Bài viết của Văn Thanh, đệ tử Đại Pháp ở Hắc Long Giang

[MINH HUỆ 07-05-2024] [Ghi chú của ban biên tập: Con người ngày nay đều cho rằng làm người tốt là ngốc nghếch, kỳ thực không phải vậy. Xét về lâu về dài, việc hãm hại, lừa gạt, tranh đoạt, dụ dỗ người, gian dâm, trộm cướp cũng chỉ có thể lộng hành nhất thời, oan oan tương báo đến bao giờ mới dứt? Chỉ có làm người tốt mới có thể đi được đường dài. Đặ biệt là khi ở trong thiên tai kiếp nạn, những người đạo đức cao thượng mới là người mà Thần muốn bảo hộ.]

Con xin kính chào Sư tôn tôn kính!

Xin chào các đồng tu!

Tôi sinh ra vào những năm 60 của thế kỷ trước, trong một gia đình bình thường. Dưới sự ảnh hưởng của cha mẹ nên từ nhỏ tôi đã dưỡng thành một tính cách hiếu thắng: tôi phải học tập thật giỏi ở trường, tôi phải đạt thành tích cao trong công việc và tìm bạn đời cũng phải tìm người đối xử tốt với mình. Nhưng không phải cứ muốn là được. Điều kiện của chồng tôi không tốt, tính khí của anh ấy thất thường, bình thường không thích nói chuyện và sẽ gào thét chửi bới nếu ai nói gì không hợp ý của anh ấy. Có khi anh ấy còn đập phá đồ đạc và chửi bới người khác.

Trước khi kết hôn, tôi không mắng chửi người khác, nhưng sau khi gặp anh ấy tôi cũng trở nên cáu kỉnh, thế nên hai chúng tôi thường xuyên cãi vã. Anh mắng tôi một thì tôi phải mắng lại hai. Anh ấy đánh tôi một cái, thì tôi phải đánh lại vài cái mới thấy hả giận. Đôi khi tôi làm anh ấy thấy nóng mắt, anh ấy lại đánh đập tôi nhiều hơn. Tôi đau khổ bỏ nhà ra đi nhưng anh ấy không bao giờ đi tìm. Điều này khiến tôi rất thất vọng và đau lòng, do đó tôi sinh tâm báo thù và oán hận anh ấy từ lúc nào không hay.

Con người ngày nay đều cho rằng làm người tốt là ngu ngốc, kỳ thực không phải vậy. Tôi có thể thay đổi từ một người tự tư, lòng dạ hẹp hòi, tâm oán hận nặng nề trở thành một người tốt biết nghĩ cho người khác, rộng lượng, không quan tâm đến chuyện được mất. Sức khỏe của tôi tốt lên, mâu thuẫn gia đình cũng giảm đi, bầu không khí gia đình trở nên đầm ấm, tường hòa. Đây là uy đức của Sư phụ, uy đức của Đại Pháp, Đại Pháp đã tạo ra con người mới của tôi.

Lại nói chuyện xưa. Có một lần, chồng tôi bị cảm nặng và sốt nghiêm trọng. Người anh ấy vẫn run lên lập cập ngay cả khi đã được đắp kín chăn quanh người. Tôi không những không thương anh ấy mà còn thừa cơ trả đũa, dùng chổi đánh anh ấy để phát tiết sự bất mãn đối với anh ấy. Khi hai chúng tôi cãi nhau, tôi sẽ không nấu cơm cho anh nữa. Đợi anh ấy đi làm rồi thì tôi tự nấu mì để ăn. Tôi coi thường anh ấy và trong tâm luôn uỷ khuất, tôi cảm thấy mình đã hạ mình gả vào gia đình anh ấy, nhưng bản thân anh ấy lẫn gia đình anh ấy đều không coi tôi ra gì. Kết hôn được nửa năm, tôi lên tỉnh thành để đại phẫu. Anh ấy nói bệnh của tôi là do di truyền từ bố mẹ đẻ của tôi. Khi trở về nhà, bố chồng và em trai ông đều không thèm nói chuyện với tôi, dù tôi còn là người chủ động chào hỏi bố chồng. Việc này khiến tôi rất tức giận, tôi giận anh ấy và mắng gia đình họ là những kẻ máu lạnh. Em dâu của anh ấy thì ích kỷ, lợi dụng và bắt nạt tôi, làm tôi đau khổ cùng cực đến mức mất ngủ, tôi kể khổ với chồng nhưng anh ấy không an ủi tôi chút nào. Lúc đó trong mắt tôi anh ấy một chút ưu điểm cũng không có. Khi gặp mặt các bạn học cũ, họ đều khen ngợi chồng họ tốt như thế nào, còn tôi thì cảm thấy xấu hổ vô cùng.

Tôi mắc bệnh thấp khớp nghiêm trọng kể từ khi tôi sống nội trú ở trường trung học. Khoảng hơn 15, 16 năm điều trị bằng nhiều cách khác nhau nhưng đều không hiệu quả. Tôi lâm vào đường cùng và chỉ có thể dựa vào liệu pháp giác hơi để giảm đau tạm thời. Trước kia đều là mẹ giúp tôi hút ra nhưng bây giờ chỉ có thể nhờ chồng tôi giúp. Do tôi bị thấp khớp nặng, nếu nhiều ngày mà không hút ra thì trước ngực và sau lưng của tôi sẽ bị tức như có đá đè, cảm thấy khó thở; có lúc còn cảm thấy như bị sái cổ, cổ cứng và không thể cúi hay quay ngang quay ngửa được. Chồng tôi thì tiếu kiên nhẫn và mỗi lần tôi van nài anh ấy giúp thì anh đều tức giận mắng tôi thậm tệ, thậm chí còn rủa tôi không mau chết sớm đi. Thống khổ trên thân thể là đã quá đủ rồi, lại thêm cái thái độ đó của anh ấy đối với tôi nữa, thì nỗi khổ trong lòng tôi quả thực là khỏi phải nói rồi.

Đúng vào lúc tôi thống khổ và tuyệt vọng nhất, cuộc đời của tôi đã có bước chuyển ngoặt: nhờ một đồng nghiệp hướng dẫn, tôi đã may mắn được đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi những Pháp lý thâm sâu của Pháp Luân Đại Pháp và lúc đó tôi ước gì có thể được gặp Đại Pháp sớm hơn. Kể từ đó, tôi đã ngộ được chân lý của cuộc sống, hiểu được nguồn gốc thực sự của sinh mệnh con người, quan hệ nhân duyên giữa người với người và nguyên nhân căn bản dẫn đến bệnh tật và thống khổ của con người. Đây là những điều mà mãi đến tuổi 30 tôi mới biết đến.

Sau khi tôi tu luyện được một thời gian, Sư phụ từ bi đã tịnh hoá thân thể cho tôi. Căn bệnh thấp khớp cứng đầu kia của tôi đã biến mất, chứng mất ngủ của tôi cũng đã khỏi. Tôi được hưởng thụ cảm giác nhẹ nhàng của một thân thể vô bệnh, niềm vui trong tâm không sao diễn tả bằng lời.

Thái độ của tôi đối với chồng cũng dần dần thay đổi và khi gặp mâu thuẫn tôi có thể dùng Đại Pháp để suy xét.

Sư phụ giảng:

“…là một người luyện công, thì cần làm được ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, dùng tiêu chuẩn cao mà yêu cầu bản thân.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi nghe theo lời Sư phụ và điều đầu tiên tôi phải làm được chính là kiềm chế bản thân không mắng chửi người khác. Việc “không mắng chửi người khác” đối với tôi là một khảo nghiệm rất lớn, bởi tôi đã có thói quen này từ lâu rồi. Trước đây chỉ cần chồng tôi cố tình khiêu khích và mắng tôi thì tôi liền mở miệng chửi anh ấy. Có mấy lần chồng tôi cố tình kiếm chuyện để mắng chửi tôi, tôi tự nhủ sẽ không chửi lại và dần dần tôi cũng nhẫn chịu được. Lúc đầu là tôi cố gắng kìm lòng phải nhẫn, nhưng về sau tôi đã có thể dùng tấm lòng bao dung mà nhẫn nhịn, không còn thấy tức giận hay uỷ khuất gì nữa. Chồng tôi thấy tôi không còn chửi bới giống như anh ấy nữa nên nói: “Cô luyện công này nên hai chúng ta không còn lời qua tiếng lại với nhau nữa, cô cũng không chửi người khác nữa. Cụt cả hứng”. Tôi nói: “Anh muốn thì tự mình chửi mình ấy”. Dần dần, anh ấy cũng không chửi bới gì nữa.

Năm 2012, chồng tôi phải phẫu thuật u tuyến nước bọt tại bệnh viện tỉnh và tôi đi theo để chăm sóc anh ấy. Đồ ăn trong bệnh viện không ngon nên tôi ra ngoài mua đồ ăn cho anh ấy. Khi phòng bệnh không còn giường trống, tôi với anh ấy phải nằm chật chội trên chiếc giường bệnh. Sợ đụng phải anh ấy, tôi đành phải kê vai lên khi ngủ, khiến các xương của tôi đau ê ẩm, nhưng tôi không hề oán thán.

Vào mùa đông ba năm sau đó, khi chồng tôi từ trên huyện trở về đơn vị công tác, chiếc xe buýt mà anh ấy đi đã gặp tai nạn giao thông. Anh ấy bị gãy ba mảnh xương ở lòng bàn tay và được đưa vào bệnh viện địa phương. Ở đó họ phẫu thuật nối xương và gắn đinh thép cho anh ấy. Một năm sau, anh ấy phải nhập viện để tháo đinh thép ra. Tôi luôn đồng hành cùng anh ấy. Vì để cho anh có thể ăn những món ăn ngon miệng, tôi đã bắt xe buýt về nhà và nấu cơm cho anh ấy. Lúc đó chưa có hộp đựng giữ nhiệt nên tôi cho đồ ăn đã chuẩn bị sẵn vào hộp cơm inox, bên ngoài bọc thành từng lớp để khỏi bị nguội rồi bắt xe buýt đến bệnh viện để đưa đồ ăn.

Trước đây khi hai chúng tôi xảy ra mâu thuẫn, tôi luôn chỉ dán mắt nhìn vào cái sai của anh ấy, hướng ngoại nhìn, hướng ngoại tìm: “Nào là anh ấy không giúp tôi làm việc nhà này, nào là đòi hỏi quá mức này, nào là khiến tôi tức giận này, còn tôi thì luôn long lanh, không có điểm gì để chê. Sau khi học Pháp, trong quá trình dung luyện trong Đại Pháp tôi buông bỏ tâm oán hận, dần dần học cách hướng nội tìm, tìm ra điểm không đúng của mình, hướng mắt nhìn vào bản thân mình, tự suy xét lại và thay đổi bản thân. Những lời chỉ trích, phàn nàn đối với chồng tôi ngày một giảm đi, tôi trở nên quan tâm và an ủi anh ấy nhiều hơn. Dần dần, mâu thuẫn gia đình ít đi và bầu không khí trở nên đầm ấm hơn.

Tôi thay đổi và phát hiện chồng tôi cũng thay đổi.

Mùa đông năm 1997, tôi bảo chồng tôi mời bố của anh ấy về nhà chúng tôi ở một thời gian. Bố chồng tôi răng kém, thích đồ ăn mềm nên tôi đã làm món cá, đậu phụ, bánh trứng cho ông ăn. Đây đều là những món mà bố chồng tôi thích. Bố chồng tôi sống ở nhà tôi khá thoải mái, chồng tôi vô cùng cảm kích và nhiều lần nói rằng anh ấy đã khiến tôi phải chịu khổ rồi, nhưng tôi lại cảm thấy điều này chẳng đáng kể gì.

Không lâu sau khi ông trở về, bố chồng tôi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Khi hay tin, tôi không cầm nổi nước mắt và thầm nghĩ ông cụ thật kém may mắn và tôi không còn cơ hội hiếu kính ông nữa. Chồng tôi muốn lấy tiền tiết kiếm của hai vợ chồng để chữa bệnh cho ông cụ. Khi đó, gia đình chúng tôi chỉ có hơn 2.000 tệ, tôi không nói gì và không chút do dự đưa sổ tiết kiệm cho chồng. Chồng tôi rất cảm động. Sau đó anh ấy cầm tiền đi mua đồ, tôi đều ủng hộ. Khi chúng tôi đưa tiền cho bố chồng, ông cụ nói với vợ chồng tôi rằng ông muốn cho chúng tôi căn nhà cũ của ông, nhưng hai chúng tôi đều từ chối nhận.

Vợ của em chồng đã từng làm tổn thương vợ chồng tôi sâu sắc. Hồi đó tôi còn nghĩ tôi sẽ căm hận cô ấy đến cuối đời. Nhưng sau khi học Đại Pháp, tôi đã hiểu ra mối quan hệ nhân duyên của chúng tôi với cô ấy và buông bỏ sự oán giận đối với cô ấy, đồng thời chủ động nói chuyện với cô ấy. Từ đó trở đi, cả nhà em chồng vốn nhiều năm không lui tới nay đã qua lại với chúng tôi. Khi em dâu sinh con thứ hai, tôi lấy tiền đưa cho em ấy; khi con của em ấy gặp khó khăn trong việc chuyển trường, tôi đã chủ động giúp đỡ. Nhà tôi có chuyện gì thì họ cũng đều có mặt.

Một năm nọ, đơn vị công tác của chồng tôi không có tiền trả lương và đã trả cho anh ấy 10 tấn than. Hai chúng tôi bàn bạc đem toàn bộ chỗ than đó cho gia đình người chị thứ hai và người anh thứ hai của chồng đang gặp khó khăn về tài chính. Con của người anh thứ hai cần tiền để học cấp 3, tôi thà mua ít quần áo cho bản thân một chút, để dành tiền giúp đỡ họ. Người chị thứ ba của chồng sống ở nơi khác, vài năm trước chị ấy sống trong một ngôi nhà nhỏ vừa túi tiền. Chị ấy đã vay chúng tôi 5.000 nhân dân tệ để sửa sang lại nó. Phải mất vài năm thì chị ấy mới trả được 3.000 nhân dân tệ. Tôi biết sức khỏe của chị ấy rất kém và chồng chị cũng vậy và họ phải dựa vào tiền trợ cấp để duy trì cuộc sống nên tôi nói với chồng rằng mình không cần 2.000 nhân dân tệ còn lại đó. Hôm nay chị ấy đến nhà chị cả để chúc mừng năm mới, chúng tôi lại đưa cho chị ấy 1.000 nhân dân tệ nữa. Tôi cũng mua cho chị ấy số thuốc trị giá hơn 1.000 nhân dân tệ.

Tôi viết câu chuyện của mình với hy vọng rằng có nhiều người thiện lương hơn sẽ liễu giải được vẻ đẹp của Đại Pháp, có dũng khí bước vào tu luyện Đại Pháp, có dũng khí làm người tốt chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn, nâng cao phẩm chất đạo đức của bản thân và cuối cùng trở về ngôi nhà chân chính của mình.

(Bài viết được chọn lọc để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới trên Minghui.org)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/7/476005.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/11/217125.html

Đăng ngày 31-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share