Bài viết của Thu Thực, một đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 31-01-2024] Năm nay tôi 67 tuổi, tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2009. Trong quá trình tu luyện 15 năm qua, chấp trước mạnh nhất của tôi là tâm hiển thị và tâm tự cho mình là đúng. Hôm nay, tôi xin chia sẻ về một số tác động đã giúp tôi tìm ra tâm hiển thị của mình và trừ bỏ nó.

Trong những năm qua, tôi và các đồng tu thường cùng nhau ra ngoài giảng chân tướng. Hồi đầu, sau khi chúng tôi trở nên thân quen và hiểu nhau hơn, tôi bắt đầu sinh tâm hiển thị. Ví như, không hiểu sao tôi lại kể với họ rằng mẹ tôi tốt nghiệp một trường cấp hai danh tiếng, bố tôi từng là thư ký cho một vị tướng nổi tiếng và từng giám sát việc xây dựng một công trình ven sông nào đó.

Nếu ai đó hỏi về con trai, tôi sẽ tự hào nói rằng cháu đã có bằng thạc sỹ và đang làm kiến trúc sư. Thậm chí tôi còn khoe quần áo và giày mà cháu đã mua cho tôi từ một cửa hàng đặc biệt. Tôi muốn mọi người biết rằng tôi có một đứa con trai tài giỏi và hiếu thảo, và nghĩ nếu tôi không nói ra mọi người sẽ không biết.

Có lần cháu nói với tôi: “Mẹ à, có người tới nhân gian để đòi nợ, có người tới để trả ơn. Mẹ ơi, con tới để báo đáp công lao của mẹ”. Điều đó làm tôi rất vui và không ngừng kể để hiển thị với các đồng tu khác.

Đôi khi, sau khi tôi làm việc gì đó để chứng thực Pháp, mặc dù không hiển thị với người khác nhưng trong tâm tôi luôn cảm thấy tự mãn. Tôi nghĩ mình tu luyện tinh tấn hơn những học viên khác bởi hàng ngày tôi đã ra ngoài ngoài giảng chân tướng cứu người. Đối với các đồng tu chỉ học Pháp, luyện công mà không ra ngoài giảng chân tướng trực diện, tôi cho rằng họ đang không thực hiện thệ ước. Tôi coi thường họ và thường nói với họ bằng giọng điệu khó chịu.

Có lần tôi nói với một đồng tu cao tuổi không tham gia giảng chân tướng trực diện: “Bác phải hoàn thành thệ ước của mình. Nếu không, cuối cùng bác sẽ bị hình thần toàn diệt đó!“ Không ngờ đồng tu ấy nghe xong không chấp nhận góp ý của tôi mà bảo: “Cứ phải ra ngoài giảng là sao? Tôi không dám giảng. Tại sao tôi phải tu như vậy chứ? Tôi tu được đến đâu thì tính đến đó. Tôi cũng cứu được nhiều người mà.” Tôi liền nói với bà ấy: “Khi em giảng chân tướng, bác phát chính niệm giúp em nhé.”

Tuy nhiên, sau khi giảng chân tướng xong, nhìn lại tôi thấy đồng tu đó ở phía sau cách tôi rất xa, thậm chí bà ấy còn quay đầu đi, như thể phớt lờ đề nghị của tôi. Tôi liền cảm thấy không vui, vội đến trước mặt bà và trách: “Em đã nhờ bác phát chính niệm. Sao bác lại đi xa như thế làm gì?”

Sau đó tôi nhận ra là mình đã sai: Tôi đã nói chuyện với bà bằng giọng khó nghe và không hành xử dựa theo Pháp. Mặc dù tôi muốn giúp chỉ ra chấp trước của bà, nhưng những nhận xét của tôi không những không giúp gì cho bà mà còn khiến bà khó chịu. Chẳng phải tôi đã đẩy đồng tu ra xa sao, đó chẳng phải là hại người sao. Tôi vẫn chưa tu xuất được tâm từ bi. Sư phụ giảng:

“Tôi không chỉ là dạy chư vị Đại Pháp, tác phong của tôi cũng là để lưu lại cho chư vị, ngữ khí, thiện tâm trong công tác, thêm vào đó là đạo lý có thể cải biến nhân tâm, chứ mệnh lệnh vĩnh viễn không thể! (“Thanh tỉnh”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Sau đó, tôi đọc được đoạn Pháp sau của Sư phụ:

“Có nhiều học viên trong chúng ta, vì tu luyện ở nơi người thường, nên có nhiều tâm chưa vứt bỏ; có nhiều tâm đã trở thành ‘tự nhiên’ rồi, bản thân họ không nhận ra được nữa. Tâm lý hiển thị này ở đâu cũng thể hiện ra; khi làm điều tốt cũng có thể thể hiện ra tâm lý hiển thị.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Tôi ngộ ra rằng mình vẫn còn tâm hiển thị rất mạnh.

Từ nay trở đi, tôi sẽ học Pháp thật tốt và thường xuyên hướng nội tìm những thiếu sót của bản thân, tu luyện tinh tấn hơn. Tôi sẽ trừ bỏ tâm hiển thị và mau chóng đề cao.

Con xin cảm ân Sư phụ vì sự từ bi cứu độ của Ngài!

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/31/471662.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/5/216464.html

Đăng ngày 29-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share