Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục
[MINH HUỆ 04-04-2024] Trong qua trình tu bỏ tự ngã, tôi vẫn chưa làm được tốt lắm, luôn cảm thấy lực bất tòng tâm. Đặc biệt là, tuy trên Pháp lý vẫn biết rõ đệ tử Đại Pháp phải buông bỏ tự ngã, tu khứ tâm vị tư vị ngã, nhưng hễ đến lúc thật sự cần phải làm được thì tôi vẫn trượt ngã. Sau này, thông qua học Pháp, đối chiếu với “Cửu Bình” và các sách khác, tôi mới không ngừng phát hiện ra mình đã bị thẩm thấu nhân tố tà đảng, từ đó nhận thức được “tự ngã” ẩn tàng trong đó.
Trước đây, vì đã quen coi tư duy và biểu hiện hành vi văn hóa đảng thành bình thường, nên tôi rất khó phân biệt rõ nó không phải là bản thân mình, cũng rất khó để nhận rõ ra cái “tự ngã” bị che giấu trong đó. May thay còn có Pháp, mới khiến tôi thể nghiệm ra được, mới thấy rõ “tự ngã” đã bị nhân tố tà đảng gia cường và biến dị đến thế nào, thấy hai thứ đó gia cường và che đậy cho nhau như thế nào. Nay tôi viết ra đây một chút thể ngộ để giao lưu cùng các đồng tu.
1. Lấy “tự ngã” làm tiêu chuẩn và trung tâm
Có lần, tôi thấy điều mình thích không được người khác thích và công nhận, trong tâm liền có cảm giác rất không thoải mái. Nhớ trước đây, khi thấy điều tôi cho là không tốt lại được người khác tán tụng thì trong tâm cũng có cảm giác không thoải mái ấy, cảm thấy vô cùng khó chịu, phản cảm, căm ghét. Tôi liền hướng nội tìm điều gì khiến tôi không thoải mái, rồi tôi tìm ra cái “tự ngã” do văn hóa đảng gia cường. Những biểu hiện của nhân tố của tà đảng như “ép buộc người khác”, “thống nhất tư tưởng” trong văn hóa đảng, nó không phải là thiện ý bao dung người khác, mà là ác, là cải biến người khác một cách tà ác, ví như chỉ cần là điều mình cho là đúng, là tốt, thì người khác cũng phải cho rằng điều đó là đúng, là tốt; mình cho rằng nên làm như thế nào, thì người khác cũng phải làm như thế ấy, không để người ta làm khác đi; thấy người khác có quan điểm không giống mình, liền đi thuyết phục người ta, chụp mũ cho những điểm bất đồng ấy mà phê phán, cứ phải đạt được kết quả như ý mình mới được, tóm lại là người khác cứ phải giống mình, không dung chứa được những ý kiến trái chiều. (Thực ra, đó chính là thuận theo mình thì mới coi là tốt, còn không thuận theo mình thì phải phản đối, v.v., lấy bản thân, chứ không phải lấy Chân-Thiện-Nhẫn, làm tiêu chuẩn và trung tâm).
“Tự ngã” sau khi được nhân tố tà đảng gia cường, thì sẽ cho rằng mình là tuyệt đối đúng đắn, nếu không như thế thì là tuyệt đối sai lầm, là tuyệt đối không nên tồn tại. Bởi vậy, tôi muốn mình thích hay ghét điều gì thì người khác cũng phải thích hoặc ghét điều đó, nếu không thì “tôi” sẽ không vui. Thật ra chính là cái “tự ngã” này đang khởi tác dụng.
Tôi còn phát hiện ra, có lúc bề mặt biểu hiện rất vị tha, hoặc có lúc trên bề mặt luôn có thể tìm được những lý do đường hoàng để chứng minh mình đúng, người khác sai, nhưng kỳ thực đằng sau đó đã ẩn tàng lẫn vào những thứ vị tư vị ngã mạnh mẽ của văn hóa đảng. Ví như, có lần tôi giảng chân tướng khuyên tam thoái, rõ ràng cảm thấy mình giảng rất có lý, giảng rất đến nơi đến chốn, rõ ràng là đang muốn tốt cho đối phương, muốn đối phương được cứu, mà sao đối phương lại không tiếp nhận chứ? Thật ra, trên bề mặt là muốn tốt cho đối phương, nhưng ẩn sâu trong tâm là lối nghĩ “Tôi thấy tốt thì bạn cũng phải thấy tốt, tôi muốn bạn làm gì thì bạn phải làm theo tôi.” Mang theo thứ văn hóa đảng thích áp đặt người khác này, cái tâm vị tư vị ngã thích chứng thực bản thân cực kỳ không tốt này, thì hiệu quả cứu người đương nhiên không tốt!
Khi tôi chưa nhận thức được rõ cái “tự ngã” do nhân tố tà đảng gia cường này, tôi thường là nhìn thế nào cũng thấy mình có lý, thế nào cũng thấy người khác vô lý, là do người khác thật ngang ngạnh. Tôi luôn bị hãm vào kiểu suy nghĩ của con người, cảm thấy vì sao lại đối xử với tôi như thế, cảm thấy vô cùng ủy khuất. Thông qua học Pháp thực tu, tôi đã nhận rõ ra được “tự ngã” này, cũng ngày càng nhảy xuất ra khỏi cái lý của con người, dùng Pháp lý đo lường hết thảy, và tìm ra vấn đề của bản thân.
2. Tâm tật đố và chủ nghĩa bình quân tuyệt đối
Trong Chuyển Pháp Luân, mục “Tâm tật đố”, Sư phụ giảng rằng:
“Điều này có quan hệ đến chủ nghĩa bình quân tuyệt đối mà chúng ta thực thi trước đây; ‘dù sao trời sập thì mọi người đều chết; có gì tốt thì mọi người chia đều nhau; lương tăng mấy phần trăm thì mỗi người đều có phần’. Tư tưởng này xem ra thật là đúng, ai ai cũng như nhau. Kỳ thực làm sao mà như nhau được? Công tác thực thi là khác nhau, mức độ chức vụ trách nhiệm cũng khác nhau. Vũ trụ này của chúng ta còn một [Pháp] lý, gọi là ‘bất thất bất đắc, đắc tựu đắc thất’. Trong người thường còn giảng ‘không làm không được, làm nhiều được nhiều, làm ít được ít’, phó xuất nhiều, thì nên được nhiều.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)
Tôi từng cho rằng bản thân mình không trải qua những năm tháng ấy, nên sẽ không có quan niệm về “chủ nghĩa bình quân tuyệt đối” kia. Giờ mới biết đây cũng là một loại nhân tố tà đảng, chỉ cần bị trúng độc của văn hóa đảng thì đều sẽ có, chỉ là hình thức biểu hiện cụ thể khác nhau mà thôi. Sau khi hướng nội tìm, tôi phát hiện nhân tố “chủ nghĩa bình quân tuyệt đối” trong bản thân mình cũng không ít, “tự ngã” cũng bị nó gia cường, cho rằng điều tốt mà người khác có được thì mình cũng đáng được có, điều người khác không muốn phó xuất, không muốn chịu đựng, thì mình cũng không muốn phó xuất, không muốn chịu đựng, lúc nào cũng muốn được giống như người ta, nếu không là không chịu được, từ đó càng ngày càng trở nên tự tư, càng cảm thấy điều gì tôi muốn thì nên phải có được, điều gì tôi không muốn thì không nên có, tôi nên thế này thế này, luôn là “tôi, tôi, tôi”, nhưng khi thực tế không như ý “tôi”, thì trong tâm liền mất cân bằng, oán giận, phẫn nộ bất bình, rồi lại sinh ra tâm tật đố, tâm oán hận, tâm tranh đấu vô cùng mạnh mẽ.
Trước đây, tôi không hiểu vì sao tâm tật đố lại nguy hại đến thế, hiện giờ tôi đã thể hội được sự tồn tại của tâm tật đố thật sự sẽ khiến chính niệm trở nên rất yếu nhược, làm tiêu trầm toàn bộ ý chí tu luyện của người ta. Tôi cảm thấy cái gốc của tâm tật đố đi ngược lại đặc tính vũ trụ, nó hoàn toàn là những thứ tà ác không phục tùng an bài của vũ trụ, có nó thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trạng thái tu luyện. Trước đây, vì chưa nhận thức rõ “tự ngã” do nhân tố tà đảng gia cường này, khi tâm tật đố phản ánh ra, dưới sự dẫn động của “tự ngã”, tôi còn cảm thấy loại cảm thụ này của mình cũng có lý, tâm tật đố mạnh mẽ chưa bỏ được lại càng khiến trạng thái tu luyện của tôi vô cùng kém, càng bị nó dẫn động và khống chế. Sau khi học được cách đối chiếu với Pháp, tôi có thể phân tách được cái “tự ngã” đó với chân ngã, khi tâm tật đố lại xuất ra thì có thể nhận thức rõ đây không phải là bản thân mình thật sự, liền có thể tóm chắc nó, trừ bỏ nó. Đương nhiên, tôi vẫn còn cần phải tiếp tục nỗ lực triệt để tu bỏ nó, không để nó can nhiễu đến tu luyện của mình nữa.
3. Nhân tố “phản Thần phản vũ trụ” của tà linh cộng sản và tiểu phấn hồng
Nhân tố “phản Thần phản vũ trụ” cuồng vọng, cực đoan, biến dị của tà linh cộng sản, biểu hiện như thể nó mới là to lớn nhất trong vũ toàn vũ trụ này, cái gì cũng đều lphải do nó quyết định, mà cả một thế hệ chúng ta đều bị tiêm nhiễm loại quan niệm biến dị là “mệnh tôi là do tôi, không phải do trời”, “tự ngã” bị những độc tố tà ác này phóng đại vô hạn, cuồng vọng tự đại mà cho rằng bản thân thật xuất sắc, là không gì không làm được, cứ như mình đúng là ngự trên tất cả. Sau khi nhận thức rõ ra thứ này, tôi phát hiện nó đã thẩm thấu vào mọi phương diện trong tư tưởng của tôi, là căn nguyên của rất nhiều chấp trước, nhân tâm. Ví dụ, có lần tôi xuất hiện một vài cảm xúc mãnh liệt, thật ra là khi cái “tự ngã” này có được cơ hội chứng thực bản thân, thỏa mãn, hiển thị, phô trương thì sẽ khiến tôi cảm thấy phấn khởi, kích động; còn khi nó không được thỏa mãn thì sẽ khiến tôi thấy tiêu trầm, mất mát, bi quan; thực ra đều là do cái “tự ngã” thao túng, chứ không phải chân ngã của người tu luyện.
Khi tôi thấy biểu hiện điên cuồng không chút lý tính của các tiểu phấn hồng trên tin tức, thấy cái “tự ngã” do nhân tố tà đảng gia cường đang bộc lộ hết công suất, tôi phát hiện bản thân mình thật ra cũng có loại vật chất này, chỉ là bị che giấu rất sâu, nên không biểu hiện ra trong tình huống thông thường mà thôi. Nghiêm trọng nhất là cái “tự ngã” này sẽ khiến tôi thấy bất mãn với những sự việc gặp phải trong tu luyện, cũng bằng như bất mãn với con đường tu luyện mà Sư phụ an bài cho tôi, chính là không kính Sư kính Pháp. Đây là cái tâm mà đệ tử Đại Pháp tuyệt không nên có. Thế nên, tôi hạ quyết tâm nhất định phải tu bỏ cái “tự ngã” này, tuyệt đối không cho phép nó tiếp tục được tồn tại ở chỗ tôi đây!
4. Lệch rời
Trong quá trình không ngừng nhận rõ ra cái “tự ngã” do nhân tố tà đảng gia cường, tôi ngày càng thể hội được rằng khi xảy ra vấn đề chính là lúc bản thân đã bị sai lệch, là trong bản thân tồn tại những chỗ lệch rời với vũ trụ, thật sự là do bản thân có vấn đề, nhất định là do bản thân có vấn đề! Những thứ như “vị tư vị ngã” cùng các nhân tố của tà đảng là những thứ biến dị hơn cả biến dị, Sư phụ đã an bài cho chúng ta gặp phải các loại sự việc khác nhau trên con đường tu luyện là để phơi bày rõ nó, từ đó tu bỏ đi. Vậy nên, gặp phải bất kỳ việc gì, nhất định là chúng ta có tồn tại điều gì đó cần tu bỏ đi thì mới gặp phải, nhất định ở đây có vấn đề cần chúng ta giải quyết. Thế nhưng, “tự ngã” này vốn dĩ cũng không dễ nhận ra; hình thái ý thức của tà đảng đã hình thành do chúng ta bị nhồi nhét từ khi ra đời, nên càng khó quan sát, cho nên chúng ta cần phải đối chiếu với Đại Pháp, có vậy mới có thể nhận rõ ra những tồn tại ỏ bản thân. Bởi vậy, chúng ta cần phải học Pháp cho nhiều, không được xa rời Pháp.
5. Chưa kịp hiểu thế nào là tu luyện thì cuộc bức hại đã bắt đầu
Trong quá trình học Pháp, tôi thấy Sư phụ nhiều lần giảng “tu luyện như thuở đầu”, tôi vẫn luôn chưa lý giải rõ câu ấy, bởi vì khi tôi còn chưa hiểu thế nào là tu luyện thì cuộc bức hại đã bắt đầu rồi. Sau này, vì không học Pháp tốt, không hiểu việc hoàn toàn phủ định cựu thế lực, nên chỉ có thể tiêu cực và bất lực chịu đựng can nhiễu, bức hại của cựu thế lực. Thời gian lâu dần thì giống như đuối sức không leo tiếp được nữa, thậm chí còn buông xuôi. Dù sao khi nhìn lại, tôi cảm thấy tu luyện “thuở đầu” của mình thật dở tệ, tôi phải “như thuở đầu” thế nào đây?
Sau này, tôi nghe băng giảng Pháp tại Tế Nam của Sư phụ, rồi đối chiếu tìm ra thiếu sót của bản thân, tu khứ các loại chấp trước và dục vọng, tu bỏ lối nghĩ làm chuyện xấu, khởi đầu từ việc làm người tốt, không ngừng đồng hóa với đặc tính vũ trụ, không ngừng thăng hoa, đến khi đạt đến tiêu chuẩn viên mãn trong tu luyện. Chỉ chớp mắt, tôi đã minh bạch rồi!
Đúng vậy, lúc mới bắt đầu tu luyện Đại Pháp chẳng phải là làm gì cũng thời thời đối chiếu với đặc tính vũ trụ Chân-Thiện-Nhẫn hay sao, gặp phải vấn đề thì tự tìm chỗ không đúng của bản thân, tu bỏ nó, không ngừng đồng hóa với Pháp sao! Chỉ là vì thời gian lâu rồi, bất tri bất giác lại bị vây hãm trong công việc, bị hãm vào cái cái lý tranh đúng sai của con người, mà quên đi ước nguyện tu luyện thuở đầu, quên đi điều mà một người tu luyện phải làm được, khiến những thứ cần tu bỏ không được bỏ đi, còn bị dẫn động làm những việc không nên làm, càng ngày càng lệch rời khỏi trạng thái nên có của người tu luyện.
Hiện giờ, tôi đã bắt đầu hiểu được thế nào là “tu luyện như thuở đầu”, thật ra tu luyện cá nhân không hề biến đổi, không phải vì thời kỳ Chính Pháp cần phải cứu người mà phát sinh cải biến, chính là cần chúng ta không ngừng đồng hóa với Chân-Thiện-Nhẫn, đồng hóa với Pháp, tôi cần nhắc nhở bản thân mọi thời khắc, dù là khi làm ba việc hay để phù hợp với trạng thái nơi người thường, đều cần phải yêu cầu bản thân đối chiếu với Chân-Thiện-Nhẫn, đối chiếu với Đại Pháp hướng nội tìm ở bản thân, tu bỏ những phần không phù hợp với Pháp, không ngừng đề cao tâm tính và đồng hóa với Đại Pháp!
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/4/474868.html
Đăng ngày 17-07-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.