Bài viết của Liên Hoa, phóng viên Minh Huệ tại Ấn Độ

[MINH HUỆ 27-05-2024] Các học viên Pháp Luân Đại Pháp và những người có lương tri từ khắp nơi trên thế giới đã đón mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới vào ngày 13 tháng 5 năm nay. Để kỷ niệm ngày đặc biệt này, trang web Minh Huệ đã đăng tải loạt bài viết và thiệp chúc mừng từ Trung Quốc và các quốc gia khác trên toàn thế giới.

Nhiều người Ấn Độ sau khi đọc các bài kỷ niệm 32 năm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền đã bày tỏ sự cảm kích và những lời chúc mừng chân thành, nói rằng những bài viết này rất “khích lệ”, “làm phấn chấn lòng người” và “mang đến hy vọng” trong thời đại đạo đức ngày càng trượt dốc này.

Người thân của học viên: Ghi nhận những tác động tích cực của Pháp Luân Đại Pháp

Cô Sanjana Wadadekar, 25 tuổi, một người Ấn Độ sống tại xứ Wales, nói rằng cái bài viết mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới trên Minh Huệ truyền tải một thông điệp đạo đức cho thế giới, đặc biệt là đối với chính quyền Trung Quốc.

Mẹ của cô Sanjana tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và cô đã tận mắt chứng kiến ​​quá trình cải biến kỳ diệu của mẹ mình từ bệnh tật sang khỏe mạnh. Cô nói rằng những trải nghiệm này đã “ghi sâu” niềm tin của cô vào Pháp Luân Đại Pháp.

“Trực tiếp quan sát hành trình tu luyện của mẹ, tôi đã tận mắt chứng kiến ​​những biến đổi kỳ diệu giúp mang lại cho bà một cuộc sống mới. Sức khỏe được nâng cao, sự bình an nội tâm và tìm được ý nghĩa cuộc sống của mẹ tôi là minh chứng cho hiệu quả tích cực của Pháp Luân Đại Pháp. Chứng kiến ​​những thay đổi tích cực như vậy đã củng cố niềm tin của tôi vào nguyên lý ‘Chân-Thiện-Nhẫn’ và uy lực của chúng trong việc mang lại sự thay đổi tích cực, có ý nghĩa trong cuộc sống của chúng ta”, cô Sanjana nói.

Cô nói: “Tôi vô cùng biết ơn Sư phụ Lý Hồng Chí [nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp] vì đã truyền dạy Pháp Luân Đại Pháp ra thế giới”.

Cô cho hay các bài viết trên Minh Huệ cho thấy rõ “những bước phát triển đáng khích lệ” về sự hỗ trợ quốc tế mà Pháp Luân Đại Pháp đã nhận được từ nhiều chính phủ khác nhau, qua đó cho thấy “sự thừa nhận chung về những lợi ích của việc tu luyện tinh thần và đạo đức trong xã hội”.

Cô nói: “Sự xác nhận toàn cầu này có thể truyền cảm hứng cho nhiều người hơn nữa khám phá và tiếp thu những lời dạy của Pháp Luân Đại Pháp, đồng thời cũng có khả năng dẫn đến sự cải biến mỗi cá nhân và xã hội trên diện rộng”.

Cô Sanjana tin rằng các bài viết trên Minh Huệ cho thấy sự “công nhận về tác động tích cực” của các nguyên tắc đạo đức của Pháp Luân Đại Pháp đối với các cá nhân và cộng đồng. Cô nói, sự ủng hộ trên toàn thế giới như vậy là “rất quan trọng trong việc chống lại sự đàn áp và tra tấn của chính phủ Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp)”.

ac6433af5792576c8b9fe89eac09fa56.jpg

Cô Sanjana Wadadekar, một nhà thiết kế thời trang gốc Ấn Độ, đang sinh sống tại xứ Wales.

Đề cập đến các bài viết trên Minh Huệ về một số quan chức bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp Luân Đại Pháp bằng cách treo cờ Pháp Luân Đại Pháp để vinh danh môn tu luyện, cô Sanjana cho biết những sự kiện này cho thấy sự “tương phản” giữa cuộc đàn áp không ngừng nghỉ của của chính quyền Trung Quốc đối với Pháp Luân Công từ năm 1999 và sự ủng hộ của nhiều quốc gia và người dân bên ngoài Đại lục.

“Các hành vi của chính phủ Trung Quốc, như xé bỏ các biểu ngữ và áp phích [Pháp Luân Đại Pháp], phản ánh rằng nó vẫn không ngừng ngăn chặn quyền tự do tín ngưỡng và đàn áp thông tin chính diện của Pháp Luân Đại Pháp. Khi các quốc gia công khai tôn vinh và ghi nhận Pháp Luân Đại Pháp, điều đó sẽ gửi đi một thông điệp mạnh mẽ chống lại hành vi vi phạm nhân quyền của [ĐCSTQ]”, cô nói.

“Sự hỗ trợ như vậy thu hút sự chú ý của toàn cầu, gây áp lực buộc chính phủ Trung Quốc phải thay đổi chính sách và bồi thường về mặt đạo đức và chính trị cho những người bị bức hại. Ngoài ra, sự công nhận rộng rãi đối với các giá trị tích cực Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp sẽ cổ vũ một phong trào toàn cầu rộng lớn hơn hướng tới nhân quyền và tự do tín ngưỡng, khiến các chế độ áp bức khó có thể hành động mà không phải chịu trách nhiệm.”

Học viên mới: Một nền tảng “bồi đắp hy vọng”

Cô Mitali Borkar, 34 tuổi, đến từ Maharashtra, đánh giá cao bài viết trên Minh Huệ có tiêu đề Thượng nghị sỹ bang New York ban hành thông cáo công nhận Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới (Phần 1).

Cô cho hay việc đọc các bài về các quan chức bước ra tôn vinh Pháp Luân Đại Pháp khiến mọi người tràn đầy hy vọng, đồng thời cũng khẳng định những nỗ lực của các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở khắp nơi trên thế giới trong việc nâng cao đạo đức và chấm dứt cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc.

Cô Mitali nói: “Điều đó nhấn mạnh tầm quan trọng của nhận thức toàn cầu và sự đoàn kết trong việc chống lại các vi phạm nhân quyền và thúc đẩy quyền tự do tín ngưỡng”.

99ec0a308f26700806eabbfd6344c90b.jpg

Cô Mitali Borkar, 34 tuổi, một quản lý kế toán trong lĩnh vực thương mại điện tử đến từ Maharashtra.

Cô Mitali, người mới bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, cho biết các giá trị đạo đức Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp là “vĩnh cửu và có thể áp dụng rộng rãi”.

“Chúng là nền tảng để tạo ra một xã hội công bằng, hòa bình và nhân ái, điều đó khiến chúng trở nên vô cùng quan trọng trong thế giới đầy hỗn loạn và chia rẽ ngày nay. Những nguyên tắc cơ bản này khích lệ mỗi người hành động có đạo đức, giúp thúc đẩy các mối quan hệ tích cực và đóng góp vào sự thịnh vượng chung của xã hội”, cô nói.

Nhân viên ngân hàng đã nghỉ hưu: các Báo cáo của Minh Huệ là một “nghĩa cử tri ân”

Ông Viswanathan, 64 tuổi, đến từ thành phố Bengaluru, đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 2010.

Ông cho biết tâm ông “tràn ngập niềm vui” khi nhìn thấy một số lượng lớn thiệp chúc mừng và các bài viết kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 25. Ông gọi những lời chúc mừng này là “nghĩa cử tri ân đối với Sư phụ Lý Hồng Chí vì lòng từ bi và tất cả những gì Ngài đã làm cho các học viên Pháp Luân Đại Pháp và nhân loại nói chung.”

Ông Vishwanathan tình cờ đọc được bài viết có tựa đề Canada: Người Trung Quốc được truyền động lực thoái ĐCSTQ trong Lễ kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới ở Toronto (Phần 3). Ông cho biết thật đáng khích lệ khi thấy người dân Trung Quốc có thể tìm hiểu sự thật trong các sự kiện ở nước ngoài và muốn thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tuy nhiên, ông nói, còn vô số người dân Trung Quốc, và cả người dân trên thế giới, chưa minh bạch chân tướng.

“Nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp đã bị đánh đập dã man khi bị giam giữ trong các nhà tù ở Trung Quốc đến mức họ bị tàn tật suốt đời. Nhiều trường hợp về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng [từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp còn sống, do chính ĐCSTQ hậu thuẫn] ghi nhận được ghi nhận là [tàn ác đến mức] không thể diễn tả được và thực sự khiến người ta đau lòng. Khi một người thực sự hiểu bản chất của ĐCSTQ, việc thoái Đảng là một phản ứng tự nhiên, và người ta sẽ cảm thấy hối hận vì đã liên kết với một chính quyền như vậy”, ông nói.

Ông cảm thấy “phấn khởi” khi đọc các bài viết về những thông cáo và vinh danh của các chính phủ trên khắp thế giới dành cho Pháp Luân Đại Pháp trước cuộc bức hại kéo dài 25 năm đang diễn ra ở Trung Quốc.

“Tôi đánh giá cao tấm lòng đằng sau các nghĩa cử đó. Bất kỳ cử chỉ nhỏ nào cũng có tác dụng đáng kể trong tình huống như thế này”, ông nói.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/27/478068.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/30/218371.html

Đăng ngày 02-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share