Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại đại lục
[MINH HUỆ 12-02-2024] Đằng sau tư duy của con người là quan niệm và chấp trước, nó hình thành nên trạng thái của con người. Trước 40 tuổi, tôi sống trong mê mờ, đã hình thành rất nhiều tư tưởng quan niệm và chấp trước cứng nhắc, cố hữu ăn vào xương tủy, lại thêm nghiệp lực từ đời đời kiếp kiếp, nên trước khi đắc Pháp, thân tâm tôi đã ở bên bờ vực của sự băng hoại. Tôi sẽ khắc ghi cơ duyên bất ngờ đắc Pháp, nhờ Sư phụ đã qua bao gian truân để tìm ra tôi vốn từ lâu đã bị vùi lấp trong bụi trần nơi trần thế ô trọc này. Là một sinh mệnh đã phiêu bạt từ lâu rồi, tìm được Sư phụ, tôi thệ nguyện vĩnh viễn không rời xa Sư phụ, vĩnh viễn không rời xa Đại Pháp.
1. Bước ra khỏi con người mới có thể đi về phía Thần
Khi tôi ở nhà, cha mẹ đã giáo dục tôi rất kỳ quặc, kỳ thực điều này lại khá phổ biến trong xã hội Trung Quốc. Thời tà đảng mới thống trị đã làm tranh đấu giai cấp, phân hóa con người ra thành thành các loại thành phần: thành phần địa chủ, phú nông, trung nông phải chịu sự kỳ thị của xã hội. Gia đình bên cha tôi thuộc thành phần không tốt, riêng cha tôi lại tính tình hung bạo, ác độc, trên đời chỉ trừ sát nhân hại mệnh là ông ấy không dám làm ra, phàm là sinh vật có thể giết là ông ấy con gì cũng dám giết. Sau này, sau khi ông ấy bước vào tu luyện Đại Pháp, vì nghiệp lực về phương diện này quá lớn, mà trong tu luyện ông lại không thể nghiêm khắc yêu cầu bản thân, nên không qua được giả tướng nghiệp bệnh.
Hồi tôi còn nhỏ, cha mẹ tôi đánh nhau như cơm bữa, trong sáu anh chị em chúng tôi, tôi là chị cả, dần dần tôi bị biến thành chỗ trút giận của cha mẹ, cha đánh mẹ xong thì quay ra đánh tôi, mẹ vì phát tiết oán giận cũng đánh tôi, trong nhà mất cái gì cũng bảo tôi đem cho người khác, rồi đánh tôi bắt tôi thừa nhận là đã đem cho người khác, tôi không chịu dối lòng mà thừa nhận là sẽ bị bị đánh chết. Lúc ăn cơm, tôi phải đứng, cha mẹ và anh chị em ngồi trên giường sưởi, chốc lại bảo lấy cái này, chốc lại lấy cái kia, chốc lại uống nước, không hợp ý họ, là vung tay, hay thìa, muôi, đũa lên đánh tôi. Câu cha hay nói là tôi thuộc phái phản động, không đánh không chừa. Hồi tôi bốn, năm tuổi đã bị cha đuổi đánh ngoài đường, rồi có người đi đường chặn lại chê trách góp ý. Hồi tôi học lớp một, giáo viên mách tội, cha khóa trái cửa, treo tôi lên xà nhà, rồi lấy thắt lưng da ra đánh. Đến khi tôi lớn hơn một chút, lúc mắng chửi tôi, ông ấy thường rủa tôi chết đi, còn bảo tôi làm sao để chết. Chẳng may bị hàng xóm thấy, họ nói tôi không phải là con đẻ của cha mẹ. Lúc ấy, trong tâm không có Đại Pháp, tôi không sao hiểu nổi vì sao họ lại đối xử với tôi như vậy.
Để làm vừa ý cha mẹ, hồi nhỏ, tôi ra sức làm việc nhà và trông nom các em, nhưng cũng không được họ vừa lòng. Dần dần tôi sinh ra tâm sợ hãi, tâm ỷ lại, tâm oán hận, tâm tranh biện đúng sai, tâm tự ti, tâm hư vinh, tâm giữ thể diện… Biểu hiện của tâm sợ hãi là thấy người không dám nói chuyện, không nói được, sợ đến lúc lại bị giáng tai vạ xuống đầu, oán họ không có đạo lý,… bởi vì không cách nào thoát ra được, trong bế tắc sinh ra bức bối, cổ tôi thô hơn người khác một cỡ, tôi liền hạ quyết tâm phải làm sao để hơn người, phải làm ra thành tích cho họ xem, từ đó sinh ra tâm cầu danh cầu lợi.
Tính cách của tôi cũng bị méo mó, sau khi kết hôn, tôi ở nhà hay đi làm đều biểu hiện ra ma tính triệt để. Những nhân tâm, quan niệm đã hình thành khiến tôi lúc trước khi đắc Pháp đã tạo rất nhiều nghiệp, trạng thái thân tâm đến bờ vực của sự băng hoại, nếu không có Đại Pháp, tôi cũng không sống được đến bây giờ.
Năm 22 tuổi, tôi đi thi công chức, trong gia đình tôi là người duy nhất trong họ thi đỗ bằng thực lực, được phân bổ công việc. Điều này khiến cha mẹ nở mày nở mặt hơn, nên cuộc sống của tôi dễ thở hơn nhiều, từ đó cũng khiến tâm cầu danh cầu lợi của tôi càng mạnh hơn. Sau khi lập gia đình, về hình thức là muốn thoát khỏi những tổn thương do cha mẹ gây ra cho tôi, nhưng tính cách méo mó của tôi đã khiến tôi đánh mất tư duy đáng có ở một người bình thường, thân tâm thống khổ, lại khiến tôi sinh ra tâm an dật, tâm cầu danh trục lợi, tâm sợ chịu khổ, tâm muốn có cuộc sống tốt đẹp nơi người thường.
Sau khi tu luyện Đại Pháp, tôi mới hiểu ra tất cả những thống khổ trước đây đều là nợ nghiệp tôi đã nợ từ đời đời kiếp kiếp, nên phải tiêu nghiệp bằng phương thức này, không tiêu bỏ những nghiệp lực này đi thì không đắc được Đại Pháp. Mặc dù minh bạch đạo lý rồi, nhưng những quan niệm và chấp trước đã hình thành thật khó mà buông bỏ, như thể chúng đã thẩm thấu vào tận xương tủy rồi.
Gặp người không dám nói chuyện, vừa nói đã liền run cầm cập, điều này gây khó khăn rất lớn cho tôi trong việc giảng chân tướng sau khi đắc Pháp, gặp chuyện gì, niệm đầu tiên là tư duy phụ diện, sợ hãi, oán hận, sợ mất thể diện, tự ti, sợ bị người khác coi thường, dù sao cũng đều là chấp trước, thậm chí có những quan niệm và chấp trước mà tôi chưa ý thức được, trạng thái con người làm tư duy con người mạnh hơn, nên trong cõi người tôi khổ không tả xiết.
Thông qua học Đại Pháp, tôi hiểu ra khổ nạn nào cũng không phải là ngẫu nhiên, nhưng những thói quen, tư duy, và chấp trước, quan niệm đã hình thành lại rất khó cải biến, bản thân cũng bất lực. Thời kỳ đầu, Sư phụ khi tịnh hóa cho tôi đã thanh lý phần lớn rồi, còn phần tôi phải tự tu bỏ lại rất khó khăn, tôi cũng nhiều lần bị đi sang đường vòng, nhất là không buông bỏ được tâm oán hận đối với cha. Cái tâm này thực sự rất khó bỏ, vì tôi vừa nhìn thấy cha là đã run cầm cập, không dám nói chuyện, đồng tu bảo sao chị lại sợ cha chị đến thế chứ, người khác chỉ cần nhìn một cái liền thấy được trạng thái bất ổn của tôi, tôi chẳng nói được gì, không biết rằng nhân tố sợ hãi cưỡng ép lên tôi vốn không phải là tôi, nên càng khó bỏ.
Khi hồng Pháp giảng chân tướng cho cha, tôi còn phải lấy hết can đảm mới giảng được. Năm 2006, cha trong tình trạng bệnh nguy kịch hô lên một câu: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, sau đó sinh mệnh của ông được bạn cho cơ hội một cách kỳ diệu; nhưng do không giữ tâm tính, năm năm sau, ông ấy lại xuất hiện giả tướng nghiệp bệnh, tôi lại gần, liền bị ông mắng chửi, tôi rất tiếc vì không giúp ông. Lúc hấp hối, cha đã sám hối với Sư phụ, Sư phụ cho ông ấy nhìn thấy Pháp Luân xoay chuyển, ông ấy mới ân hận đã không tu tốt. Khi cha từ trần, tôi cũng không còn nỗi sợ đối với ông ấy nữa, nhưng tâm oán hận lại bị ẩn đi. Tôi mất đi hoàn cảnh chủ động tu bỏ oán hận, còn cho rằng mình không còn oán hận nữa. Sau đó, tôi cũng xuất hiện giả tướng bệnh nghiệp, hướng nội tìm, tôi vẫn không tìm ra cái tâm oán hận cha thâm căn cố đế này.
Nhờ không ngừng học Pháp, tu luyện, hướng nội tìm, dần dần tôi đã tìm ra thứ vị tư vị ngã này, đây là nguồn căn của sự sa đọa của sinh mệnh. Là một sinh mệnh, vì tôi đã đi quá xa trên con đường vị kỷ ích kỷ rồi, bản thân không có lực hồi thiên, nên cần phải có người khác giúp tiêu giảm tôi nghiệp, mới có hy vọng được trùng sinh! Có lẽ đời nào kiếp nào tôi đã thiếu nợ nhiều quá, gây tổn thương cha mẹ nhiều quá rồi. Luân hồi đời đời kiếp kiếp, trong mê không biết bản thân đã diễn bao nhiêu vai, làm tổn thương bao nhiêu sinh mệnh, làm ra bao nhiêu việc xấu. Đứng ở góc độ sinh mệnh chịu tổn thương, nợ thì phải trả là thiên lý, vậy nên tôi không nên có tâm oán hận. Mọi thống khổ so với niềm hạnh phúc đắc được Đại Pháp vũ trụ ngày hôm nay đều nhỏ bé không đáng nói đến.
Bởi vì bản chất sinh mệnh tôi là đệ tử Đại Pháp, cho nên ở đây có sự an bài mang tính hủy diệt của cựu thế lực, chúng lợi dụng tư tưởng cực đoan của sinh mệnh, khiến tự đi đến đào thải. Tuy nhiên, tư duy làm đệ tử Đại Pháp thì không thể dừng lại tại chỗ người thường. Không phải người ta chưa phát hiện ra quan niệm, chấp trước thì là không có quan niệm, chấp trước, mà là tìm ra được những vật chất bại hoại này, mới là bắt đầu tiến đến tu luyện. Hết thảy lý nơi thế gian đều là lý phản, mà chính lý trong phản lý chính là chịu khổ nạn nơi thế gian con người mà tìm ra chấp trước. Nghĩ đến đây, trong sinh mệnh chỉ còn sự cảm ân, cảm ân Sư tôn đã khổ tâm an bài, cảm ân tất cả những người và sự việc tôi đã gặp trên con đường nhân sinh, trong tâm nào còn có chỗ cho oán hận nữa! Cải biến quan niệm, tu bỏ chấp trước, mới có thể làm một sinh mệnh vị tha chân chính. Tự đặt mình vào trong con người, thì mới ôm giữ không buông nổi chấp trước của con người.
2. Đề cao tâm tính, tiến nhập vào trạng thái tu luyện
Sư phụ giảng:
“Đối đích thị tha
Thác đích thị ngã”(Thùy thị thùy phi, Hồng Ngâm III)
Tạm dịch:
“Cái đúng là họ
Cái sai là mình”(Ai đúng ai sai, Hồng Ngâm III)
Đoạn Pháp này của Sư phụ, tôi cưỡng chế bản thân đồng tình, nhưng khi cho mình là đúng, tôi phẫn nộ bất bình, đúng là có chiều hướng ma tính đại phát, tôi liền bắt bản thân niệm: “Cái đúng là họ – Cái sai là mình”, niệm được vài lần, tôi đột nhiên bình tĩnh xuống được, hoàn cảnh cũng bình tĩnh xuống, như vậy giúp tôi an tĩnh đi tìm dục vọng và chấp trước.
Tu luyện chính là tu tư tưởng của chính mình, dần dần tôi dưỡng thành quen việc dùng Pháp lý để suy xét vấn đề. Ví như nói, khi tôi cho rằng ai đó, người nhà, hoặc chồng không nói không hợp lý, thì ban đầu trong tâm tôi sẽ bất bình, muốn tranh cao thấp đúng sai, kết quả mâu thuẫn ngày càng lớn; khi tôi ra sức đôi co với họ về lý lẽ mà họ nói là lý lẽ nào, tôi mới phát hiện ra đó là lý nơi người thường, vậy tôi dùng lý lẽ người thường thì chẳng phải tôi chính là người thường rồi sao! Trong Chuyển Pháp Luân có viết:
“Bởi vì nghiệp lực rơi vào ai thì người đó thấy khó chịu; đảm bảo là như vậy.” (Chuyển Pháp Luân)
Là nghiệp lực rơi vào họ, tôi nghĩ họ đang thay tôi chịu đựng, giúp tôi tiêu nghiệp, tôi cũng nên đồng tình với họ, từ bi với họ, đồng thời tôi nhận ra bản thân tu chưa tốt, có tâm chấp trước mới bị tà ác dùi vào sơ hở, mới khiến người khác chịu khổ, mới gây tổn thương cho người khác, thế là tư duy ma tính của tôi không còn nữa, phát từ nội tâm, trong đầu chỉ nghĩ làm sao để người khác bớt đau khổ, nhận sai và xin lỗi.
Sau đó, tôi thấy đối phương đột nhiên nhận ra bản thân có chỗ nào sai, chỗ nào không đúng, phát từ nội tâm cảm thấy có lỗi. Trong quá trình này tôi tu bỏ được tâm ủy khuất, tâm oán hận, cùng với chấp trước vào nói lý lẽ người thường, cải biến tư duy của con người.
3. Cảm ngộ về phát chính niệm thanh lý tư tưởng của bản thân
Khi tôi phát chính niệm thanh lý bản thân trong năm phút đầu, thì thường niệm một cách máy móc đoạn Pháp đó của Sư phụ, mà không ngộ ra nội hàm ở tầng thứ thâm sâu, có lúc còn bị phân tâm mà niệm ở tầng diện của con người.
Một lần, tôi nghe được một câu chuyện, có một người tu hành kia đi trên sa mạc, mặc dù bước đi trên sa mạc, nhưng tâm tình rất vui vẻ, bởi vì anh ấy nghĩ Thần đang ở bên anh ấy, anh ấy không cô độc, anh ấy biết Thần đang đồng hành cùng anh ngay trong tâm anh ấy. Lúc quay đầu lại, anh ấy nhìn thấy phía sau mình có hai hàng dấu chân, anh ấy biết đây là dấu chân của vị Thần đang đồng hành cùng anh ấy. Sau này, khi vượt quan, anh ấy khó chịu vô cùng, không biết mình có vượt qua được quan này không, anh ấy muốn Thần cho anh ấy đáp án, anh ấy qay đầu lại, vẫn muốn xem dấu chân của Thần, nhưng chỉ thấy một hàng dấu chân lún thật sâu. Trong tâm anh ấy oán trách Thần không còn quản anh ấy nữa, tưởng rằng trong lúc anh thống khổ thì Thần đã rời bỏ anh, tưởng rằng những dấu chân lún sâu kia là do những bước chân cực nhọc của anh. Lúc ấy, Thần nói bên tai anh: “Đó là vì ta cõng con bước đi đó!”
Nghe đến đây, tôi rơi lệ, câu chuyện này đã khuấy động tư duy phụ diện không tin vào Sư phụ của tôi, trong Pháp tôi biết rằng, tư tưởng và vật chất là thống nhất. Có vật chất cần vượt quan như thế này là bởi vì có tư tưởng bất hảo như thế. Sư phụ nhọc công cõng anh ấy, làm một sinh mệnh sao có thể hẹp hòi chỉ biết nghĩ đến thống khổ của bản thân, mà không biết đến sự phó xuất của Sư phụ chứ! Như vậy chẳng phải là do sinh mệnh có tư tưởng bất hảo, mới sản sinh ra nợ nghiệp sao?
Có đồng tu nói, Sư phụ không phải là phổ độ, mà là khổ độ chúng ta. Cho dù đồng tu đứng tại tầng thứ nào mà nói, thì trạng thái tu luyện hiện nay của chúng ta đúng là gây cho Sư phụ rất nhiều phiền phức, và chịu đựng rất nhiều thống khổ không đáng phải chịu. Tư tưởng không đúng đắn của người tu luyện nếu không chủ động tu bỏ đi, thì Sư phụ lại phải chịu khổ nạn cho đệ tử. Người tu hành đi trên sa mạc kia, nếu không có tư duy ấy, thì anh ấy có thể gặp quan và ma nạn ấy!
Vậy nên trong khi tôi thanh lý niệm đầu tư tưởng bất hảo trong tư tưởng của bản thân, đột nhiên có thể định lại được ở đó, thực sự đã thanh lý xong, hết thảy tư tưởng đều được Đại Pháp quy chính. Những tư tưởng bất hảo đó chính là chướng ngại trong Chính Pháp của Sư phụ. Thanh lý bản thân xong trong Pháp, thì lực lượng trừ ác sẽ mạnh.
Trên đây là nhận thức của tôi trong năm qua, có chỗ nào không phù hợp, mong các đồng tu từ bi chỉ ra chỉnh sửa.
Phụ trách biên tập: Lý Minh
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/2/12/471679.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/3/29/216382.html
Đăng ngày 15-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.