[MINH HUỆ 18-02-2024] Ký giả của Cửa sổ Minh Huệ tổng hợp biên tập) Vũ thủy là tiết khí của mùa xuân. Sau tiết Lập xuân là đến Vũ thủy, đó là tiết khí thứ 2 trong 24 tiết khí trong năm, biểu thị tiết khí có mưa. Tiết Vũ thủy hàng năm khoảng trước sau ngày 15 tháng Giêng (tức 18 đến 20 tháng 2 Dương lịch). Mặt trời đạt đến 330 độ đường Hoàng đạo là thời điểm tiết Vũ thủy. Tiết Vũ thủy năm 2024 là ngày 19 tháng 2.

2024-2-17-074421-0.jpg

Nhà lý học triều Nguyên Ngô Trừng đã nói trong “Nguyệt lệnh 72 hậu tập giải” rằng: “Trong tháng Giêng, trời bắt đầu sinh Thủy. Mùa xuân bắt đầu thuộc Mộc, mà sinh Mộc ắt là Thủy. Do đó sau Lập xuân là đến Vũ thủy. Hơn nữa, gió đông vừa giã băng, tan ra phát tán ra tức là mưa”.

Ý nghĩa là nói rằng, trung tuần tháng Giêng có mưa, bởi vì mùa xuân thuộc Mộc, mà sự sinh trưởng của Mộc thì cần có Thủy, do đó sau Lập xuân chính là Vũ thủy. Gió xuân thổi tan băng tuyết, bốc hơi tạo thành mưa. Trong sách “Dật chu thư” có những ghi chép về các loài vật như, sau tiết Vũ thủy là có “Hồng nhạn bay đến”, “Cây cỏ nảy mầm” v.v.

Người xưa cho rằng, tiết Vũ thủy bắt đầu, thì dương khí thăng lên, âm khí giáng xuống, 2 khí tường hòa dưỡng dục nên sinh cơ bừng bừng của mùa xuân.

Tiết Vũ thủy đại biểu cho mùa mưa bắt đầu. Từ thời điểm này trở đi, “Một trận mưa xuân một trận ấm”, trái đất đổi sang mặc tấm áo xanh lục. Một cảnh tượng xuân sớm sẽ hiện ra trước mắt.

'清 邹一桂《盎春生意·轴》。(台北故宫博物院)'
Tranh trục “Ánh xuân sinh ý” của Trâu Nhất Quế đời Thanh. (Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc)

Kế hoạch một năm khởi đầu từ mùa xuân

Mùa xuân là mùa đầu tiên trong tứ quý, theo thói quen là chỉ thời gian 3 tháng (Tháng Giêng, tháng 2, tháng 3) từ Lập xuân đến Lập hạ. Sao Bắc đẩu chỉ hướng Đông là mùa xuân, do đó có khi lấy mùa xuân để thay cho phương Đông.

Người thời Đường gọi rượu là xuân, dùng ‘xuân trửu’ để chỉ rượu xuân, gọi chén rượu là ‘xuân bôi’, gọi bàn tiệc là ‘xuân đài’. “Nhĩ nhã – Thích thiên” có viết: “Xuân là thanh dương, xuân là phát sinh, xuân thu nhiều sương. Xuân là sự hài hòa của trời. Còn xuân là khí mừng vui, do đó sinh trưởng”. Xuân sắc thường được dùng chỉ thời gian và cảnh sắc tốt đẹp nhất nhân gian.

Cùng với tiết Vũ thủy đến, thời tiết lạnh thấu đất trời, khí lạnh thấu xương cốt, hoa tuyết lả tả dần dần biến mất, thì những ngày gió xuân hây hẩy, băng tuyết tan chảy cũng hướng tới chúng ta tiến bước, một chút lành lạnh còn sót lại tô điểm thời tiết ngày càng nhiều không khí ẩm thấp, ánh nắng chan hòa và mưa xuân phất phới.

Trong bài thơ “Vịnh 24 tiết khí, Vũ thủy tháng Giêng” của Nguyên Chẩn có miêu tả rằng: “Vũ thủy tẩy xuân dung, bình điều dĩ kiến long” (Vũ thủy tắm sắc xuân, ruộng đồng đã thấy rồng”. Lập xuân, mùa xuân trở về với trái đất, trời đất giá băng không thể đột nhiên thức tỉnh, trải qua “Vũ thủy” tắm gội, dung mạo mùa xuân bỗng nhiên tươi sáng lên.

Vũ thủy là nuôi dưỡng sinh mệnh, vạn vật sinh sôi. Bài thơ “Xuân dạ hỉ vũ” của Đỗ Phủ có viết: “Hảo vũ tri thời tiết, đương xuân nãi phát sinh. Tùy phong tiệm nhập dạ, nhuận vật tế vô thanh”.

Tạm dịch: “Mưa tốt biết thời tiết, đến xuân lại nảy sinh. Theo gió dần vào đêm, nuôi dưỡng mà lặng yên”.

Mưa phùn phất phới, giống như mưa biết thời tiết vậy, đã hữu ý cùng với gió xuân chờ đêm xuống lặng lẽ đến, lặng lẽ nuôi dưỡng vạn vật.

Kế hoạch một năm khởi đầu từ mùa xuân, bất kể là đối với ai, mùa xuân đều là mùa chuyên cần cày cấy. Trong “Nhan thị gia huấn – Miễn học” của Nhan Chi Thôi thời Bắc Tề có viết: “Phù học giả, do chủng thụ dã. Xuân ngoại kỳ hoa, thu đăng kỳ thực. Giảng luận văn chương, xuân hoa dã; tu thân lợi hành, thu thực dã”.

Tạm dịch: “Việc học, giống như trồng cây vậy. Mùa xuân chơi hoa, mùa thu hái quả. Giảng luận văn chương, đó là hoa mùa xuân, tu thân có lợi ích cho hành sự, đó là quả mùa thu”.

Về việc nhà nông thì Vũ thủy chính là thời kỳ then chốt cho việc quản lý và chuẩn bị cày cấy vụ xuân. Ngạn ngữ nhà nông có câu rằng: “Vũ thủy tiết, giai cam quýt” (Tiết Vũ thủy đều là cam là quýt). Và cũng có câu “Vũ thủy cam giá tiết tiết trường” (Vũ thủy mía ngọt đốt đốt dài), đã miêu tả rất sinh động rằng, thời tiết này chính là cảnh tượng vạn vật sinh sôi nảy nở tưng bừng, cây cỏ bừng bừng sức sống.

Thời tiết tốt để điều dưỡng tì vị

Thời tiết Vũ thủy, chính là thời cơ tốt để dưỡng sinh, đương nhiên việc điều dưỡng tì vị là cần làm trước tiên. Đông y cho rằng, tì vị là Mộc hậu thiên, là nguồn khí huyết sinh hóa. Chức năng tì vị khỏe mạnh, thì thân thể con người mới tận dụng đầy đủ nguồn dinh dưỡng, trái lại, thiếu dinh dưỡng, thể chất sẽ suy giảm.

Thầy thuốc nổi tiếng cổ đại là Lý Đông Viên đã đề ra rằng: “Tì vị tổn thương thì nguyên khí suy giảm, nguyên khí suy giảm thì con người sẽ giảm tuổi thọ”. Căn cứ theo nguyên tắc dưỡng sinh “Xuân hạ dưỡng dương”, Dược vương Tôn Tư Mạc đời Đường nói: “Ngày xuân nên ăn ít vị chua, tăng vị ngọt, để dưỡng khí tì”, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều dưỡng tì vị vào mùa xuân.

Đông đi xuân đến, hàn khí bắt đầu lui, dương khí thăng lên, lúc này, chức năng điều tiết cơ thể của mọi người không theo kịp sự thay đổi của thời tiết, hơi chút không chú ý, thì trúng gió, cảm mạo sẽ thừa cơ lẻn vào. “Mùa xuân mặc ấm” là đạo dưỡng sinh truyền thống.

Kế hoạch một năm bắt đầu từ mùa xuân, chỉ có nắm chắc phương pháp dưỡng sinh mùa xuân, thì mới có nền tảng tốt cho sức khỏe của cả năm.

'明 居节绘《山水册之江南新雨》局部。(公有领域)'
Một phần bức tranh “Sơn thủy sách chi Giang Nam tân vũ” của Cứ Tiết, đời Minh

Tuân theo thiên thời, vạn vật sinh trưởng

Đế vương cổ đại không ai là không tôn kính và tuân theo thiên thời, và chuyên cần hướng dẫn bách tính. Đây là truyền thống đã có hàng nghìn năm.

Mỗi năm, vào tháng đầu tiên của mùa xuân, đế vương cần ban chiếu công bố việc nhà nông, còn cần phái người khảo sát đất đai gò đồi, căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định trồng ngũ cốc. Ngoài ra, đế vương còn phải đích thân dốc sức tự mình thực hiện, để hướng dẫn người dân. Vào lúc khởi đầu của một năm, còn phải cúng tế các Thần linh của núi rừng sông hồ, để đem lại lợi ích cho chúng sinh bách tính.

Thuận theo đạo của Thiên – Địa – Nhân thì mới là Đại Đạo thênh thang. Bời vì vào tháng này, là thời gian mà sinh mệnh bắt đầu sinh trưởng, vào tháng Giêng mạnh xuân, không được làm thương tổn các loài chim mẹ, thú mẹ và các sinh vật non, cấm chặt cây, cấm phá tổ chim, không được tập trung đông giẫm đạp thực vật, không được xây dựng lớn, cần phải chôn cất những hài cốt bị bỏ hoang nơi hoang dã. Những điều này xưa kia vào mùa xuân mỗi năm, đều do đế vương ban chiếu thiên hạ.

Mưa xuân quý như dầu, mượn gió nuôi vạn vật

Tiết khí Vũ thủy, “Mưa xuân quý như dầu”, “lặng lẽ nuôi vạn vật”, mưa xuân theo gió đế, dường như là mượn sức gió để tưới cõi nhân gian như nước cam lồ, lặng lẽ nuôi dưỡng vạn vật.

Không chỉ cỏ cây ngũ cốc cần sự tưới tắm nuôi dưỡng của Vũ thủy, nhân loại chúng ta cũng cần Vũ thủy của sinh mệnh, cần Vũ thủy nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, hóa giải cừu hận trong tâm, phóng thích lương tri bị gông cùm và méo mó đã lâu. Và Vũ thủy của sinh mệnh đó, đã đến từ lâu rồi, lời tốt lành bạn có biết chăng?

Cuối cùng, xin chia sẻ cùng với các bạn một bài thơ ca nguyên tác, chúng ta cùng nhau bước vào hành trình mùa xuân mới.

Thôn cư

(Lời: Tình Canh)

Ngoài thôn núi biếc mây nước quanh
Tiếng gà tiếng chó
Đồng nội phong cảnh đẹp
Hương lúa ngoài đồng lên cành táo
Nhà ai văng vẳng tiếng cười reo
Bên rào thưa láng giềng chào hỏi
Nói với nhau rằng:
Pháp Luân Đại Pháp hảo!
Thiện niệm thiện hành được thiện báo
Lời tốt lành bạn có biết chăng?

'清 董诰《平安春喜?梅竹双鹊》。(公有领域)'
Tranh “Bình an xuân hỉ – Mai trúc song thước” của Đổng Cáo đời Thanh

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/2/18/473347.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/23/215975.html

Đăng ngày 05-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share