Bài viết của Hằng Tín, đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Thành Đô, Đại lục

[MINH HUỆ 03-05-2024] [Ghi chú của biên tập viên: Tu luyện Đại Pháp là để đạt đến ý nghĩa viên mãn thực sự, nhận ra mục đích ban đầu đến thế gian của sinh mệnh. Khi mỗi người bước vào tu luyện đều có một lý do sơ khai. Có lẽ vì để hiểu được ý nghĩa sinh tồn của sinh mệnh, có lẽ vì thấy người khác được “lợi ích thực tế”. Nhưng sau khi trải qua một thời gian, nếu không đạt được “điều tốt” “thấy mới tin” nơi người thường, thậm chí cảm thấy danh, lợi, tình nơi người thường bị tổn thất, thì bạn còn tu không? Còn tin không? Tu vì điều gì? Tin điều gì? Tin đến mức độ nào? Nói cho cùng, điều này phụ thuộc vào việc có thể thực sự coi bản thân là người tu luyện hay không, và liệu có thể hiểu được rằng “vì sao con người tồn tại”, “vì sao đệ tử Đại Pháp tồn tại”.

* * *

Bài viết hôm nay có thể khác với những gì một số đồng tu thường đọc trên mạng, nhưng tôi nghĩ trạng thái cá nhân của tôi cũng có thể đại diện cho trạng thái hiện tại của một số người, vì vậy tôi muốn chia sẻ một chút nhân Kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới.

Tín tâm dao động

Nói đơn giản một chút về tình huống của cá nhân tôi. Tôi đã nghe nói đến Pháp Luân Công hơn 20 năm trước, lúc đó tôi vẫn là học sinh cấp hai, và bức hại vẫn chưa bắt đầu. Vì người nhà luyện công nên tôi cũng hứng thú tiếp xúc (với pháp môn này) trong một thời gian, nhưng sau vài năm tôi mới thực sự bước vào tu luyện, đó là thời kỳ tà đảng công khai bức hại nghiêm trọng nhất.

Người tu luyện đều biết rằng, ý định tu luyện ban đầu là rất quan trọng, bản thân vì điều gì mà bước vào tu luyện? Trong thời gian luyện công công khai ngắn ngủi, lúc đó đang trong cơn sốt khí công, điều tôi nghe được nhiều nhất là những người vì “bệnh” (mà bước vào luyện công). Dĩ nhiên, cũng có một số đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi hoàn toàn khỏe mạnh, chỉ đơn thuần là cảm thấy Đại Pháp tốt.

Lúc đó tôi mới ngoài đôi mươi, thân thể không có bệnh gì, cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ giai đoạn lịch sử này: Ý định thực sự của tôi khi bước vào tu luyện là gì? Lúc đó xác định không phải do trị bệnh, vì lúc đó tôi không có bệnh, tôi cũng không sợ chết mà trốn tránh, có lẽ thân thể khỏe mạnh ở tuổi đôi mươi không có chấp trước vào điều này.

Trong quá trình tu luyện, tôi xuất hiện một số tình huống “khó chịu”. Hai bên trong đùi nổi những mảng trắng lớn, ngứa ngáy rất khó chịu, khi gãi thì những mảng da trắng như tro bong ra; khi gãi vào da thì chảy mủ, cực kỳ hôi, khi ở nơi công cộng, vì ngứa không chịu được nên đã gãi, thực sự rất bất nhã.

Lúc đó, tôi nghĩ mình là người luyện công nên cũng không quản triệu chứng này, chỉ là bố mẹ thỉnh thoảng thấy tôi gãi ngứa nên thường mắng tôi không lịch sự. Ba năm trôi qua trong chớp mắt. Trong ba năm, cho dù trạng thái tu luyện của tôi tốt hay xấu, thì “căn bệnh” này vẫn luôn tiếp diễn, thời gian lâu khiến tín tâm của tôi xuất hiện dao động: Công pháp này có thật không? Pháp Luân Công được tuyên truyền có hiệu quả chữa bệnh khỏe người, mọi người đều nói khỏi bệnh này, khỏi bệnh kia, vì sao bản thân mình vẫn không khỏi?

Vì lý do chính là “bệnh” trên thân không khỏi nên kể từ đó bắt đầu bán tín bán nghi. Nhưng tôi luôn tin tưởng rằng khí công có thể trị bệnh, dần dần tôi coi việc tu luyện Đại Pháp như rèn luyện khí công. Tuy nhiên, thời gian này cũng không kéo dài lâu, vì tôi không thể kiên định tín niệm, về sau khi công việc bận rộn, tôi dần dần ngừng tập công. Cho đến một ngày, ngứa không chịu được nên tôi đã đến bệnh viện lớn nhất tỉnh, bác sĩ kê đơn thuốc trong hai tuần và bệnh đã khỏi hoàn toàn, sau đó căn bản là tôi không tin cũng không luyện nữa.

Trong loạn thế, tìm miền tịnh thổ cho tâm linh

Mặc dù tôi đã không tu luyện vài năm, nhưng trải nghiệm trong vài năm qua luôn khiến tôi cảm thấy rằng khi nguy nan, chỉ có tu luyện Đại Pháp mới là con đường cuối cùng để trở về nhà. Nhân sinh nhiều thăng trầm, đặc biệt là với những người như chúng tôi, không học vấn, không lai lịch, một mình lang thang phiêu bạt ở các thành phố lớn. Khi trong tâm cảm thấy khổ, mệt và ủy khuất, tôi thường nhớ đến các Pháp lý của Đại Pháp, trong giao tiếp giữa người với người, trong nhiều tình huống, có thể tự lấy đạo đức cao thượng để đối xử với nhau. Tôi luôn tin tưởng từ tận đáy lòng rằng dù Pháp Luân Công là tổ chức nào thì đều có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao đạo đức con người.

Vì sinh tồn, vì muốn cuộc sống được tốt hơn, tôi dốc sức làm việc, tài năng của tôi trong lĩnh vực chuyên môn đã được nhiều lãnh đạo và đồng nghiệp công nhận. Tuy nhiên, nhiều năm làm việc bàn giấy đã khiến tôi mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ và tê cứng vai nghiêm trọng, lúc nặng nhất không thể nhấc tay lên quá vai, các dây thần kinh ở cột sống cổ bị chèn ép đến mức chóng mặt và nôn mửa, và tôi không thể ra khỏi giường trong hai ngày.

Tôi lại nghĩ đến Đại Pháp, nhưng một lúc lại bị luẩn quẩn bởi ký ức rằng “luyện công giúp thân thể khỏe mạnh, bệnh nhỏ chữa được, bệnh nặng vô dụng”, cho đến một ngày ở văn phòng, chỉ có một mình tôi và vai tôi đau đến mức không thể chịu nổi, tôi nghĩ nếu mình luyện công thì triệu chứng này sẽ cải thiện tốt hơn, hoạt động gân cốt cũng tốt, vì vậy tôi miễn cưỡng bão luân khoảng 15 phút, mồ hôi đổ đầm đìa.

Tôi lại bắt đầu luyện công. Nhưng lần này khác với lần trước, thân thể tôi xuất hiện trạng thái không khỏe nên trong tâm mới nghĩ đến việc cải thiện. Khi đó tôi mới khởi nghiệp, tôi nghĩ: Nếu sức khỏe mình không tốt thì làm sao có được sự đảm bảo cơ bản nhất cho việc khởi nghiệp? Vậy luyện thôi! Lại đọc thấy một số bài chia sẻ, đa số đều là ai đó mắc bệnh nặng, vừa xem được mấy đoạn Pháp, hoặc vừa bắt đầu học luyện thì được Sư phụ thanh lý thân thể, sau vài lần là hết, hầu như là như vậy. Do đó trong tâm tôi kiên định tin tưởng, sức khỏe không phải là vấn đề, tình huống của mỗi người khác nhau, tiêu nghiệp chữa bệnh, chỉ là vấn đề thời gian thôi.

Quay lại tu luyện được một thời gian, chứng “viêm cột sống cổ” dường như vẫn không thuyên giảm, không có thay đổi gì đáng kể, vì đau nên khi đả tọa cũng không nhập định được; trong khi mấy năm trước, lúc trạng thái tốt nhất, có một khoảng thời gian có thể nhập định thâm sâu, cảm giác thực sự giống như đang ngồi trong vỏ trứng gà, đả tọa một tiếng rưỡi mà chân cũng không đau, hơn nữa còn thấy thời gian qua rất nhanh.

Tôi bắt đầu hướng nội tìm: Liệu bản thân tu luyện không tinh tấn hay thế nào, tôi bắt đầu nghĩ biện pháp tăng cường học Pháp (thời đó chưa có sách giấy nên tôi đọc sách điện tử trên máy tính), chép sách, v.v., dùng sức mạnh của việc học Pháp để bài trừ tạp niệm. Kiên trì được một thời gian, vai và cổ càng đau hơn, dường như không có tác dụng như một số bài chia sẻ nói.

Tín tâm lại hơi dao động, nhưng tôi nhanh chóng định trụ lại niệm đầu này, trong tâm tôi luôn nghĩ đến một câu Pháp của Sư phụ: “chớ nên vì dễ được mà dễ mất” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân). Dù nghĩ như vậy, nhưng sâu thẳm trong tâm vẫn luôn có chút hối tiếc vì sao luyện công không hết bệnh, tuy nhiên có một điểm có thể khẳng định là toàn bộ chức năng cơ thể của tôi rất tốt và tôi không hề ốm đau trong nhiều năm. Lúc nhỏ, từ khi tôi sinh ra cho đến lớp bốn tiểu học, đều không bị bệnh và không cần uống thuốc.

Do cường độ làm việc cao nên đốt sống cổ của tôi thường xuyên bị đau và lượng máu cung cấp lên đầu không đủ trong một thời gian dài, tôi hầu như luôn cảm thấy chóng mặt và việc luyện công dường như không giúp ích gì. Vì để thuyên giảm, tôi “bất đắc dĩ” phải đi mát-xa, xoa bóp, và thu được một số kết quả, mặc dù lúc này tôi vẫn kiên trì tu luyện Đại Pháp, nhưng sự trân trọng cao độ trong tâm đã dần dần thay đổi, không còn là sự kính ngưỡng vô hạn và chí cao vô thượng của một phàm nhân đối với Đại Pháp vũ trụ nữa.

Đôi lúc, tôi đặc biệt ngưỡng mộ một số đồng tu có phản ứng siêu thường trong tu luyện, nào là mắc bệnh toàn thân nhưng hễ luyện là hết, nào là nhìn thấy và nghe thấy những dị tượng (những điều từ không gian khác) v.v., đây là sự thù thắng của duyên phận… Lắm lúc tôi cảm thấy nào là hồng Pháp, chứng thực Đại Pháp, bạn luyện công hết bệnh, đây chẳng phải là ân nhân của bạn sao, chẳng phải bạn nên nói cho người khác biết sao? Có người vốn dĩ vừa ngốc vừa vụng về, sau khi tu luyện trở nên thông minh và có năng lực; gia đình, hoàn cảnh công việc của người đó được cải thiện to lớn nhờ tu luyện… Nếu bạn nói với người khác về những điều này, đó chẳng phải là điều hiển nhiên sao? Vì sao còn có người “không thể bước ra”? Đúng vậy, giống như tôi “không thể bước ra”, đó là vì “bệnh” của tôi thông qua luyện công vẫn không khỏi, nên những điều khác nói ra cũng trở nên yếu nhược và không có sức thuyết phục? Không phải vậy, sau khi luyện công, thân thể tôi rất khỏe mạnh, cơ bản không có bệnh bên ngoài như cảm lạnh, nếu không nói (ra những điều này) thì cảm thấy mình “bất nghĩa”. Hơn nữa, hiện nay có quá nhiều bệnh tật, ai lại không muốn được khỏe mạnh? Sau khi người ta nghe và nhập môn, có thể sẽ có kiến giải của bản thân họ, nếu có thời gian, tôi nhất định sẽ bắt đầu hồng Pháp từ người thân, trước đây tôi thực hiện việc này không đều đặn, sau này sẽ hệ thống hơn.

Cuối cùng đã nghĩ thông! Ngay khi tôi chuẩn bị thực hiện thì bất ngờ ma nạn lớn hơn ập đến.

Trân quý cơ duyên, giống như trân quý đôi mắt và trái tim của bạn

Thời gian gần đây, tôi thường nhớ đến câu Pháp của Sư phụ: “Nan nhẫn năng nhẫn, nan hành năng hành” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân). Tôi phát hiện lý giải của mình trước đây đều ở trên bề mặt chữ, hôm nay nhìn lại, ý nghĩa hoàn toàn khác.

Vì sao khó? Cái đau trong đả tọa, hay ma sát (tâm tính) giữa người với người? Cái khó này bạn có thể nhìn thẳng và thấy được, chạm vào được. Nhưng còn một cái khó khác mà bạn không thấy được, không chạm tới được, giống như mang một ngọn núi lớn trên lưng, tuy nó vô hình nhưng nó đang áp xuống bạn đến chết. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy điều gì thông quan thiên mục, ngay cả “bệnh cứng đầu” cũng không khỏi được nhờ luyện công. Thời gian dài trôi qua, tin hay không tin là một câu hỏi không thể tránh khỏi được đặt ra trước mắt tôi.

Bây giờ xem ra, một số đồng tu bị bệnh nặng nhưng đã nhanh chóng hồi phục nhờ luyện công, các bạn thật may mắn, theo tôi thấy, các bạn không nên nghi ngờ niềm tin của mình nữa, vì Đại Pháp đã đưa bạn trở lại từ khoảnh khắc sinh tử, hơn nữa đích thân bạn cũng cảm nhận được!

Lại gặp ma nạn, bước lên “nghiệp” mà tiến về phía trước

“Nghiệp bệnh” trong thời gian này hầu như không có bất kỳ dấu hiệu thuyên giảm nào, tôi luôn không đạt đến được cảnh giới “Nan nhẫn năng nhẫn, nan hành năng hành”, tín tâm mất đi nhiều. Nếu ai đó nói đã hết bệnh nhờ luyện công hoặc niệm câu “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, tôi không thể tránh khỏi việc tự hỏi đó là ngẫu nhiên hay do chẩn đoán sai. Tất nhiên, tôi vẫn luôn tin rằng khí công chắc chắn có thể trị bệnh, nhưng dần dần lại coi việc tu luyện Đại Pháp như rèn luyện khí công.

Thực ra, từ trước đến giờ, tôi rất muốn đặt Đại Pháp ở vị trí cao nhất, tôi vẫn nỗ lực thực hiện, nhưng nhận thấy điều này khó đạt được nếu chỉ nỗ lực bề mặt.

Một năm trước, do không lý giải được khai thị của Sư phụ về số người chết vì dịch bệnh COVID-19 ở Trung Quốc Đại lục, sự hiểu lầm này về cơ bản đã làm sụp đổ chút niềm tin nhỏ bé còn sót lại, tôi không muốn học Pháp nữa, nhưng vẫn muốn kiên trì luyện công, trong thời gian này, tôi đã làm không ít chuyện vượt quá giới hạn và phạm giới mà chỉ có người thường mới làm.

Khi không coi bản thân là người tu luyện, thì chính là coi mình như người thường. Không tu luyện, nghiệp lực được Sư phụ lấy đi sẽ quay lại với bạn. Rồi một ngày không lâu sau, tôi đột nhiên bị ù tai, lúc đầu không quá nghiêm trọng nhưng ngày càng nặng hơn, từ một tai sang cả hai tai, sau một thời gian ngắn, giấc ngủ của tôi bị phá hủy nghiêm trọng, trong tám tháng đầu tiên, gần như 90% thời gian tôi bị mất ngủ và tình trạng này không thuyên giảm cho đến tháng thứ chín. Tôi bị ù tai lâu và cảm thấy thính giác tai trái của mình giảm sút. Và trùng hợp kỳ lạ là, cơn đau cột sống cổ đã đỡ hơn nhiều, nhưng dường như lại chuyển sang cột sống ngực, cảm giác cổ họng thắt lại, hiện tượng “ngưng thở” xảy ra làm tôi thức giấc nhiều lần trong đêm, khiến giấc ngủ vốn đã kém lại càng trở nên tệ hơn. Trong một thời gian dài, tôi bị hành hạ khổ sở đến mức muốn tự tử nhiều lần.

Hạ ý thức của tôi lại nghĩ đến tu luyện. Tôi coi mình như một người tu luyện chân chính, trong mỗi thời khắc, trong từng ý từng niệm, cố gắng hết sức đạt đến tiêu chuẩn của (người) tu luyện mà bản thân có thể lý giải. Một năm lại trôi qua rất nhanh, tôi đã học thuộc “Chuyển Pháp Luân” được hai lần, chứng ù tai vẫn không cải thiện, chỉ có giấc ngủ của tôi cải thiện đôi chút.

Có lần tôi hỏi đùa vợ: Nếu em kiên trì luyện công hai giờ mỗi ngày, cộng thêm một hoặc hai giờ học Pháp nữa, thời gian lâu mà “bệnh” vẫn không hết, vậy em còn kiên trì không? Vợ bất lực mỉm cười, tỏ ý không hiểu, ít nhất cô ấy sẽ tìm cách khác. Đây là người thân ở bên tôi ngày đêm, và có thời điểm, tôi gần như đã thuyết phục được cô ấy luyện công.

Đôi khi tôi nghĩ, phúc phận của người luyện công ở đâu? Dù tôi làm không tốt nhưng so ra vẫn tốt hơn người thường, trong số những bạn bè thân quyến và những người bằng tuổi tôi mà không luyện công, có mấy người được giống như tôi. Mọi người hút thuốc, uống rượu, chơi bài và thức khuya nhưng họ không gặp vấn đề gì nghiêm trọng về sức khỏe, tôi không dính vào những thứ này, mỗi ngày đều thức khuya dậy sớm kiên trì luyện công, vậy mà bộ dạng lại thế này? Làm sao tôi có thể nói với mọi người rằng “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, làm sao có thể chứng thực Pháp?

Nhưng tôi biết, sự bi quan sẽ không bao giờ chủ đạo được tôi. Vì tôi nhìn thấy người nhà – đệ tử Đại Pháp – ở bên cạnh tôi, xác thực là không hề uống một viên thuốc nào suốt hơn 20 năm qua, cũng thực sự cảm thấy một đời của người thường thật vô nghĩa. Tôi mở cánh cửa trái tim mình, nhìn thấu suy nghĩ thực sự trong tâm, lúc này tôi chỉ muốn phản bổn quy chân, muốn tu luyện. Trong tư duy hiện lên từng mảnh ký ức của người tu luyện: Hướng nội tu, làm người tốt, Chân-Thiện-Nhẫn, tính mệnh song tu… Tôi vẫn cảm thấy tu luyện là điều tốt, tu luyện không có gì sai.

Cho dù ma nạn diễn ra như thế nào, và tôi vẫn không ngừng tra khảo nhân tâm của mình, ấy là tôi vẫn muốn trở thành một đệ tử Đại Pháp chân chính!

Trên đây là kiến giải cá nhân, tầng thứ hữu hạn. Nếu có chỗ nào không đúng, mong được chỉ rõ.

(Bài viết được chọn đăng trên Minh Huệ Net để Kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2024/5/3/【慶祝5.13】我仍堅信-真修是走出魔難的唯一途徑-475914.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/8/216948.html

Đăng ngày 26-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share