Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở Toronto

[MINH HUỆ 28-10-2023] Khi các học viên trên toàn thế giới chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới và tháng Pháp Luân Đại Pháp (tháng Năm) thì Minh Huệ đã đăng tải nhiều báo cáo về những hoạt động này. Sau khi đọc các bài báo cáo, cùng thiệp chúc mừng và loạt bài viết Kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, các học viên trẻ ở Toronto nói rằng họ ấn tượng với những câu chuyện đến từ Trung Quốc.

Do cuộc bức hại vẫn đang diễn ra bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các học viên ở Trung Quốc không thể tổ chức những hoạt động công khai như các học viên ở nước ngoài, vì vậy họ đã viết bài chia sẻ về việc nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn đã cải biến họ trở thành một người tốt hơn.

Biết nghĩ cho người khác

Nhan Chi Hỉ, 22 tuổi, là sinh viên trường Đại học Toronto. Anh biết đến Pháp Luân Đại Pháp từ lúc nhỏ và bắt đầu tu luyện vào năm 2019. Anh nói đã học hỏi được rất nhiều từ bài viết [Kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới] Pháp Luân Đại Pháp mang phúc báo đến cho cặp vợ chồng già, của tác giả Tịnh Liên, học viên Đại Pháp ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc.

Tịnh Liên là người chăm sóc cho cặp vợ chồng già. Dù đã hứa cung cấp cho cô hai bữa ăn một ngày, nhưng điều đó không hề xảy ra, cặp vợ chồng già tiết kiệm còn nhìn cô với ánh mắt khinh thường vào giờ ăn. Rốt cuộc, cô phải tự đem theo thức ăn cho mình. Cặp vợ chồng cũng xem cô như người ngoài mặc dù cô đối đãi với họ như cha mẹ ruột. Tịnh Liên đã hết sức cố gắng và xử lý tình huống bằng tâm vị tha và từ bi. Thuận theo thời gian, cặp vợ chồng đã thay đổi rất nhiều. Ông cụ nghe băng giảng Pháp của Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp và thậm chí còn nói với người khác rằng Đại Pháp là tốt.

Sau khi đọc bài viết, Nhan nói rằng anh hy vọng mình có thể biết quan tâm và nghĩ cho người khác như tác giả. Có một lần, anh và một bạn học cùng làm chung một bài tập, hạn nộp bài là trước nửa đêm. Vì người bạn học phải thi vào ngày hôm sau nên đã rời đi sớm, vì vậy Nhan phải tự làm bài tập nhóm một mình và cảm thấy mình như nô lệ. Anh ấy nói: “Tôi đã cố gắng phủ nhận những suy nghĩ đó. Một khi tôi thay đổi thái độ, ý tưởng hay về cách làm bài tập liền tuôn trào“.

Lần đó, bài tập của Nhan được 97 trên 100 điểm, trong khi trước đây điểm cao nhất của anh là 86 điểm. Anh biết Sư phụ đã ban cho anh trí huệ vì chính niệm của anh. Khi một bài tập khác đến hạn nộp vào hai tuần sau, Nhan đang vào lúc bận rộn và cũng không biết cách làm. Lần này, người bạn học đã âm thầm hoàn thành bài tập cho nhóm. Khi Nhan nói lời cảm ơn, người bạn nói rằng đó là vì trước đây Nhan đã giúp đỡ cậu ấy. Nhan nói: “Bây giờ tôi đã hiểu rằng lòng tốt không chỉ giúp ích cho người khác mà còn thụ ích cho bản thân”.

Trở nên vô ngã

An Tịnh, 29 tuổi, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào tháng Chín năm ngoái. Suốt thời thơ ấu, cha mẹ đã nói với cô về Pháp Luân Đại Pháp và cô thỉnh thoảng cũng đọc các bài giảng Pháp của Sư phụ.

Khi còn nhỏ, An Tịnh luôn chú ý đến điểm số và cách người khác nhìn nhận về mình. Cô luôn cảm thấy mình chịu rất nhiều áp lực, và bắt đầu bị trầm cảm. Thật may là cô nhớ đến các bài giảng Pháp của Sư phụ và hạ quyết tâm chân chính tu luyện.

Khi cô đọc bài viết “[Kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới] Cuối cùng tôi đã tìm ra chấp trước căn bản”, An Tịnh vô cùng đồng tình với tác giả, người đã nói rằng cô từng giúp đỡ người khác để làm hài lòng họ. Sau đó cô nhận ra rằng, làm như vậy trong một xã hội đang trượt dốc, kỳ thực là cô có thể đang làm điều xấu.

Nghĩ về bản thân, An Tịnh nhận ra chứng trầm cảm và lo âu của cô cũng bắt nguồn từ tâm vị tư, ích kỷ. Cô nói: “Là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi nên nghĩ cho người khác nhiều hơn và giúp đỡ họ“. Bây giờ cô thực hiện ngày càng tốt hơn.

Từ buồn bã đến mỉm cười

Tiểu Ngọc, 34 tuổi, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2020. Khi cô đọc bài viết “Toronto, Canada: Người dân ca ngợi Pháp Luân Đại Pháp trong Cuộc đại diễu hành kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”, cô nhớ lại cảm giác khi tham gia sự kiện cùng các học viên.

Theo như bài viết, một số người Trung Quốc quyết định thoái ĐCSTQ sau khi nghe chân tướng Pháp Luân Đại Pháp, trong khi một người đàn ông Việt Nam quan tâm tìm hiểu về môn tu luyện. Tiểu Ngọc đã nhìn thấy kết quả của sự nỗ lực chung sức và sự chân thành của các học viên. Cô hạ quyết tâm tu luyện tinh tấn. Đặc biệt, cô cần học các bài giảng Pháp thật tốt và hướng nội tìm để loại bỏ đi các chấp trước.

Trước đây, Tiểu Ngọc biết tầm quan trọng của việc hướng nội và đề cao bản thân. Sau này, cô nhận ra mình có khuynh hướng chỉ nhìn mọi thứ trên bề mặt và không nhận ra những nhân niệm ẩn sâu của mình. Gần đây, một đồng nghiệp không thể hoàn thành công việc và Tiểu Ngọc phải làm thay. Cô nói: “Tôi hiểu sự khó khăn của bạn đồng nghiệp nhưng tâm tôi vẫn cảm thấy mất cân bằng”.

“Khi tôi thực sự hướng nội tìm, tôi nhận ra sự khó chịu đến từ tâm tự tư: Tôi lo rằng nếu mình làm không tốt thì sẽ bị giám sát phê bình và đồng nghiệp sẽ coi thường tôi“.

Bây giờ Tiểu Ngọc có thể xử lý những khó khăn đó bằng nụ cười. Cô quyết tâm làm tốt hơn nữa bằng tâm thuần tịnh, ở cả nơi công tác và trong các hoạt động Đại Pháp.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/22/477872.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/25/218290.html

Đăng ngày 02-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share