Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-02-2024] Tôi năm nay tôi 62 tuổi và may mắn được tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1996. Trong những năm gần đây, tôi phụ trách một số công việc điều phối giữa các đồng tu trong khu vực của mình. Do một số thôn làng không có đệ tử Đại Pháp nên các đồng tu ở các thành phố đã chủ động hẹn nhau đến vùng nông thôn để phát tài liệu chân tướng.

Tôi luôn tin rằng việc phát tài liệu chân tướng là điểm mạnh của mình, kể từ khi bắt đầu giảng chân tướng, tôi chủ yếu thực hiện việc phát tài liệu. Hầu hết các khu vực trong đô thị nơi tôi ở đều lưu lại dấu chân của tôi. Ngay cả khi buộc phải rời khỏi nhà và trở thành người vô gia cư, tôi vẫn phát tài liệu để cứu người. Tôi tập trung vào khu vực nơi tôi sinh sống rồi sau đó mở rộng ra bên ngoài, với những địa điểm gần đó, tôi đi bộ và với những nơi xa hơn, tôi đi xe đạp hoặc bắt xe buýt. Trong thời gian đó, tôi đều làm một mình.

Cách đây vài năm, khi các đồng tu bắt đầu phối hợp từng nhóm với nhau để phát tài liệu chân tướng, tôi đã không tán thành và không tham gia, điều này cũng cản trở sự tham gia của các đồng tu trong nhóm học Pháp ở gia đình tôi. Sáu năm trước, sau khi trao đổi và được các đồng tu giúp đỡ, nút thắt trong tâm tôi đã được cởi bỏ và tôi đã bắt đầu tham gia. Khi lần đầu tiên đi ra ngoài, chứng kiến những đồng tu dẫn dắt tôi rất có trách nhiệm, cẩn thận và tỉ mỉ trong việc cứu người, tôi vô cùng cảm động và điều này đã mở đường cho tôi phối hợp với các đồng tu cùng nỗ lực cứu người.

Sau đó, hai đồng tu phụ trách đã rời hạng mục vì công việc bận rộn và các nguyên nhân khác, nên tôi đã chủ động đảm nhận và kiên trì phối hợp đến tận bây giờ. Việc điều phối các đồng tu để phát tài liệu không dễ dàng như tôi nghĩ. Tôi đã trải qua những thăng trầm trong khảo nghiệm tâm tính và luôn có những nhân tố mà bản thân cần tu luyện trong đó. Tôi cũng thường bị can nhiễu bởi quan niệm người thường. Tôi đã bóc chúng ra từng lớp từng lớp một. Quá trình đó quả là thấu tim khoan xương.

1. Loại bỏ chấp trước vào tự ngã trong khi phối hợp cứu người

Hầu hết các thành viên trong hạng mục của chúng tôi đều là các học viên trong nhóm học Pháp chung. Đôi khi chúng tôi thiếu nhân lực, các học viên từ các nhóm học Pháp khác đã tham gia cùng chúng tôi. Ban đầu, chúng tôi chủ yếu lựa chọn những đồng tu trẻ tuổi, nhân viên văn phòng và những học viên có kinh nghiệm đi bộ ở vùng nông thôn vào ban đêm. Tôi không quen thuộc với những con đường mòn ở vùng nông thôn hẻo lánh nên tôi đã học cách đọc bản đồ. Nhưng bản đồ rất khác so với những tình hình cụ thể trên thực địa, bởi vậy ban ngày tôi phải đi khảo sát thực tế. Tuy việc này chiếm dụng nhiều thời gian trong ngày nhưng vẫn mang lại hiệu quả nhất định. Nhờ sự chung sức nỗ lực của các học viên, hạng mục đã diễn ra khá suôn sẻ. Trong những năm qua, chúng tôi không chỉ hoàn thành công việc mình phụ trách mà còn chia sẻ nhiệm vụ với các khu vực khác, đôi khi còn đi đến các vùng nông thôn hẻo lánh ở các thành phố khác.

Ban đêm, cảm nhận về phương hướng của tôi không được tốt, đặc biệt là khi vào một ngôi làng, vì vậy khi phát tài liệu tôi thường bỏ lỡ một hộ gia đình. Đôi khi tôi thậm chí còn dẫn tài xế và các đồng tu đi sai đường. Một người thân của tôi trong nhóm hạng mục là tài xế. Cô ấy hơn tôi hai tuổi và thường xuyên chê cười tôi, điều đó khiến tôi rất xấu hổ.

Trong cuộc sống hàng ngày, tôi thường được nghe những lời khen ngợi từ khách hàng, đồng nghiệp và người thân trong gia đình. Trong công việc, tôi thường là người đưa ra quyết định cuối cùng và chính điều đó đã hình thành rất nhiều thói quen xấu ở tôi. Khi tôi nghe người thân và các đồng tu cười nhạo mình, nội tâm tôi rất tức giận. Có lúc cảm giác tim tôi như sắp nổ tung. Tôi vô cùng thất vọng và đau khổ.

Thông qua học Pháp và hướng nội, cũng như được khích lệ từ các bài chia sẻ của các học viên, tôi nhận ra đó là chấp trước vào tự ngã và tôi cần đề cao tâm tính và mở rộng dung lượng tâm mình. Hiện giờ, tôi đã có thể buông bỏ tự ngã, lắng nghe ý kiến ​​người khác với thái độ khiêm nhường, đặc biệt là những ý kiến ​​khác biệt của những đồng tu giàu kinh nghiệm. Chúng tôi lên ý tưởng và phối hợp cùng nhau để làm tốt việc trợ Sư cứu người.

2. Buông bỏ tâm oán hận trong khi cứu người

Có lần tôi đến một ngôi làng. Ngay khi hai nhóm học viên chúng tôi vào làng thì một con chó bắt đầu sủa inh ỏi. Tôi và đồng tu phối hợp cùng mau chóng hoàn tất việc phát tài liệu rồi lên xe. Người tài xế thấy còn thiếu hai người nên giục tôi vào làng tìm họ. Thực tế thì hai học viên đó đã đi qua chiếc xe nhưng tài xế không nhìn thấy họ. Lúc này, một người dân làng không biết từ đâu đã xuất hiện ở lối vào làng. Anh ta cầm một cây gậy lớn trong tay và ném đá vào xe. Tài xế lái xe bỏ đi, để lại tôi một mình.

Tôi không tìm được đồng tu nào nên tôi đợi một lúc. Con chó sủa càng to hơn, tôi thầm nghĩ nếu dân làng ra ngoài nhiều hơn sẽ phiền phức nên tôi đi thẳng đến chỗ người dân làng kia. Người đàn ông giận dữ hét lên: “Dừng lại! Anh làm gì vậy?” Tôi vẫy tay ra hiệu: “Không có việc gì cả, không có việc gì.” Tôi bước nhanh đến chỗ anh ấy và anh ấy cũng không ngăn cản tôi. Tôi biết chính là Sư phụ đang bảo hộ tôi.

Trong tâm tôi có chút bất bình và bắt đầu phàn nàn với các đồng tu. Bởi vì nếu tôi không xuống xe để tìm đồng tu thì tôi đã tránh được can nhiễu này. Người tu luyện không được oán hận mà phải tu luyện tâm tính. Để loại bỏ tâm oán hận, chuyện tương tự lại xảy ra một lần nữa.

Lần này, tôi cùng một nữ đồng tu phối hợp phát tài liệu. Khi tôi ra bãi đậu xe thì chiếc xe đã không còn ở vị trí ban đầu nữa. Một người đàn ông xuất hiện và chúng tôi nhanh chóng bước đi khỏi đó. Ông ấy theo sát phía sau và bảo chúng tôi dừng lại. Ông ấy say rượu và giận dữ hỏi: “Các người đang làm gì vậy? Tôi đã nhớ biển số xe vừa đậu ở đây. Tôi mà hô lên thì các người sẽ không thoát được đâu. Các người thấy đấy, tay tôi đang đeo phù hiệu bảo vệ. Tôi là nhân viên an ninh ở đây! Tôi nói: “Ông là người thiện lương nên sẽ không làm như vậy”. Ông ấy lập tức hết giận và còn chỉ cho chúng tôi hướng đi của chiếc xe.

Chúng tôi đi bộ quay trở lại, vừa đi vừa tìm một chiếc ô tô. Nhưng đi một lúc lâu vẫn không thấy bóng dáng của một chiếc ô tô nào. Nữ đồng tu trở nên tức giận, tôi biết rõ rằng việc này là để tôi tu luyện. Dù mệt mỏi nhưng tâm tôi vẫn giữ vững tâm tính và thầm nghĩ: chắc tài xế có việc gấp, nếu không thì đã không thất hứa. Tôi an ủi đồng tu. Sau khi đi bộ một quãng đường dài, chúng tôi gặp một chiếc taxi và bắt taxi về nhà.

3. Buông bỏ tâm tật đố trong khi cứu người

Trong nhóm có một đồng tu trẻ thường xuyên về vùng nông thôn làm việc nên quen đường. Anh cũng có khả năng định hướng rất tốt kể cả vào ban đêm. Mỗi lần người thân và các đồng tu coi thường tôi, thì ngược lại họ lại khen ngợi anh ấy. Tôi cảm thấy khó chịu và thường thấy tật đố với anh ấy. Nhưng tâm tật đố này bị ẩn giấu và tôi không dễ để nhận ra.

Một lần trong khi học Pháp, Sư phụ đã điểm hóa cho tôi:

“Cái tâm tật đố ấy thì chư vị nhất định phải trừ bỏ đi, thứ đó ghê gớm lắm, nó sẽ khiến tất cả tu luyện của chư vị đều biến thành lỏng lẻo, huỷ chư vị. Không được có tâm tật đố. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền [2017])

Tâm tôi chấn động. Tôi nhận ra đã đến lúc tôi phải buông bỏ tâm tật đố của mình.

Tôi bắt đầu học Pháp cùng đồng tu trẻ này và lên kế hoạch đến vùng nông thôn cùng anh ấy và lắng nghe ý kiến ​của anh ấy. Bây giờ anh ấy là một thành viên không thể thiếu trong nhóm hạng mục của chúng tôi.

4. Buông bỏ tâm sợ hãi trong khi cứu người

Một lần, chúng tôi phát tài liệu ở một ngôi làng, còn hơn 10 hộ nữa là chúng tôi phát xong. Khi dân làng nghe thấy tiếng chó sủa, có người cầm đèn pin chạy ra kiểm tra. Tôi và một nữ đồng tu vội đi sang một con đường khác. Nhưng trên con đường này lại có người khác cầm đèn pin đi ra. May mắn là bên đường có một đống củi và cỏ khô nên chúng tôi đã núp ở đó. Khoảng 10 phút sau, mọi người rời đi. Chúng tôi đi qua một cánh đồng và tìm thấy chiếc xe của mình ở bên đường.

Sau đó, nhóm học Pháp chúng tôi đã thảo luận về vấn đề này, tôi và nữ đồng tu đã hướng nội và phơi bày những suy nghĩ phụ diện của chúng tôi lúc đó. Cô ấy đã nghĩ: “Mình không muốn gặp rắc rối, nếu không mình có thể sẽ bỏ lỡ đám cưới của con trai ”. Nhưng cô ấy nhận ra ngay đó là suy nghĩ phụ diện, sau khi phát chính niệm để phủ nhận, dân làng đã trở về nhà và chúng tôi không gặp nguy hiểm gì.

Ở một ngôi làng khác, khắp nơi đều có camera, những người dân làng còn nhìn qua camera quan sát thấy có người đeo túi đang lang thang khắp nơi. Họ bao vây các học viên và giữ họ lại trong nửa giờ. Chỉ sau khi các đồng tu giảng chân tướng một cách có trí huệ thì dân làng mới thả họ ra. Những điều này khiến các đồng tu nảy sinh những suy nghĩ phụ diện ở những mức độ khác nhau.

Trong thị trấn của chúng tôi đã có hai vụ bắt cóc các học viên, đặc biệt là vào mùa xuân năm ngoái, ba vụ bắt cóc liên tiếp đối với các đồng tu ở khu vực khác khiến các đồng tu trong hạng mục của chúng tôi phải chịu áp lực tâm lý và nảy sinh suy nghĩ phụ diện. Chúng tôi đã phải tạm dừng hạng mục trong tám tháng.

Sư phụ giảng:

“Tà ác không dám phản đối việc giảng rõ chân tướng và cứu độ chúng sinh, điểm then chốt là ở chỗ tâm thái khi làm công tác không có sơ hở cho chúng dùi vào.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Boston năm 2002)

Mọi người cùng ngồi lại học Pháp và tĩnh tâm hướng nội. Các đồng tu đều nhận ra chỉnh thể tu luyện ở khu vực chúng tôi có vấn đề. Trước hết, là người phụ trách hạng mục, tôi có tâm hoan hỉ và tâm hiển thị, coi làm việc là tu luyện. Theo lời của một đồng tu, tôi “quên hết tất cả”, chấp trước vào tự ngã. Thứ hai, giữa các đồng tu có sự giãn cách. Căng thẳng là do xung đột từ những quan niệm khác nhau tích tụ lại qua nhiều năm làm việc của chúng tôi. Chúng tôi đã không loại bỏ được những quan niệm người thường và kịp thời tu chính bản thân. Hơn nữa, tôi đã không chú ý đến trạng thái tu luyện của các đồng tu tham gia hạng mục. Đôi khi, vì tôi thiếu nhân lực, tôi tình cờ kéo cả những người có trạng thái tu luyện không tốt vào hạng mục. Tất cả những sơ hở này đều bị tà ác lợi dụng và dùng làm cái cớ để tiến hành bức hại.

Một vài ngày trước khi bị bắt cóc, một đồng tu đã nghĩ rằng nếu ai đó đuổi theo xe của anh ấy, anh ấy sẽ ném túi tài liệu của mình xuống đường để làm chướng ngại vật cho họ. Vào ngày xảy ra vụ bắt cóc, anh và tài xế của mình thực sự đã gặp sự việc như vậy và bị một chiếc ô tô đuổi theo từ phía sau. Sau đó, người đồng tu này kể lại sự việc và vô cùng xúc động nói: “Sự việc nguy hiểm vừa rồi thực sự là do niệm đầu bất hảo của tôi gây ra.”

Sau vài tháng học Pháp, nhóm hạng mục đã quay trở lại nhờ sự thúc giục của các học viên. Hiện giờ, tất cả các thành viên trong hạng mục là các đồng tu trong nhóm học Pháp của chúng tôi. Nếu ai đó muốn tham gia hạng mục thì người đó cần tham gia nhóm học Pháp của chúng tôi. Chúng tôi học những bài kinh văn Sư phụ giảng về việc buông bỏ tâm sợ hãi và đọc các bài chia sẻ của các học viên về suy nghĩ phụ diện. Chúng tôi cố gắng chuyển biến quan niệm, coi việc trợ Sư phụ cứu người và hoàn thành sứ mệnh là trách nhiệm của chúng tôi, hơn nữa còn cần phải làm cho tốt.

5. Phối hợp với các đồng tu

Nhóm hạng mục của chúng tôi không chỉ chịu trách nhiệm phát tài liệu ở khu vực nông thôn mà còn đảm nhận nhiệm vụ ở một số cộng đồng dân cư ở khu vực thành thị. Một hôm, tôi và một đồng tu tới nhà của một đồng tu lớn tuổi ở nông thôn. Bà khiêm tốn nói: “Các bạn giống như đội quân tiên phong trên chiến trường, mở đường cho chúng tôi và dẫn đầu cho chúng tôi giảng chân tướng trực diện cứu người.” Đồng tu đi cùng tôi nói: “Vậy mọi người là những thiên thần trực tiếp khiêng cáng cứu người trên chiến trường”.

Kinh văn “Vì sao có nhân loại” mới được xuất bản của Sư phụ lần đầu tiên tiết lộ cho chúng sinh trên thế giới bí mật về vũ trụ và nhân loại, đồng thời vén bức màn khai mở cho quá trình Pháp Chính Nhân Gian. Toàn bộ kinh văn mới của Sư phụ đã được đăng trên Tuần báo Minh Huệ tiếng Trung số 938. Để thế nhân xem được sớm nhất có thể, trước tiên chúng ta cần phải nâng cao nhận thức cho các đồng tu mong muốn cứu người, bởi vậy chúng tôi đã mời một số điều phối viên và tổ chức một số buổi chia sẻ.

Trong cuộc trao đổi, một đồng tu có kinh nghiệm điều phối đã chia sẻ: “Chúng ta cần chuyển biến quan niệm, không thể cứ mãi xoay quanh con cháu và sống cuộc sống như người thường”. Ông đã đặt mua 600 bản tài liệu cho nhóm học Pháp của mình. Thông qua chia sẻ, một số đồng tu đã giải khai được những hiểu lầm trước đây của họ về các Pháp lý. Một số đồng tu khác đã tìm ra chấp trước ngoan cố vào tự ngã.

Điều đáng mừng nhất là những đồng tu không tham gia học Pháp nhóm trong nhiều năm nay đã bắt đầu tham gia học Pháp nhóm trở lại. Những đồng tu buông lơi trong nhiều năm đã bắt đầu bước ra để giảng chân tướng và cứu người. Nhờ kinh văn “Vì sao có nhân loại” của Sư phụ, một số người thường đã bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân và bước vào tu luyện Đại Pháp.

Sau các buổi chia sẻ, các đồng tu đều có hành động, không còn chờ đợi hay dựa dẫm vào người khác, mỗi người đều thực hiện nhiệm vụ của mình. Các đồng tu giảng chân tướng trực diện đã khích lệ nhau bước ra phố và về các vùng nông thôn. Họ đã đến các tòa nhà dân cư để phát tài liệu. Các đồng tu ở thành phố và nông thôn đã phối hợp tốt để tránh tình trạng bỏ sót hay trùng lặp. Sau nửa năm, chúng tôi đã phát tài liệu đến gần như toàn bộ thành phố và vùng nông thôn. Hầu hết các địa phương đều phản hồi tốt.

Là một đệ tử Đại Pháp trợ Sư chính Pháp, trong đoạn thời gian tu luyện tối hậu này, bước chân trợ Sư cứu người chỉ có thể là nhanh hơn chứ không thể ngừng lại. Là một điều phối viên trong khu vực, tôi không những cần phải tu luyện chính mình mà còn phải phối hợp tốt với các đồng tu, tìm những đồng tu bị tụt lại phía sau, hối thúc những đồng tu đang buông lơi, động viên những đồng tu tinh tấn và quan tâm những đồng tu đang bị nghiệp bệnh. Tôi muốn cùng các đồng tu hình thành một chỉnh thể, đề cao tâm tính và nâng cao cảnh giới của mình. Chúng tôi sẽ loại bỏ hết thảy các loại quan niệm và chấp trước trong quá trình hoàn thành sứ mệnh của mình để việc cứu người không bị buông lơi.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/2/1/470874.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/3/11/216168.html

Đăng ngày 10-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share