Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bulgaria

[MINH HUỆ 21-04-2024] Ngày 13 tháng 4 năm 2024, các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Bulgaria đã tổ chức các sự kiện trên khắp đất nước để kỷ niệm 25 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ‘25 tháng 4‘ ở Bắc Kinh và yêu cầu chấm dứt ngay lập tức cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Đại Pháp. Nhiều người đã ký bản kiến nghị ủng hộ nỗ lực của các học viên nhằm chấm dứt cuộc bức hại đang diễn ra.

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, khoảng 10.000 học viên đã đến Văn phòng Kháng cáo Quốc gia gần Khu phức hợp Trung Nam Hải (khu phức hợp của chính quyền trung ương) để yêu cầu trả tự do cho các đồng tu đã bị bắt giữ phi pháp ở Thiên Tân. Đây là cuộc thỉnh nguyện ôn hòa lớn nhất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã bóp méo buổi tập trung này thành một “cuộc tấn công” vào thủ đô của đất nước và phát động cuộc bức hại đối với Pháp Luân Đại Pháp.

Từ đó đến nay, các học viên ở Bulgaria đã tổ chức các hoạt động ôn hòa và hợp lý – giống như các học viên đã thực hiện ở Trung Quốc 25 năm trước. Điều đáng mừng là ngày càng có nhiều người Bulgaria hiểu được chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cũng như cuộc bức hại và thường bày tỏ sự ủng hộ đối với môn tu luyện. Trong các hoạt động ở Stara Zagora và Plovdiv nhằm tưởng nhớ cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4, cả người dân địa phương và khách du lịch đều muốn biết chuyện gì đã thực sự xảy ra và nguyên do hoạt động của các học viên. Họ đến để tìm hiểu thêm về ngày đặc biệt này và ký hai bản kiến ​​nghị – một bản lên án hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ còn bản kia yêu cầu chính phủ Bulgaria lên án nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ nhắm vào các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc.

Hoạt động ở Stara Zagora

Vào ngày 13 tháng 4, các học viên từ Yambol, Chepelare, và Stara Zagora đã dựng các quầy thông tin và treo các biểu ngữ trên tuyến phố chính ở Stara Zagora để thu hút sự chú ý của người qua đường.

11899d19892e86d245eb8f148e8c51c1.jpg6a90169be5a392e84b9e876804ab9f66.jpg

Người qua đường ở Stara Zagora đọc các bảng trưng bày tại sự kiện kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ’25 tháng 4′ của các học viên, hôm 13 tháng 4.

8eed89cb7affca7745ac6b8e818d998f.jpg

Mọi người tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp.

Du khách: “Tôi không giúp được gì nhưng tôi có thể ký tên!”

31c52a143911264b7024e1e9964d71b6.jpg

Cô Marietta (bên trái) và chồng cô, anh Kalcho (bên phải) chụp ảnh cùng một học viên

Cô Marietta và chồng, anh Kalcho, cùng con trai họ đã ghé thăm quầy thông tin của các học viên và ký đơn kiến nghị.

Họ là bạn của một học viên và đã biết đến cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc cũng như nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống. Họ rất ấn tượng với câu chuyện về cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của các học viên vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, và nghĩ rằng thật đáng khâm phục khi 10.000 người có thể được tổ chức tốt được như vậy chỉ qua truyền miệng.

Một nhóm du khách vừa xuống xe buýt ở Stara Zagora trong đó có một phụ nữ sau khi nhìn thấy biểu ngữ có hình ảnh mô tả bạo lực đối với các học viên liền rời khỏi nhóm và đến gần các học viên để tìm hiểu thêm về sự kiện.

Sau khi lắng nghe người học viên kể về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc, cô nói: “Điều này thật vô nhân đạo! Tôi không giúp được gì nhưng tôi có thể ký tên! Tôi chưa bao giờ nghe bất cứ điều gì về điều này!“ Cô đã ký cả hai bản kiến ​​nghị.

Người Bulgaria ủng hộ các học viên kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại

2061c06ede92d1ce82b74f119386413b.jpg

Một giáo sư của Đại học Thrace trò chuyện với một học viên.

Một giáo sư từ Đại học Thrace dừng chân tại quầy thông tin ở Stara Zagora để chào hỏi và trao đổi đôi lời. Ông từng nghe nói về cuộc bức hại và nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng và đã ký bản kiến nghị để ủng hộ các học viên trong một sự kiện thông tin trước đó. Ông nhận một tờ thông tin khác từ một học viên với hy vọng tìm được những thông tin mới nhất.

9e1dfd2acdc09224684b7ea8b9f732f6.jpg

Anh Peter ký đơn kiến nghị.

Anh Peter nhớ rằng anh đã xem một bộ phim về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc cách đây bảy hoặc tám năm nên hỏi: “Có phải các bạn là người tổ chức [chiếu bộ phim đó] không? Tôi nhớ bộ phim đó thật kinh hoàng”. Rồi anh nói thêm: “Sau đó chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra ở Trung Quốc nữa. Truyền thông đang cung cấp cho chúng tôi thông tin sai sự thật.” Không chút do dự, anh đã ký bản kiến nghị của các học viên để lên án cuộc bức hại.

c32f42f005e087c936b8355980a5ea97.jpg

Ông Stoyan tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp.

Ông Stoyan đã đến để ký đơn kiến nghị lên án ĐCSTQ. “Tôi đã biết rõ rồi,” ông nói. “Tôi quan tâm đến chủ đề này. Cảm ơn bạn vì sáng kiến này! Chúc các bạn may mắn!”

Hoạt động kỷ niệm ở Plovdiv

d8bc521af77af6378f7bea922e2b6b1e.jpg

Các học viên biểu diễn các bài công pháp ở Plovdiv để kỷ niệm 25 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa 25 tháng 4, hôm 13 tháng 4

80fd04c0587d12419c1ca7dd2cfad8a5.jpg

Mọi người tìm hiểu sự thật về Pháp Luân Đại Pháp cũng như cuộc bức hại ở Trung Quốc và ủng hộ các học viên kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.

Cũng vào ngày 13 tháng 4, các học viên đã lập một quầy thông tin tại địa điểm đông đúc nhất trên con Phố Chính, trước bậc lên xuống Kamenitsa ở Plovdiv, thành phố lớn thứ hai ở Bulgaria. Họ nói với người qua đường lý do tổ chức sự kiện và luyện các bài công pháp. Nhiều người đã dừng lại xem, và một số thì chụp ảnh.

Mọi người ửng hộ bằng cách ký tên và chia sẻ sự kiện trên mạng xã hội

c046d49b6f9af8a867aaf786d9756716.jpg

Anh Ernesto (đầu tiên bên phải) dừng lại ở quầy thông tin cùng các con của mình.

Anh Ernesto đến từ Cuba cùng hai con đã nán lại và quan tâm đến mục đích của sự kiện. Sau khi các học viên kể cho anh nghe về cuộc kháng nghị ôn hòa cách đây 25 năm và cuộc bức hại diễn ra sau đó, anh đã bị sốc trước cách ĐCSTQ đối xử tàn bạo đối với các học viên. Anh đã ký cả hai bản kiến ​​​​nghị và chia sẻ sự kiện này trên mạng xã hội.

Một người qua đường khác, cô Christina, đã đọc rất kỹ các tài liệu được trưng bày, trong đó có các tài liệu pháp lý chính thức và lời chứng cá nhân về cuộc bức hại đối với các học viên ở Trung Quốc. Cô cho hay cô “bị kinh hãi sự tàn bạo của ĐCSTQ” và đã ký bản kiến nghị lên án cuộc bức hại. Cô còn cho hay cô sẽ chia sẻ thông tin về cuộc bức hại trên mạng xã hội vì cô đang ở trong nhóm cùng những người ủng hộ nhân quyền.

“Người tốt phải đoàn kết chống lại cái ác!”

36554e48e13e2c08fc2778d625711c86.jpg

Anh Vasko và bạn gái ký bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.

Anh Vasko và bạn gái đã tìm hiểu về hành vi bạo lực của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp vô tội ở Trung Quốc, và việc cuộc thỉnh nguyện ôn hòa 25 năm trước đã bị cố ý xuyên tạc thành cái cớ cho việc bức hại các học viên ra sao. Họ cũng nghe nói về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống, điều này khiến họ khó chịu và rất phẫn nộ, cuối cùng họ đã ký cả hai bản kiến ​​nghị.

“Những người tốt phải đoàn kết chống lại cái ác!” anh Vasko nói.

08ef7c3b595d696553fd5d3c6d1e4328.jpg

Cô Sylvia (thứ hai từ phải sang) và mẹ trò chuyện với các học viên để tìm hiểu chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại ở Trung Quốc.

Cô Sylvia và mẹ, bà Violeta, đang đi thăm Plovdiv thì bị thu hút bởi quầy thông tin Pháp Luân Đại Pháp và cô Sylvia muốn biết chuyện gì đang xảy ra.

Khi hiểu về cuộc bức hại, cô đã bị sốc vì ĐCSTQ đã ngược đãi chính người dân Trung Quốc như vậy, đặc biệt là trong khi họ không làm gì sai. Cô và mẹ đã ký cả hai bản kiến ​​nghị và xin số điện thoại của các học viên để họ có thể học các bài công pháp sau khi trở về nhà.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/21/475428.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/23/216701.html

Đăng ngày 25-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share