Từ Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện qua mạng Internet lần thứ VIII dành cho các học viên ở Trung Quốc
Bài của một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 29-11-2011]
Kính chào Sư Phụ từ bi vĩ đại!
Kính chào các bạn đồng tu!
Tôi là một học viên lớn tuổi đắc Pháp năm 1997. Tôi 68 tuổi. Tôi có duyên với tu luyện. Tôi nhớ khi còn rất nhỏ, tôi đã muốn tu luyện sau khi đọc các cuốn sách như Tế Công, Tây du ký, và những chuyện thần tiên khác. Trong những năm 80, khí công lên thành cao trào, tôi cũng thử vài môn tập khí công, nhưng cảm thấy không có môn nào là môn tôi muốn. Mùa thu năm 1996, tôi đến nhà một học viên. Học viên này đã nói với tôi rằng có một môn khí công gọi là Pháp Luân Công đang rất thịnh hành, và cuốn sách chính của nó có tên Chuyển Pháp Luân. Mùa xuân năm 1997, tôi đến nhà một người bạn khác. Chắc hẳn là đã đến lúc tôi học Đại Pháp, vì người bạn đó cũng nói với tôi về Pháp Luân Công, và anh ấy đã thấy được những hiệu quả rất tốt như thế nào sau khi tập nó. Trước khi tôi rời nhà anh ấy, anh ấy đã đưa cho tôi một cuốn Chuyển Pháp Luân và bảo rằng tôi phải xem cuốn sách này.
Sau khi đọc Chuyển Pháp Luân, tôi cảm thấy đó là một cuốn sách từ trên trời. Sư Phụ Lý Hồng Chí chắc chắn không phải là một thầy khí công bình thường. Tôi quyết định tập Pháp Luân Công và cảm thấy đây là điều mà tôi đã mơ ước.
Đối diện hiện thực và loại bỏ tâm sợ hãi
Sống dưới sự độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bao thập kỷ qua, nhiều cuộc vận động chính trị lớn nhỏ và sự chuyên chính của giai cấp vô sản tàn bạo liên tục làm người ta khiếp sợ. Theo thời gian, mọi người trở nên sợ ĐCSTQ. Nỗi sợ hãi này hằn sâu trong tâm trí của người dân và trở thành một quan niệm và ý thức biến dị. Sau ngày 20 tháng 07 năm 1999, một số đồng tu có tâm sợ hãi mạnh mẽ sợ đến mức họ dừng tu luyện. Một số học viên ở nhà và không dám ra ngoài tập công. Một số người bắt đầu tu luyện trong các tôn giáo khác.
Tất nhiên, những học viên mà tin tưởng vững chắc vào Sư Phụ và Đại Pháp là như kim cương bất phá. Một số học viên dần dần loại bỏ tâm sợ hãi sau khi làm tốt ba việc, và trở nên ngày càng tinh tấn trong tu luyện. Nhưng nỗi sợ ĐCSTQ chắc chắn góp thêm vào những mức độ can nhiễu khác nhau trong khi trợ Sư Chính Pháp và làm tốt ba việc. Sư Phụ giảng trong “Vượt qua cửa tử”:
“Tâm sợ hãi sẽ khiến người ta làm điều sai lạc, tâm sợ hãi sẽ khiến người ta mất đi cơ duyên, tâm sợ hãi là một ‘cửa tử’ [trên con đường] từ người trở thành Thần”.
Chính tâm sợ hãi và áp lực của tà ác đã khiến tôi làm điều mà tôi vô cùng ân hận. Tôi đã thỏa hiệp tà ác mà không nguyện ý. Cứ khi nào tôi nhớ đến điều này, tôi lại cảm thấy rất buồn.
Sau khi tôi thoát ra khỏi hang ổ tà ác, tôi bị tâm sợ hãi kiểm soát. Tôi đã ở nhà và học Pháp và tập các bài công pháp với vợ tôi nhưng không làm gì cả. Tôi đã không tham gia vào bất kỳ hạng mục chứng thực Pháp nào. Tôi cảm thấy sẽ được an toàn khi làm như vậy. Tuy nhiên, cựu thế lực không buông tha tôi. Họ ra lệnh cho các nhân viên phòng 610 để bịa ra một số tin đồn về tôi và lan truyền những tin đồn đó. Sau khi nghe được những tin đồn đó, tôi đã rất rối loạn. Vì tôi không tinh tấn và không suy nghĩ dựa trên quan điểm của Pháp, tôi đã không biết rằng tôi nên dùng Pháp để đo lường sự việc. Tôi đã bị lèo lái bởi tâm người thường và muốn tránh khỏi rắc rối, vì vậy tôi quyết định cùng vợ rời đi. Tôi nghĩ rằng tôi có thể thoát khỏi bức hại. Trên thực tế, tà ác vẫn tiếp tục quấy rối tôi.
Sư Phụ giảng,
“Tu luyện là [việc] nghiêm túc, sợ hãi ấy nếu vẫn để tiếp tục mãi, thì đến lúc nào đây mới có thể không bị cái tâm sợ hãi ấy kiềm chế nữa?” “Tu luyện chính là tu luyện, tu luyện chính là vứt bỏ chấp trước, vứt bỏ những hành vi bất hảo và các loại tâm sợ hãi của con người, bao gồm cả tâm sợ hãi này của người ta.” (“Vượt qua cửa tử”)
Điều đó là đúng. cựu thế lực nắm chắc lấy tâm sợ hãi của tôi. Nếu tôi không loại bỏ tâm sợ hãi, tôi sẽ không thể vượt qua khảo nghiệm. Vì vậy, tôi không có chỗ nào để trốn tránh. Trên bề mặt, có vẻ như tà ác đang can nhiễu tôi. Nhưng trên thực tế, không phải như vậy. Chính tâm sợ hãi của tôi đang can nhiễu tôi. Căn nguyên của tâm sợ hãi là vì tự ngã. Để loại bỏ tâm sợ hãi, trước hết phải phóng hạ tự ngã. Tôi nhận ra điều này thông qua học Pháp. Sư Phụ giảng,
“Nhưng [vấn đề] có hay không cái tâm lo sợ, lại chính là kiến chứng cho sự phân biệt giữa người và Thần của người tu luyện, là chỗ khác biệt giữa người tu luyện và người thường, là việc mà người tu luyện nhất định phải đối diện, là nhân tâm lớn nhất mà người tu luyện cần phải bỏ.” (“Học Pháp cho tốt, vứt bỏ nhân tâm sẽ không khó”)
Tôi bình tĩnh lại, học Pháp, tăng cường chính niệm, và loại bỏ các nhân tố của tâm sợ hãi. Tôi quyết định đối mặt với tâm sợ hãi. Tôi nhất định kiên định tín Sư tín Pháp và từ bỏ tâm sợ hãi và để bản thân mình chân chính bước trên con đường trở thành một sinh mệnh thần thánh.
Bằng chính niệm được tăng cường và một sự hiểu biết rõ ràng về các Pháp lý, tôi cảm thấy rất thoải mái cả về thể chất lẫn tinh thần. Hiện giờ tôi có một sự hiểu biết rõ ràng về Pháp. Trên thực tế, Sư Phụ đã giảng nó rất rõ ràng:
“Triêu văn Đạo, tịch khả tử” (“Hòa tan trong Pháp”)
Tôi đã cân nhắc: Phải chăng tôi đến thế giới người thường này để đắc được Đại Pháp? Vì tôi đã đắc được Pháp rồi, và tôi có thể đạt viên mãn bằng tu luyện Đại Pháp, tôi còn sợ gì đây? Có phải tôi sợ mất bộ da người này không? Là một đệ tử Đại Pháp, có phải sự khác biệt giữa “sống” và “chết” là tôi có hay không có một cơ thể con người? Con người coi cuộc sống của mình là đang sống. Không có cơ thể người thì được xem như là đã chết. Đối với những đệ tử Đại Pháp chân chính, mất cơ thể người không có nghĩa nhiều chỉ cần học viên đó có thể chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh. Sau khi tôi nhận ra điều này, tôi thực sự cảm thấy tâm sợ hãi đã giải thể. Chính niệm của tôi được tăng cường và tôi quyết định đến gặp Trưởng Phòng 610 và giảng chân tướng trực tiếp.
Một hôm, tôi mời Trưởng Phòng 610 ra ngoài và đã giảng chân tướng cho ông ấy trong hơn ba giờ, từ việc tu luyện Đại Pháp và trở thành một người tốt tới “vụ tự thiêu” Thiên An Môn được dàn dựng bởi ĐCSTQ cho đến cuộc bức hại các đệ tử Đại Pháp mà tôi nhìn thấy trong hang ổ tà ác, v.v.. Trước kia không ai giảng chân tướng cho ông ấy giống như vậy. Ông đã gật đầu trong khi lắng nghe tôi. Ông ấy nhận ra rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt và hiểu rằng các đệ tử Đại Pháp là những người tốt đang cố gắng trở nên tốt. Sự thay đổi trong nhận thức của ông ấy đã mang lại hy vọng cho sinh mệnh tương lai của ông. cựu thế lực nhìn thấy tôi bước ra và từ bỏ tâm sợ hãi, đã chấm dứt việc điều khiển nhân viên Phòng 610 can nhiễu tôi.
Phóng hạ quan niệm về lão, bệnh, tử
Mười năm đắc Pháp, tôi vẫn không thể phóng hạ quan niệm về lão, bệnh, và tử. Tôi luôn luôn nghĩ rằng tôi đang già đi và không có nhiều thời gian, vì vậy tôi phải nắm bắt thời gian để học Pháp và tu luyện. Tôi đã không có đủ tự tin để chứng thực Pháp, và đặc biệt tôi không muốn làm công việc liên quan đến kỹ thuật. Tôi thường nói với những học viên trẻ tuổi hơn, “Nếu tôi có thể trẻ lại năm tuổi, tôi nhất định có thể làm như thế như thế.” Nó đúng là trạng thái “tướng do tâm sinh.” Khi tôi nghĩ mình đang già đi, tôi thực sự trở nên già đi. Đơn vị làm việc của tôi yêu cầu tôi nộp một bức ảnh. Nhìn tấm ảnh, tôi đã sửng sốt khi thấy tôi thật là già! Các đồng tu lưu ý rằng quan điểm tu luyện của tôi không đúng đắn và nhắc nhở tôi: bệnh và tử là trạng thái của người thường. Bạn nên phủ nhận nó và không nên chấp nhận nó. Sư Phụ cũng giảng trong Pháp rằng:
“Bộ công pháp của chúng tôi, là chân chính thuộc về [loại] công pháp tính mệnh song tu.” “Thân thể biểu hiện sự lùi lại hướng về tuổi trẻ con người, dần dần lùi lại, dần dần chuyển hoá.” (Chuyển Pháp Luân)
Suy nghĩ kĩ về điều đó, chẳng phải tôi đang nắm chặt quan niệm về lão, bệnh, tử mà không muốn từ bỏ nó sao? Chẳng phải tôi đang thừa nhận an bài của cựu thế lực sao? Điều đó là không đúng. Tôi phải loại bỏ quan niệm đó và để thân thể của mình trở lại trạng thái tuổi trẻ. Với niệm này, thân thể của tôi lập tức thay đổi. Tôi cảm thấy các cử động của thân thể nhẹ nhàng và có thể bước nhanh. Tôi trở nên năng động và trẻ trung.
Tham gia vào công việc điều phối chỉnh thể
Tôi nhớ lại hồi trước ngày 20 tháng 07 năm 1999 (khi bắt đầu cuộc bức hại), vì một số lý do mà có một vài thay đổi về người điều phối ở điểm luyện công địa phương của chúng tôi. Họ yêu cầu tôi đảm nhận trách nhiệm này. Tôi đã rất lo lắng và sợ rằng tôi có thể không có đủ khả năng. Trước ngày 20 tháng 07 năm 1999, tất cả các đồng tu trong thành phố chúng tôi đã đến chính quyền thành phố để thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công. Sau khi về nhà, đồn cảnh sát địa phương chúng tôi đã thiết lập một phiên tẩy não dành cho các học viên Đại Pháp và tuyên bố rằng “Pháp Luân Công bị cấm và không được phép thỉnh nguyện.” Để duy hộ Đại Pháp và ức chế tà ác, các học viên đã dán các biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp là tốt” và “Chân-Thiện-Nhẫn là tốt” lên các cột điện dọc theo các tuyến đường và cây cối tại các giao lộ ở địa phương, dùng phương pháp này để ức chế việc cấm bất hợp pháp Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Sự kiện đó đã chấn nhiếp chính quyền địa phương và khiến họ vô cùng hoảng sợ. Sau đó, do các học viên có tâm hoan hỷ và không chú ý nhiều đến vấn đề an toàn, tà ác đã lợi dụng kẽ hở của chúng tôi, dẫn đến hơn 20 học viên ở địa phương bị bắt đi. Bốn người trong số họ đã bị gửi đến trại lao động cưỡng bức. Tôi là một người trong số họ.
Sau khi kết thúc thời hạn ở trong trại lao động cưỡng bức, tôi trở về nhà. Tôi đã phát triển tâm sợ hãi rất lớn. Tôi không dám làm bất cứ điều gì ở bên ngoài nhà tôi. Tôi muốn tìm một học viên học Pháp tốt có nhiều năng lực hơn tôi để gánh vác khối lượng công việc của một điều phối viên địa phương, nhưng ai mà không bị giám sát bởi chính quyền. Đó là dùng tâm người thường để xét vấn đề, và nó không dựa trên Pháp. Kết quả, điều đó trái với nguyện vọng của tôi. Mọi việc trong thời Chính Pháp đều được an bài bởi Sư Phụ của chúng ta. Làm sao tôi có thể an bài nó được?
Khoảng năm 2007, đồng tu Đinh nói với tôi, “Học viên A từ vùng khác đến đây để buôn bán và muốn tìm một chỗ ở. Anh ấy chưa tìm được chỗ thích hợp. Anh ấy rất lo lắng.” Tôi đáp, “Cậu có chắc anh ấy là học viên không?” Đinh nói, “Tôi đã gặp anh ấy hai lần. Tôi thấy anh ấy đều giải quyết mọi việc từ quan điểm của Pháp.” Vì tôi có một phòng trống, tôi muốn giúp học viên này. Tôi đã bảo Đinh liên hệ với học viên A. Hai ngày sau, tôi gặp học viên A. Tôi không biết vì sao nhưng dường như tôi đã gặp anh ấy trước đó rồi. Học viên A có một sự nhận thức rõ ràng về Pháp. Tôi đã cảm thấy khá hơn nhiều.
Hai ngày sau, học viên A và tôi lại gặp nhau, và tôi đã trao đổi những nhận thức của mình. Nội dung và phạm vi của cuộc nói chuyện rất khác so với lần nói chuyện đầu tiên. Từ cuộc nói chuyện, tôi biết rằng học viên A đã làm công việc điều phối trước khi đến vùng chúng tôi. Học viên A hy vọng làm việc với tôi để cố gắng và hình thành một chỉnh thể giữa các học viên địa phương ngay khi có thể. Tôi cảm thấy rất vui và nhận ra rằng điều này được an bài bởi Sư Phụ vĩ đại của chúng ta. Con xin cảm tạ Sư Phụ tôn kính. Đa tạ Ngài vì đã hết sức từ bi với các học viên địa phương của chúng con và các chúng sinh, và cuối cùng để cho ước nguyện của con trở thành hiện thực.
Sau đó hai chúng tôi đã có nhiều cuộc trao đổi. Tôi đã giới thiệu với học viên A về tình hình địa phương chúng tôi. Tôi có thể nói rằng anh ấy lo lắng cho chúng tôi. Tôi đề nghị anh ấy làm điều phối viên địa phương. Anh ấy nói anh ấy sẽ nghe theo sự an bài của Sư Phụ và tùy cơ nhi hành, vì anh ấy chưa quen với các học viên và môi trường địa phương. Anh ấy đề xuất chúng tôi nên tìm vài học viên địa phương mà có năng lực hơn và hình thành một nhóm học Pháp sáu đến bảy người để mở đường cho việc phối hợp tổng thể. Tôi đã đồng ý.
Mặc dù tôi ủng hộ ý kiến lập một nhóm học Pháp, tôi không muốn tham gia vì tâm sợ hãi cản trở tôi. Học viên A nói, “Tôi cũng bị tà ác bức hại. Tôi cũng có tâm sợ hãi. Nhưng tôi cảm thấy rằng chỉ bằng việc hòa vào chỉnh thể, tôi mới có thể nhanh chóng đề cao.” Sau đó, anh ấy bắt đầu chia sẻ việc anh ấy tu bỏ tâm sợ hãi dựa trên Pháp như thế nào. Sư Phụ giảng,
“Trong khi bị bức hại nếu sợ thật sự tuột khỏi cái lớp da con người này, thì điều chờ đợi người tu luyện Đại Pháp [cũng] là viên mãn. Trái lại, bất kể tâm chấp trước và sợ hãi nào cũng không thể dùng đưa chư vị đến viên mãn được; tuy vậy một tâm sợ hãi tự nó chính là cửa dẫn đến không viên mãn, cũng là nhân tố ‘chuyển hoá’ theo phương hướng và phản bội của chư vị.” (“Đại Pháp kiên cố không thể phá”, Tinh Tấn Yếu Chỉ 2)
Từ Pháp lý đó, tôi minh bạch ra rằng tôi không còn có thể né tránh tâm sợ hãi nữa. Tôi phải vượt qua quan này. Tôi đã tham gia nhóm học Pháp. Về sau, nhóm học Pháp đó trở thành tổ điều phối địa phương đầu tiên của chúng tôi.
Bốn năm trôi qua kể từ khi tôi bắt đầu tham gia vào tổ điều phối này. Trong quá trình bốn năm qua, mặc dù chúng tôi đã có nhiều lần tranh luận và có nhiều mâu thuẫn, chúng tôi cũng đã phơi bày ra nhiều chấp trước các loại, chúng tôi đều hướng nội trong khi học Pháp tốt, và tu luyện tốt bản thân mình. Chúng tôi cố gắng hết sức để có một chỉnh thể tốt hơn, và phối hợp tốt với nhau thành một chỉnh thể. Bốn năm làm việc cùng nhau khiến cho mỗi học viên trong nhóm chúng tôi trở nên thành thục. Có thể nói rằng chúng tôi có ít tâm tranh đấu, tâm hiển thị, ít chấp trước vào bản thân, và ít mâu thuẫn hơn. Chúng tôi nghĩ đến những người khác khi gặp vấn đề. Chúng tôi có ít sự bất đồng hơn.
Hiện nay, chúng tôi không chỉ có một tổ điều phối lớn ở vùng địa phương chúng tôi, mà chúng tôi cũng căn bản hình thành được các tổ điều phối nhỏ và các tổ điều phối vùng khác nhau. Chúng tôi có các điểm tư liệu ở khắp nơi, và cũng thiết lập vài nhóm hạng mục chứng thực Pháp. Mọi người đang cố gắng nỗ lực hết sức để cứu chúng sinh. Các đồng tu cùng nhau học Pháp và chia sẻ kinh nghiệm về việc làm thế nào để phối hợp tốt với nhau. Mọi người đang làm hết khả năng của mình, gánh vác trách nhiệm của mình. Chúng tôi đã đạt đến trạng thái khi tập hợp với nhau, chúng tôi có thể tạo thành một chỉnh thể. Khi chúng tôi tách rời, chúng tôi có thể đóng vai trò như một lạp tử.
Trong vài năm nay, kể từ khi chỉnh thể phối hợp tốt, trạng thái của các học viên địa phương cũng phát sinh biến hóa to lớn. Chẳng hạn, do có tâm sợ hãi, và sợ bị trả thù, tà ác trong vùng của chúng tôi chưa từng bị vạch trần. Sau khi chỉnh thể phối hợp và học các bài giảng của Sư Phụ liên quan đến tâm sợ hãi của các học viên, chúng tôi bắt đầu hiểu ra rằng các đệ tử Đại Pháp cần phải dĩ Pháp vi Sư và phải theo kịp tiến trình Chính Pháp của Sư Phụ, và vạch trần tà ác, vì vạch trần tà ác chính là đang giải thể tà ác và cứu độ chúng sinh. Ban đầu, chúng tôi làm việc này dưới áp lực, và sau đấy tà ác phản ứng mãnh liệt. Nhưng chúng tôi không bị hù dọa vì chúng tôi hiểu rằng kiên định tín Sư tín Pháp không có gì là sai cả. Chúng tôi không phải e sợ bất cứ điều gì vì chúng tôi có Sư Phụ. Kết quả là, chúng tôi đã làm càng ngày càng tốt. Tà ác tựa như một trái cà đang bị teo lại vì sương giá. Chúng tôi nhận ra rằng dám vạch trần tà ác thực sự khiến tà ác khiếp sợ. Bất luận là Phòng 610 hay là các nhân viên cục công an, cuối cùng thì không còn ai muốn đến quấy nhiễu hay bức hại các học viên Đại Pháp.
Vì tập thể kiên trì học Pháp, tâm tính của chúng tôi được đề cao mọi phương diện và chỉnh thể biến hóa to lớn. Chẳng hạn như, trong một thời gian dài vùng của chúng tôi xuất hiện một vấn đề rất nổi bật về “tu khẩu”. Một số học viên có tâm hiển thị và hiếu kỳ; họ chỉ đích danh trong khi trao đổi kinh nghiệm tu luyện và cũng thích nghe những tin đồn. Họ thích truy tìm nguồn gốc của các tư liệu,v.v. Không cần được hỏi, họ sẽ đưa ý kiến về học viên mà có tâm sợ hãi, hoặc “đang không ở trong trạng thái của người tu luyện”, hoặc “là một người tu luyện, giữa các học viên với nhau thì không có gì phải sợ”, v.v.. Hiện nay, các học viên đều nhận ra rằng tu khẩu không chỉ là vấn đề tâm tính, mà nó còn liên quan đến những vấn đề về an toàn. Qua việc giao lưu với nhau chúng tôi đã đạt được cùng nhận thức. Đầu tiên chúng tôi giao lưu với nhau qua mỗi tiểu tổ học Pháp chỉ dẫn các học viên về tầm quan trọng của tu khẩu và cũng như ảnh hưởng phụ diện của việc không tu khẩu. Chúng tôi đã tải về một số bài chia sẻ trên trang web Minh Huệ nói về việc tu khẩu và các vấn đề an toàn, để cho mọi người tham khảo.
Các học viên trong nhóm điều phối đã chia sẻ những nhận thức của mình trong những nhóm nhỏ của họ. Trong khi chia sẻ, các học viên nói, “Chúng ta đã không chú ý nhiều đến việc tu khẩu và cho rằng đó chỉ là một chuyện tầm phào. Chúng ta đã không hiểu rằng có một mối nguy hại ẩn tàng rất lớn. Nếu chúng ta không chú ý tu khẩu. chúng ta chính là đang trợ giúp tà ác. Sau này, chúng ta cần phải cố gắng kiểm soát lời nói của mình.” Các học viên nhận ra rằng bây giờ chúng tôi có hoàn cảnh tu luyện hoàn toàn khác so với trước ngày 20 tháng 07 năm 1999. Một số câu chuyện lẽ ra không nên lan truyền, chứ đừng nói đến việc đào xới vào những vấn đề đó. Chúng ta cần phải từ bỏ tâm hiếu kỳ. Điều đó không chỉ là vấn đề an toàn cho chỉnh thể, mà còn là một điều mà người tu luyện phải đối đãi một cách nghiêm túc – vì những gì chúng ta nói, là tốt hay là xấu, tất cả đều có mang theo năng lượng, và sẽ sản sinh ra kết quả. Chúng tôi đều hiểu rõ sự nguy hại của việc không tu khẩu, và chúng tôi đã có được sự cải biến rất lớn về phương diện này.
Trong khi phối hợp với những học viên khác, nhằm để cho các học viên mà là điều phối viên có đủ thời gian để học Pháp và luyện công, tôi đã đảm nhận nhiều nhiệm vụ. Một học viên là điều phối viên cũng đảm nhận công việc kỹ thuật máy tính mà đã ngốn rất nhiều thời gian của anh ấy. Nhiều lần anh ấy không thể đến học Pháp và luyện công như thường lệ. Không có nhiều học viên địa phương có các kỹ năng kỹ thuật, nhưng tôi có một ít kiến thức máy tính. Vì vậy, tôi đã xin Sư Phụ gia trì cho tôi để tôi có thể đảm nhiệm hạng mục này. Sau khi tôi có chính niệm, tôi đã nói với học viên đó:“Anh có thể giao cho tôi việc cài đặt các hệ thống máy tính và công việc liên quan đến bảo trì vì vậy anh sẽ có thêm thời gian để học Pháp và luyện công.” Học viên đó đã rất cảm động. Ban đầu, tôi không thành thạo các kỹ năng máy tính và tôi đã gặp phải rất nhiều khó khăn, nhưng với sự gia trì của Sư Phụ, hiện nay các công việc xử lý cài đặt và bảo trì thông thường đối với tôi không thành vấn đề nữa.
Một học viên cũng là điều phối viên đã gánh vác rất nhiều công việc cho sự điều phối của nhóm ở địa phương. Anh ấy cũng rất giỏi về các kỹ năng bảo trì máy in. Anh ấy có thể sửa chữa hầu như bất cứ điều gì liên quan đến máy in. Việc duy trì hoạt động thường xuyên của điểm tư liệu đã làm anh ấy mất rất nhiều thời gian. Để giảm áp lực cho anh ấy, tôi đã thực hiện những đề xuất hay của anh ấy. Tôi nhớ Sư Phụ giảng rằng:
“Mọi người còn nhớ, tôi thường nói câu này với chư vị, rằng đệ tử Đại Pháp làm gì cũng trước hết phải nghĩ đến người khác.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Boston năm 2002”)
Vì vậy những ngày sau đó, chúng tôi đã phối hợp rất ăn ý với nhau.
Học Pháp tốt; loại bỏ cái tình mê muội
Trong khi các điều phối viên khác và tôi kiên định bước trên con đường trợ Sư Chính Pháp, và cứu độ chúng sinh, vợ tôi đột nhiên qua đời, điều này khiến tôi bị đình trệ. Một lần nữa tôi lại rơi vào vòng luẩn quẩn và sau vài lần cố gắng, cuối cùng tôi đã trở lại được con đường làm một điều phối viên như trước kia.
Đó là vào năm 2010. Vợ tôi (một đồng tu) đột nhiên qua đời vì bệnh trong một thời gian ngắn. Tôi bị mắc kẹt trong tình và không thể thoát ra được. Chúng tôi đã sống với nhau được bốn mươi năm và đặc biệt trong những ngày tà ác bức hại tôi, cô ấy đã chịu đựng và phó xuất rất nhiều… Trong những ngày sau khi cô ấy qua đời, tôi đã đắm mình trong sự nhớ thương vợ. Đầu não tôi tựa như là đang xem các bộ phim, từ ngày chúng tôi cưới cho đến ngày cô ấy qua đời; hết cảnh này đến cảnh khác bày ra trước mắt tôi. Tâm tôi đầy cảm giác có lỗi và hối hận. Tôi cảm thấy có lỗi vì đã không chăm sóc tốt cho vợ tôi và đã không làm tròn trách nhiệm của mình. Tôi cảm thấy hối hận vì đã không học Pháp tốt và tu luyện bản thân tốt. Tôi đã không hướng đạo cho vợ tôi trong tu luyện và để cô ấy lỡ mất cơ hội trở về ngôi nhà chân chính cùng với Sư Phụ của chúng ta. Khi vợ tôi còn sống, tôi đã sống trong sự an nhàn. Khi vợ tôi qua đời, những gì còn lại trong tôi là một cuộc sống cô đơn và đau khổ. Nếu tôi không học Đại Pháp, tôi sẽ không muốn sống trên cõi đời này.
Trong khoảng thời gian đó, thực sự khó khăn để sống. Trong khi không ổn định, chính Sư Phụ đã điểm hóa cho tôi và giúp tôi bất ngờ nhớ đoạn Pháp:
“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm.” (“Bài trừ can nhiễu”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Tôi hiểu rằng chỉ có Đại Pháp mới có thể giúp tôi từ bỏ chấp trước, và chỉ Đại Pháp mới có thể giúp tôi thoát khỏi sự xáo trộn về tinh thần. Với tác dụng của chính niệm, tôi đã chịu đựng được đau buồn và kiên trì học Pháp và xem các bài giảng của Sư Phụ – ba đến bốn bài một ngày. Một, hai, ba lần… rồi sau đó tôi đã nghe bài giảng Pháp của Sư phụ cho các học viên Úc châu hết lần này đến lần khác. Khi tôi có được tâm thái bình tĩnh, tôi sẽ đọc Chuyển Pháp Luân và toàn bộ các bài giảng mới của Sư Phụ. Nếu có can nhiễu, tôi sẽ đọc thành lời để gia cường tâm của mình và không để can nhiễu làm ảnh hưởng. Càng học Pháp, tôi càng tập trung hơn, và tôi càng trở nên nhẹ nhõm hơn. Tôi thực sự cảm nhận rằng từng tế bào của cơ thể tôi được sung mãn bằng năng lượng của Đại Pháp.
Sư Phụ giảng,
“Tu luyện cần phải tu luyện trong ma nạn, [để] xem [đối với] thất tình lục dục chư vị có thể dứt bỏ hay không, có thể coi nhẹ hay không. Chư vị chấp trước chính vào những thứ ấy, thì chư vị không tu xuất lai được. Bất kể sự việc gì cũng có quan hệ nhân duyên; vì sao người ta có thể làm người? Chính là vì người ta có ‘tình’; người ta vì cái ‘tình’ này mà sống; tình cảm thân quyến, tình cảm nam nữ, tình cảm với cha mẹ, cảm tình, tình bè bạn, thực thi công việc cũng có tình, ở đâu cũng không tách khỏi cái ‘tình’ ấy; muốn làm hay không, cao hứng hay không, yêu và ghét, hết thảy mọi thứ trong toàn bộ xã hội nhân loại đều từ cái ‘tình’ ấy mà ra. Nếu ‘tình’ kia chẳng đoạn, thì chư vị không thể tu luyện được. Người ta nếu nhảy ra khỏi cái ‘tình’ này, thì không ai động đến chư vị được, tâm người thường không động đến chư vị được; thay vào đó là ‘từ bi’, vốn là điều cao thượng hơn.” (Chuyển Pháp Luân)
Mặc dù tôi đã học đoạn này rất nhiều lần, tôi chưa bao giờ cảm nhận được Pháp lý hết sức rõ ràng và hết sức từ bi như vậy. Người thường có chấp trước rất mạnh vào tình. Đó cũng là khổ nạn của người tu, một quan mà người tu luyện không dễ vượt qua.
Tôi trở nên quyết tâm vứt bỏ cái tình này, không bị lèo lái bởi nó, và bước ra khỏi nó. Từ Pháp, tôi ngộ ra rằng trở thành vợ chồng chỉ là mối nhân duyên trong một đời. Khi một người không còn nữa, mối duyên đó cũng kết thúc. Khi chết, người ta không biết trước đó mình là ai hay sau đời này sẽ là ai. Chỉ khi vứt bỏ cái tình và không bị nó làm phiền nữa, người ta sẽ có thể bước ra khỏi sự mộng tưởng, và sau đó sẽ có thể tu luyện trên con đường được an bài bởi Sư Phụ của chúng ta. Từ quan điểm tu luyện, vợ tôi cũng là người đắc được Pháp. Người tu luyện không nên chấp trước vào sinh tử. Ngoài ra, vợ tôi đã kiên định tín Sư tín Pháp khi cô ấy ở trong thử thách sinh tử và cô ấy không chấp trước vào an toàn cá nhân. Cô ấy hiểu rất rõ rằng tính mệnh của cô ấy đang lâm nguy và cô ấy có thể sẽ mất thân người. Nhưng cái chết không làm dao động niềm tin vững chắc của cô ấy đối với Sư Phụ và Pháp. Đến tận giây phút cuối cùng, cô ấy không hối tiếc hay than phiền, cũng không bi quan. Mười lăm phút trước khi cô ấy qua đời, cô ấy đã học thuộc Luận Ngữ của Sư Phụ cùng với các đồng tu. Cô ấy còn sửa cho một học viên đọc sai một số từ. Các học viên hạnh phúc khi thấy cô ấy có thể kiên định tín Sư tín Pháp từ đầu cho đến cuối. Trong khi đó, họ đã khóc vì tiếc thương cho cô ấy đã qua đời khi tuổi còn trẻ.
Khi vợ tôi còn sống, tôi không cần phải quan tâm đến bất cứ công việc lớn nhỏ nào trong gia đình. Sau khi cô ấy qua đời, tôi không thể làm được bất cứ thứ gì. Không ai làm việc nấu nướng, giặt là, hay lau dọn nhà cửa. Điều cay đắng nhất là sự vô cùng cô đơn mà tôi cảm thấy. Ai đó muốn tìm một người vợ mới cho tôi. Từ quan điểm của người thường, tôi cần một người như vậy ở nhà. Nhưng tôi không thể làm điều đó được. Các học viên ở địa phương cũng rất lo lắng cho tình huống của tôi và đã cố gắng giúp đỡ tôi từ quan điểm của Pháp. Một học viên không nghĩ rằng tôi nên tìm một người vợ khác. Anh ấy nói, “Chính Pháp đã đến giai đoạn cuối cùng rồi. Làm sao anh có thể vẫn còn có suy nghĩ đó? Theo đuổi cuộc sống của một người thường? Đó chẳng phải là tâm an dật sao?” Những gì mà học viên đó nói có ý nghĩa với tôi. Tuy nhiên, sống giữa người thường, người ta có thể sẽ nhìn điều đó như anh ấy đã nói. Tôi bị một chút cám dỗ và chính niệm kiên định của tôi trở nên không kiên định. Nhưng bản thân tôi thì cho rằng: Nếu Sư Phụ của chúng ta đứng ngay trước mặt tôi, và tôi hỏi Ngài về vấn đề này, Sư Phụ của chúng ta sẽ trả lời câu hỏi của tôi ra sao? Vì vậy, tôi quyết định rằng tôi phải loại bỏ tâm truy cầu an dật và tập trung toàn bộ tinh lực vào làm tốt ba việc.
Bây giờ tôi đã thực sự ngộ ra rằng,
“Bất kể chư vị nhận phải ma nạn lớn đến mấy, thống khổ lớn đến đâu, thì đều là việc tốt; vì chư vị tu luyện rồi mới xuất hiện [nó]. Trong ma nạn có thể thanh trừ nghiệp lực, trong ma nạn có thể trừ bỏ nhân tâm, trong ma nạn có thể khiến chư vị đề cao lên.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2008”)
Hôm nay tôi tin chắc rằng không gì có thể cản tôi trên con đường trở về với bản nguyên sinh mệnh của mình. Con cảm tạ Sư phụ!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/29/明慧法会–放下情与观念-老年弟子坚定修炼-249198.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/1/2/130453.html#.T5EvGLOO2Gg
Đăng ngày 7-5-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.