Bài viết của đệ tử Đại pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 14-05-2023] Kể từ ngày 25 tháng 4 năm 1999 đến nay là tròn 24 năm Trung Cộng điên cuồng bức hại Pháp Luân Công. Mặc dù cuộc bức hại còn đang tiếp diễn, nhưng mọi người có thể thấy rõ rằng Trung Cộng hiện đang như ngọn nến trước gió, kinh tế rơi vào tình trạng sa sút chưa từng thấy, tình hình trong nước và ngoại giao đều khốn đốn, đã đến mức lao đao sắp đổ. Đây là báo ứng do bức hại Đại Pháp, bức hại chúng sinh, là kết cục của việc làm ác.

Trong cuộc đại thỉnh nguyện ôn hòa gây chấn động nhân loại hơn 20 năm trước, tôi và các đồng tu xung quanh tôi cũng tham gia, rốt cuộc có bao nhiêu người tham gia? Hồi đó, lúc ở hiện trường, tôi cảm thấy như cả rừng người biển người, nhìn quanh toàn là đệ tử Đại Pháp, người đứng san sát, phóng tầm mắt ra xa thấy hàng người nối nhau kéo dài không dứt. Ấn tượng đọng trong ký ức tôi là lúc muốn dạo quanh xem có bao nhiêu người, tôi bèn đi về phía trước hơn chục phút mà nhìn không thấy điểm cuối nên không dám đi nữa; vì lo lạc mất các đồng tu ở điểm luyện công chúng tôi nên tôi lại quay về chỗ ban đầu. Sau đó, nước ngoài đưa tin là có 10.000 người. Nhiều đồng tu chúng tôi khi về tự tính thì có đến 50.000 người. Trở về rồi, cảnh cuộc thỉnh nguyện tập thể quy mô mà hòa bình ấy vẫn khiến người ta mãi về sau cũng không sao quên được.

Chúng tôi không phải vì nhà mình bị phá dỡ, không phải muốn tố cáo, đả đảo quan tham nào, không phải vì lợi ích cá nhân và gia đình bị tổn thất, càng không phải vì muốn dấy lên cuộc cách mạng màu sắc gì. Chúng tôi chỉ muốn nói lên sự thật, nói lời công đạo cho Pháp Luân Công, rằng môn tu luyện này, chỉ trong bảy năm đã thu hút 100 triệu người thuộc mọi tầng lớp xã hội bước vào tu luyện, gồm cả giới tinh anh và thượng lưu; đồng thời hiệu quả trừ bệnh khỏe thân đạt đến 99,8%, lại hoàn toàn miễn phí, Sư tôn không cần của chúng tôi một xu nào!

Xã hội bấy giờ còn có rất nhiều công pháp khác, nào có công pháp nào làm được như thế? Bệnh viện 301 Bắc Kinh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng không thể chữa bệnh miễn phí, không thể chữa khỏi hẳn để bạn không còn chút đau đớn nào. Sư phụ của chúng tôi trước nay chưa từng có bất kỳ mưu cầu chính trị nào. Trong cộng đồng Pháp Luân Công, có rất nhiều cán bộ cấp cao ở Bắc Kinh, cựu chiến binh Hồng Quân, kể cả người nhà của bảy vị ủy viên Ban Thường vụ cũng đều luyện Pháp Luân Công, có tin đồn nói Sư phụ chúng tôi muốn làm đại biểu Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, làm ủy viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc sao? ĐCSTQ vu oan cho Pháp Luân Công là làm chính trị, vơ vét tiền tài – đây là hành động bôi nhọ thấp hèn và vô liêm sỉ nhất.

Tại một cuộc thỉnh nguyện tập thể lớn như vậy, mà không có lấy một người hô khẩu hiệu, không ai giăng biểu ngữ, không ai diễn giảng ồn ào, không ai chen lấn giẫm đạp, không ai vứt rác bừa bãi, không ai hút thuốc hay gạt tàn thuốc, tóm lại, không có chút hành vi thiếu văn minh lịch sự nào cả. Mọi người chỉ lặng lẽ đứng yên trên lề đường, ở giữa mở lối cho người và xe cộ lưu thông, tránh gây phiền hà cho người đi bộ và các phương tiện. Có “kẻ thù giai cấp” nào dàn trận lớn thế mà nhã nhặn, văn hóa như vậy không? Trên thực tế, sau khi Cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 kết thúc, không ít cảnh sát tại hiện trường đã trở thành bạn của các học viên Pháp Luân Công, có người còn vì thế mà đã bước vào tu luyện Pháp Luân Công.

Thế nhưng, tâm địa thiện lương khó mà đoán được sự tà ác của Trung Cộng. Ba tháng sau, một cuộc bức hại lớn đã đổ ập xuống Pháp Luân Công. Nhiều năm sau, tôi thường nghĩ, trong một chế độ chính trị hà khắc và tàn khốc như Trung Cộng, và chỉ mới mười năm trôi qua kể từ Vụ thảm sát ngày 4 tháng 6 năm 1989, làm sao chúng tôi có thể đi đến Văn phòng Kháng cao Quốc gia mà thỉnh nguyện chứ? Bởi vì các học viên Pháp Luân Công hoàn toàn không phải vì bản thân họ. Đây là điều mà Trung Cộng vĩnh viễn cũng không hiểu được, không dám nhìn thẳng vào.

Vì tín ngưỡng mà biện hộ, vì chân lý mà lên tiếng, vì người khác mà thỉnh nguyện chấm dứt bức hại, vô tư không sợ hãi, đây chẳng phải là giá trị cốt lõi của văn hóa truyền thống Trung Quốc sao? Các học viên Pháp Luân Công đã làm được, và chính nhóm người này thực sự đang khôi phục lại văn hóa truyền thống và chứng kiến ​​kỳ tích của văn minh nhân loại. Chính vì vậy mà ĐCSTQ sợ nhất, bởi vì trong xương tủy của ĐCSTQ là phản truyền thống, phản chính thống, phản chân lý, phản giá trị phổ quát của nhân loại. Nếu bạn muốn tu đức lập mệnh, tôn kính trời đất, bảo vệ chân lý thì nó nhất định sẽ coi bạn là kẻ thù và muốn nhanh chóng nhổ cỏ tận gốc để yên tâm sau này.

Dưới khuôn khổ cực quyền và logic cường quyền như vậy, hết thảy những cái gọi là pháp chế, văn minh, và nhân quyền của Trung Cộng đều là ngụy trang, nguy thiện. Cái gọi là chế độ kháng nghị và điều lệ khiếu kiện của Trung Cộng ra rả rằng “lắng nghe tiếng lòng của nhân dân” và “thay dân làm chủ”, sau khi phớt lờ Cuộc thỉnh nguyện hòa bình ngày 25 tháng 4 năm 1999 của các học viên Pháp Luân Công ôn hòa, thì từ đầu đến cuối đều là luật rừng. Sau “ngày 20 tháng 7”, “Văn phòng tiếp đơn khiếu nại của chính phủ” các cấp các nơi đều trở thành cướp ngày ngang nhiên lộng hành bắt bớ dân như tội phạm.

Trong 24 năm qua, người dân ở Đại lục đã nỗ lực bảo vệ quyền và lợi ích của mình bằng con đường thỉnh nguyện do Trung Cộng thiết kế ra. Nguyên nhân đi khiếu nại có nhiều loại, như cưỡng chế phá dỡ, vắc-xin giả, tố giác tham quan, kẻ làm việc ác, cựu chiến binh đi thỉnh nguyên, hoặc tìm người thân, án oan-sai-giả. Kết quả là, ai ai cũng biết Trung Cộng tổ chức một lượng lớn nhân viên chuyên trách, phân bổ một lượng lớn quỹ tài chính để ngăn chặn những người đi thỉnh nguyện, rồi tống họ vào trại giam hắc ám, thậm chí bắt đi lao động cải tạo, kết án tù. Chế độ thỉnh nguyện của Trung Cộng là một mạng lưới lớn bịt miệng người dân trên toàn quốc, là cái bao tải lớn để chặn bắt những người dân kêu oan trên toàn quốc, nó được dán lên cái mác là nền dân chủ mang màu sắc Trung Quốc để “dụ rắn ra khỏi hang”. Điều chờ đợi khi bạn bước vào là quả đấm thép của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Trong giai đoạn này, chế độ khiếu kiện của ĐCSTQ cũng bắt đầu bộc lộ diện mạo thật của nó trên phạm vi quốc tế. Vào khoảng năm 2010, hộ gia đình anh Hồ Yến và những người khác bị cưỡng chế phá dỡ để lấy mặt bằng làm Triển lãm Thượng Hải đã đến Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York thỉnh nguyện. Hộ gia đình ông Trương Côn Sơn ở tỉnh Hà Nam bị di dời lại chạy đến Phủ Tổng thống Đài Loan để kêu oan vì cho rằng Trung Hoa Dân Quốc mới là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc, mới là cơ quan bảo vệ công lý. Còn Giang Trạch Dân, thủ phạm ra lệnh bức hại Pháp Luân Công, đã bị Tòa án Quốc tế ở Argentina và Tây Ban Nha kết tội. Năm 2015, Giang Trạch Dân đã bị hàng triệu người trên khắp thế giới tố cáo, khiếu kiện, giờ đây, y đã là kẻ phạm trọng tội ở địa ngục vô gián.

Cuộc bức Pháp Luân Công đã dẫn đến sự thối nát của bộ máy tư pháp Trung Quốc, sự băng hoại đạo đức, lòng người ma biến, đưa xã hội này đến bờ vực tan vỡ và sụp đổ.

Nghĩ lại về thời đại quân phiệt Trung Hoa Dân Quốc, hiệu trưởng Lưu Văn Điển của Đại học An Huy có thể mắng mỏ Tưởng Giới Thạch, sinh viên của Đại học Giao thông Thượng Hải có thể tự lái tàu và đặt đường ray để đến Bắc Kinh thỉnh nguyện, trong khi những người trẻ tuổi ở Thượng Hải dưới thời ĐCSTQ sẽ bị bắt chỉ vì cầm tờ giấy trắng. Xưa có câu chuyện Nàng Đề Oanh cứu cha khiến Hán Vũ Đế cảm động tự suy xét lại và bãi bỏ nhục hình. Nhưng thời nay ở Đại lục, lại có những công chức đã nghỉ hưu lên kiến nghị thì bị cắt giảm bảo hiểm y tế hoặc chịu cảnh bị giam giữ.

Nhìn bộ dạng hiện tại của chúng sinh trong Đại lục, thảm trạng và loạn tượng ấy khiến lòng người quặn thắt, khó mà chợp mắt. Bốn thanh niên ở Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam đã tự tử bằng cách nhảy xuống vách đá, 13 học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở Thiên Tân tự sát… Tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn sung sức, phấn chấn nhất trong đời người, mà họ đã tâm ý nguội lạnh như tro tàn, quyết tìm đến cái chết. Nếu một người có chuyện thì đó là vấn đề của cá nhân hoặc gia đình, còn nếu một nhóm người có chuyện thì đó đã là vấn đề của xã hội và quốc gia.

Xã hội Trung Quốc đã mất đi đạo đức, khuyết thiếu tín ngưỡng; dục vọng khiến sinh mệnh bị hao mòn, sinh ra ma tính và yếu đuối. Hoàn cảnh xã hội này có khác chi cảnh sống của thú hoang trong rừng rậm, những hiện tượng như giết người tàn bạo, tự sát và tùy ý giết người xảy ra nhiều vô kể.

Điều đáng khâm phục và mang lại hy vọng là vẫn còn một nhóm người thế này: các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp vẫn bảo trì khí tiết của Cuộc thỉnh nguyện hòa bình ngày 25 tháng 4 năm 1999 và sự tường hòa, kiên định bền bỉ mang vẻ đẹp của Chân-Thiện-Nhẫn và chân tướng cuộc bức hại Pháp Luân Công truyền đến những người thiện lương trên khắp thế giới. Các bạn độc giả, mỗi người trong đời đều có lúc mê mờ thâm sâu. Khi gặp các đệ tử Đại Pháp giảng chân tướng cho bạn, xin đừng vì đã để những tuyên truyền của Trung Cộng mà bạn đã nghe từ trước làm chủ, hãy mở rộng lòng để nhìn rõ chân tướng có lẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với bạn này.

Xin đừng khước từ, đó là chân tướng mà bạn đã chờ đợi bấy lâu nay. Cơ duyên để hoàn thành ước nguyện tùy thuộc vào bạn có nắm bắt hay không.

(Phụ trách biên tập: Minh Vũ)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/4/12/458708.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/4/25/208202.html

Đăng ngày 20-05-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share