Bài viết của Lý Tĩnh Phi, phóng viên Minh Huệ tại Washington D.C.

[MINH HUỆ 23-04-2024] Ngày 20 tháng 4 năm 2024, các học viên Pháp Luân Công tại Washington DC đã hội tụ bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc để tham gia buổi mít-tinh và luyện công tập thể kỷ niệm tròn 25 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ‘25 tháng 4‘ tại Bắc Kinh.

f7e2430c969238c544840983f5c13485.jpg

01b4f9be34cb5608ce7242d78f65cb20.jpg

Các học viên mít-tinh ôn hòa bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc, chiều ngày 20 tháng 4 năm 2024.

Một số học viên đã chia sẻ trải nghiệm tu luyện Pháp Luân Công của bản thân trong những năm qua. Cách đây 25 năm, các học viên đã mạo hiểm tính mạng để bảo vệ quyền được thực hành theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Một phần tư thế kỷ trôi qua, các học viên vẫn tiếp tục mạo hiểm tính mạng để phản đối cuộc bức hại tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCDTQ) và giúp thêm nhiều người biết đến những lợi ích của việc tu luyện Pháp Luân Công.

Nâng cao nhận thức về sự tàn bạo của ĐCSTQ

Tiến sỹ Nie Sen, đại diện cho Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Washington D.C. đồng thời là giáo sư danh dự của Trường Kỹ thuật thuộc Đại học Công giáo, hồi tưởng lại sự kiện diễn ra tại Bắc Kinh vào năm 1999. Dưới sự cai trị độc tài của ĐCSTQ, các học viên đã bày tỏ quan điểm của một cách chân thành và ôn hòa. Thái độ lý trí của họ khiến người dân cả trong lẫn ngoài Trung Quốc chấn động, đồng thời mang theo hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn.

a6e436e76b1f2d2b2cbd27a81174bf0e.jpg

Tiến sỹ Nie Sen, Giáo sư danh dự của Trường Kỹ thuật thuộc Đại học Công giáo, thay mặt cho Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Washington D.C. Phát biểu tại cuộc mít-tinh.

Ông cho biết ĐCSTQ, với bản chất tàn bạo và thù hận, đã không thể chịu đựng được Pháp Luân Công cũng như nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Theo đó, vào tháng 7 năm 1999, lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã phát động một cuộc đàn áp trên toàn quốc, và một lượng lớn các học viên đã bị ngược đãi vì đức tin của họ. Hàng chục triệu học viên đã bị bắt giam, tẩy não, tra tấn và đe dọa. Hơn 5000 học viên đã bị thiệt mạng vì cuộc bức hại này. Theo thông tin trang web Minghui.org nhận được, chỉ tính riêng năm 2023, 209 học viên được xác nhận là đã bị bức hại đến chết, họ ở độ tuổi từ 23 đến 93, thuộc những ngành nghề khác nhau và đến từ các khu vực khác nhau ở Trung Quốc.

Từ khi ĐCSTQ không ngừng đàn áp Pháp Luân Công bằng sự tàn bạo và dối trá, các học viên ở hơn 100 quốc gia trên khắp thế giới đã nâng cao nhận thức về thảm kịch này, để tội ác này có thể chấm dứt.

Đến Trung Quốc để cho mọi người thấy sự thật về Pháp Luân Công

Bà Donna Ware, một cư dân lâu năm tại Washington D.C, cho rằng cuộc thỉnh nguyện ôn hòa vào ngày 25 tháng 4 năm 1999 là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Trung Quốc.

Bà Ware tình cờ biết đến Pháp Luân Công trong dịp lễ kỷ niệm thiên niên kỷ tại Trung tâm Quốc gia ở Washington năm 2000. Ấn tượng bởi những đạo lý sâu sắc và những bài công pháp dễ tập, bà cảm thấy như thể bà đã tìm kiếm môn tu luyện này suốt cuộc đời mình. Sau khi bắt đầu luyện năm bài công pháp, bà nhanh chóng khỏi bệnh và bà cảm thấy nội tâm bình an. Mấy tháng sau, bà và chồng và, đều ở độ tuổi ngoài 30, đã quyết định làm nhiều hơn nữa để chấm dứt cuộc bức hại tại Trung Quốc.

Đầu năm 2002, hai vợ chồng bà đã đến Trung Quốc cùng với 60 học viên khác. Một số họ đã tới Quảng trường Thiên An Môn để thỉnh nguyện ôn hòa, trong khi những người còn lại đến những địa điểm khác nhau ở Trung Quốc để nói với mọi người rằng Pháp Luân Công là tốt và pháp môn này đã được thực hành trên khắp thế giới bởi người thuộc nhiều chủng tộc, sắc tộc và quốc gia. Hồi tưởng lại chuyến đi của mình, bà Ware cảm thấy việc bà cùng các học viên khác có mặt trên quảng trường để cho mọi người biết Pháp Luân Công là gì và bác bỏ những tuyên truyền phỉ báng của ĐCSTQ là quan trọng.

Nhóm học viên phương Tây này đã bị ngược đãi ở Trung Quốc. Cảnh sát đã đập vỡ kính mắt và xé toạc quần áo của một số người. Xét đến việc là các công dân Mỹ mà bị đối xử như vậy, bà Ware cho hay thật khó để có thể hình dung được cuộc bức hại tàn khốc mà các học viên ở Trung Quốc phải đối mặt.

Sau khi trở lại Hoa Kỳ, bà Ware tiếp tục nỗ lực thông tin cho mọi người về Pháp Luân Công và việc ĐCSTQ đang đàn áp môn tu luyện ôn hòa này như thế nào. Bà cảm thấy thật đáng tiếc khi cuộc bức hại vẫn tiếp diễn sau 25 năm, và bà hy vọng nhiều người hơn nữa có thể giúp chấm dứt cơn ác mộng này.

Con đường của một sinh viên sau đại học

Cô Jade Đỗ, sinh viên sau đại học tại Trường Đại học George Washington, từ Việt Nam đến Hoa Kỳ cách đây 8 năm. Cô nói rằng việc sống ở một đất nước mới, trong một môi trường mới, có rất nhiều khó khăn. Đối mặt với một xã hội phức tạp, cô trở nên nhớ nhà và sợ hãi trước những bất ổn. Một người bạn từ quê nhà đã gửi cho cô cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp. Cô nhanh chóng bị cuốn vào những gì được nhắc đến trong cuốn sách và bắt đầu tu luyện.

Trở thành học viên Đại Pháp được 6 năm, cô Đỗ cho hay cô thực sự trân trọng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và áp dụng nguyên lý này trong cuộc sống thường ngày. Bằng cách đó, cô hy vọng sẽ trở thành một người tốt hơn và luôn biết quan tâm đến người khác.

Nhìn lại những năm tháng đã qua, cô Đỗ chia sẻ rằng cô thật may mắn vì được biết đến Pháp Luân Công và trở thành một học viên. Cô hy vọng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn sẽ có ích cho tất cả mọi người ở bất kỳ hoàn cảnh nào, bởi vì đó là những giá trị phổ quát. Nếu nhiều người hơn có thể thực hành pháp môn này, thì thế giới sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn.

Trí huệ và nội tâm trong sáng

Ông Duane Harper, chủ doanh nghiệp nhỏ, bắt đầu tu luyện năm 2001. Bằng cách hành xử theo các bài giảng của Pháp Luân Công và không ngừng hướng nội để đề cao bản thân, sức khỏe của ông đã dần cải thiện, và ông nhận thấy ông sung sức hơn. Thêm vào đó, tâm trí ông minh mẫn hơn, đồng thời, ông cũng hiểu biết hơn về thế giới.

Khi mới bước vào tu luyện, ông từng nghe nói về cuộc thỉnh nguyện ôn hòa năm 1999, nhưng mãi cho tới khi xem một bộ phim tài liệu vào năm ngoái, ông mới thực sự nhận ra tầm quan trọng của nó. Ông cảm thấy tiếc cho những người đang phải chịu thống khổ dưới bàn tay của ĐCSTQ.

Nhân dịp kỷ niệm 25 năm sự kiện kháng nghị ôn hòa, ông Harper rất vui khi có nhiều người hơn lưu ý đến cuộc bức hại ở Trung Quốc, và muốn giúp các học viên bị ngượi đãi vì đức tin của họ.

Bà Anna, làm việc cho chính phủ liên bang, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công 27 năm trước. Bà chia sẻ rằng sức khỏe và đạo đức của bà đã cải thiện một cách đáng kể. Pháp Luân Công không chỉ mang đến các chỉ dẫn cho tinh thần, mà còn mang lại cho bà sức khỏe tốt hơn, một cuộc sống hạnh phúc, và tinh thần minh mẫn.

Người dân trong xã hội tự do có thể không hiểu được các học viên ở Trung Quốc bị đối xử tồi tệ đến mức nào. Bà Ann cho biết cha mẹ bà đến từ Liên Xô và họ không phải học viên. Tuy nhiên, họ tán đồng với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và tin tưởng rằng Pháp Luân Công sẽ có ích cho cả người tu luyện và xã hội. Bà nói thêm rằng không phải tất cả mọi người đều sẽ tu luyện Pháp Luân Công, nhưng những người ủng hộ môn tu luyện bằng lương tâm của mình cũng sẽ được ban phước.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/23/475513.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/24/216719.html

Đăng ngày 25-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share