao gồm liên minh Ngũ Nhãn Five Eyes (gồm Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc, New Zealand), tất cả 27 quốc gia trong Liên minh Châu Âu và 12 quốc gia khác (Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thụy Sỹ, Na Uy, Liechtenstein, Israel, Mexico , Argentina, Columbia, Chile và Dominica).
Tính đến tháng 5 năm 2024, danh sách này bao gồm 118.000 thủ phạm. Đạo luật Trách nhiệm Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky cho phép từ chối cấp thị thực vào các quốc gia và phong tỏa tài sản đối với những người vi phạm nhân quyền hoặc bị cáo buộc tham nhũng. Đạo luật này áp dụng cho toàn thế giới, đặc biệt là các đảng viên ĐCSTQ đã phạm những tội ác này. Tính đến ngày 7 tháng 12 năm 2020, 27 quốc gia trong Liên minh Châu Âu đã thông qua đạo luật này nhằm trừng phạt những người vi phạm nhân quyền.
2. Thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Tất cả những ai phạm tội chống lại các học viên sẽ phải chịu trách nhiệm
Hành vi bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp không hề có cơ sở pháp lý. Mọi việc được thực hiện hòng “tiêu diệt” Pháp Luân Đại Pháp đều là phi pháp. Mặc dù hầu hết thủ phạm nói rằng họ bị cưỡng ép hoặc bắt buộc phải phạm tội nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ không phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Những người không thoái xuất khỏi ĐCSTQ cũng có thể phải đối mặt với quả báo vì là một phần tử của Đảng. Cho dù họ có từng hoặc đang tự nguyện tham gia hay dung túng cho tội ác đó hay không, tất cả họ đều phải chịu trách nhiệm.
Việc thoái xuất khỏi ĐCSTQ trực tuyến rất dễ dàng. Cho đến nay, hơn 434 triệu người đã tuyên bố muốn làm tam thoái. Trung tâm Phục vụ Thoái ĐCSTQ Toàn cầu đã cấp cho họ giấy chứng nhận thoái ĐCSTQ.
Bất cứ ai bức hại các học viên Pháp Luân Công đều sẽ bị trừng phạt. Những tội ác của ĐCSTQ đối với các học viên sẽ tiếp tục bị phơi bày trước thế giới và rất có thể sẽ dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của ĐCSTQ. Tục ngữ có câu: Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo – cho dù bạn có địa vị cao đến đâu, bạn có nhiều mối quan hệ tốt, bạn sống rất xa Trung Quốc hay bạn có nhiều tiền đến mấy cũng không giúp ích được gì.
3. Trở về với nhân tính, truyền thống và các giá trị đạo đức cổ xưa và chính trực của Trung Quốc
Chân-Thiện-Nhẫn là những giá trị phổ quát. Những giá trị này không chỉ tồn tại ở Trung Quốc mà còn được coi trọng trong văn hóa và truyền thống phương Tây. Người nào tuân theo những giá trị này sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn hơn. Khi người dân của một quốc gia hành xử theo Chân-Thiện-Nhẫn thì đất nước đó sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Pháp Luân Đại Pháp giúp mọi người lấy lại niềm tin vào Thần Phật. Chỉ bằng cách khôi phục lại đạo đức và chấm dứt những tội ác tàn bạo này thì các quan chức chính phủ Trung Quốc và người dân Trung Quốc mới có thể hướng tới một tương lai tươi sáng.
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/8/4/480462.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/8/7/219406.html
Đăng ngày 11-08-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.