Bài viết của Cao Tư Vũ, phóng viên Minh Huệ tại Thụy Sỹ

[MINH HUỆ 03-05-2023] Trong buổi mít-tinh diễn ra vào ngày 29 tháng 4 năm 2023 tại Kornhaus ở trung tâm thành phố Bern, thủ đô của Thụy Sỹ, ngay sau khi biết về cuộc bức hại đối với Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc, anh Martin, một bác sỹ trẻ, đã lập tức hỏi: “Tôi có thể làm điều gì để trợ giúp các bạn?”

134b30fa10046c4a4fb7ebe27b253bd7.jpg

Anh Martin, một bác sỹ trẻ, thể hiện sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công

Để kỷ niệm 24 năm Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Bern để kêu gọi lập tức chấm dứt cuộc bức hại. Họ đã đọc một bức thư ngỏ bằng tiếng Đức và tiếng Trung thảo luận về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại đang diễn ra, đồng thời hối thúc các quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thoái Đảng.

f6ee4abd51e41768b3108f670b394ec7.jpg6f59bcb8aee60fb9a2b70530722962c5.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đọc thư ngỏ bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc tại Bern, yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại

Buổi chiều cùng ngày, các học viên đã tổ chức một buổi mít-tinh tại khu vực sầm uất của thành phố ở gần Kornhaus. Khi thấy các học viên lặng lẽ ngồi tọa thiền, nhiều người đã dừng lại để đọc thông tin trên các bảng trưng bày. Những người qua đường đứng chờ phương tiện giao thông công cộng cũng lắng nghe các học viên phát biểu. Một số người đã hỏi thêm thông tin từ những học viên đã phát tờ rơi, trong khi những người khác đến thẳng quầy thông tin để ký bản kiến nghị nhằm kêu gọi chấm dứt sự tàn bạo đang diễn ra ở Trung Quốc. Anh Martin là một trong số đó. Anh cho biết sau khi trở về nhà, anh sẽ lên mạng để tìm kiếm thêm thông tin về Pháp Luân Đại Pháp.

1aed27af7e63f941f601b8d97305e9e3.jpg7b22c5ba6dbe55d0e5e5bc1d992b472f.jpg32fd047f3d9e38977acdf398bcd66097.jpge04c70108c22c236559328a8db592002.jpg

Các học viên trình diễn các bài công pháp tại trung tâm thành phố sầm uất của Bern

69ca35807f03f8e616836f023d600711.jpg

Một học viên đọc bài phát biểu giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp, phổ biến thông tin về cuộc bức hại đang diễn ra và Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ở Bắc Kinh 24 năm trước

0bce18368fbd8805b32f9a51c10214d7.jpgbc71eca5b5a12395be532a7ded00bac4.jpge8b090de3e2ef4391e5355422989c73b.jpg5de607ee63a4a8bcc874ea4cf35802b6.jpg8c3de6e6dcedea52c56a0a8b6f73d19c.jpg

Mọi người dừng lại để ký bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt sự tàn bạo ở Trung Quốc

ff06261b63986efef2711b0dae7b0a11.jpg

Một học viên giải thích Pháp Luân Đại Pháp là gì và ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Đại Pháp như thế nào

Cuộc bức hại đối với Pháp Luân Đại Pháp chính là cuộc đàn áp đối với những người thiện lương theo đuổi chân lý

f4f09672a7112f0ecdd5db69c9afb6c6.jpg

Cô Daniele cầm tấm biển có dòng chữ “Chấm dứt bức hại Pháp Luân Công” trong các hoạt động để kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4. Cô hy vọng nhiều người hơn nữa sẽ cùng tham gia vào nỗ lực chấm dứt cuộc bức hại.

Cô Daniele Gfeller là giáo viên dạy nghệ thuật cho trẻ em. Cô cho biết cô đã nhận được thông tin về Pháp Luân Đại Pháp tại các hoạt động trước đó do các học viên tổ chức, vậy nên cô đã hiểu Pháp Luân Đại Pháp là gì. Cô nói: “Tôi có ấn tượng vô cùng tốt về Pháp Luân Đại Pháp, họ tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Điều đó thật tuyệt diệu.“

Cô cũng bày tỏ suy nghĩ của mình về cuộc bức hại kéo dài 24 năm của ĐCSTQ, cô cho hay: “Cuộc bức hại này đã kéo dài quá lâu rồi, thế nhưng nó vẫn chưa kết thúc. Thật thương tâm. ĐCSTQ ủng hộ thứ xấu và đàn áp điều tốt bởi họ chỉ muốn quyền lực. Những người dân theo đuổi chân lý và tín Thần lại bị họ coi là chướng ngại. Chính quyền đó muốn trừ bỏ những người thiện lương (các học viên Pháp Luân Đại Pháp) mà họ cho là cản đường họ. Điều này thực sự khiến người ta phải đau lòng.”

Cô bày tỏ sự bất bình trước nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm của ĐCSTQ. Cô cho hay: “Đó là điều đáng bị chỉ trích nhất. Những ai làm loại việc như vậy cần phải bị bắt giam lại. Điều đó chà đạp lên tất cả các quyền của con người.”

Cô Gfeller đã ký bản kiến nghị nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại. Cô cho hay: “Cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Đại Pháp cần phải chấm dứt. Tôi hy vọng có thể góp sức mình cho việc này.” Cô còn đề nghị các học viên chụp lại hình ảnh cô đang cầm tấm biển kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt những hành động tàn ác. Cô cho hay: “Tôi hy vọng Thần sẽ gia trì, để mọi người có can đảm ủng hộ các học viên Pháp Luân Đại Pháp, để chúng ta có thể cùng nhau chấm dứt điều này.”

Bức hại Pháp Luân Đại Pháp là tội ác không thể tha thứ

Ông Werner Wythenbach đã lắng nghe một học viên phát biểu tại buổi mít-tinh. Sau đó, ông ký bản kiến nghị nhằm chấm dứt cuộc bức hại. Ông cho hay: “ĐCSTQ đang tra tấn người dân và lấy nội tạng của họ mà không được sự đồng thuận. Đó là một tội ác phản nhân tính, khiến mọi người không thể tự do biểu đạt quan điểm của mình. Tội ác này là không thể tha thứ. Nó cần phải chấm dứt.”

Ông Wythenbach hy vọng thông qua việc thu thập chữ ký cho bản kiến nghị và đệ trình lên Chính phủ Thụy Sỹ, “người dân có thể thay đổi quan điểm. Như đã nói trong bài phát biểu, tôi hy vọng điều đó sẽ khuyến khích mọi người thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Mọi người cần được sống tự do mà không bị bức hại. Đó cũng chính là tâm nguyện của tôi.”

Bản thân việc bức hại Pháp Luân Đại Pháp đã cho thấy ĐCSTQ sai lầm thế nào

Khi biết về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với những người hành xử theo Chân-Thiện-Nhẫn, ông Jonathan Reitze cho hay: “Khi một hệ thống chính trị cảm thấy cần đàn áp những người dân như thế, thì bản thân điều đó đã cho thấy chính quyền đó sai lầm thế nào rồi. Bởi vì họ (các học viên Pháp Luân Đại Pháp) thực hành tu luyện vì sự yêu mến, vì một cuộc sống tốt đẹp, thế nhưng ĐCSTQ lại phát động một chiến dịch bức hại họ. Bản thân điều đó đã cho thấy cái chính quyền đó sai lầm thế nào. Người ta có thể thấy rất rõ ràng.”

Cô Anna Bosshard, nhân viên công tác xã hội, cho biết: “Những người này (các học viên Pháp Luân Đại Pháp) rất có tính tự chủ, nhưng ĐCSTQ lại cố gắng để kiểm soát họ.” Cô đã nói về những hoạt động khác nhau của người dân được tổ chức bên ngoài Tòa nhà Quốc hội Thụy Sỹ, hoàn toàn đối lập với an ninh nghiêm ngặt bên ngoài Trung Nam Hải, nơi đặt trụ sở của chính quyền trung ương ở Trung Quốc. Cô cho hay: “Nếu một chính phủ sợ hãi dân chúng và không cho dân chúng đến gần thì đó không phải là điều tốt. Nó là một hình thức áp chế. Tôi biết rõ những thống khổ kinh hoàng mà người dân Trung Quốc phải gánh chịu. Bản thân cuộc bức hại đã cho thấy người dân không thể biểu đạt quan điểm của mình. Điều đó không đúng.“

Cô Bosshard cũng thấy rằng mọi người hiếm khi nói về sự đàn áp của chính quyền, cho rằng có lẽ là vì điều đó bị cấm ở Trung Quốc. Cô đã ký bản kiến nghị và nói: “Điều đó thể hiện của sự ủng hộ của tôi đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp.” Cô cũng định sẽ chia sẻ với nhiều người hơn nữa để họ biết về những gì đang diễn ra ở Trung Quốc, và hy vọng rằng điều đó có thể giúp ngăn chặn sự tàn bạo.

Tôi hy vọng nhiều người hơn nữa có thể chung tay chấm dứt điều này

Cô Lena Kane, giáo viên dạy tiếng Pháp và tiếng Đức cho học sinh cấp hai, đã đọc các báo cáo trên phương tiện truyền thông về những việc làm của ĐCSTQ nhưng đây là lần đầu tiên cô nghe nói đến Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi biết bối cảnh của Cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 cách đây 24 năm, cô đã khen ngợi các học viên.

Cô cho rằng thật khủng khiếp khi ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Đại Pháp, cô nói: “Các học viên đã rất nỗ lực nhằm chấm dứt những gì đang xảy ra ở Trung Quốc. Tôi nghĩ họ là những người tốt. Họ hy vọng thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Tôi muốn ủng hộ họ.”

Sau khi ký bản kiến nghị, cô Kane nói: “Tôi nghĩ việc này sẽ khởi tác dụng và lời kêu gọi của chúng ta sẽ được lắng nghe. Là một cá nhân mà nói thì có lẽ sẽ không đem lại tác động lớn, nhưng nếu mọi người cùng chung sức thì chúng ta sẽ có thể làm điều được gì đó. Tôi nghĩ chúng ta cần ủng hộ việc này.”

Cô Susan Weber, nhà tâm lý học, cho biết cô đã xem một bộ phim tài liệu về cuộc bức hại khi ở Zurich. Ngay khi thấy hoạt động của các học viên, cô đã đến để ký bản kiến nghị. Cô cho biết: “Tôi cảm thấy thật tuyệt vời khi có thể làm điều gì đó để chấm dứt cuộc bức hại này.”

Cô đã thể hiện quan điểm của mình về nạn thu hoạch nội tạng. Cô cho hay: “Tôi không thể tưởng tượng nổi làm sao một chuyện như thế lại có thể xảy ra. Thật quá tàn nhẫn. Tôi hy vọng thông qua việc ký bản kiến nghị, nhiều người hơn nữa có thể chú ý đến điều này. Thụy Sỹ không nên trung lập đối mọi vấn đề.”

Bối cảnh: Khái quát về Cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc, vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện được thực hành tại hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người đã học các bài giảng dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, và đã có những chuyển biến tích cực về sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Ngày 23 và 24 tháng 4 năm 1999, cảnh sát ở Thiên Tân, một thành phố gần Bắc Kinh, đã hành hung và bắt giữ hàng chục học viên tụ họp bên ngoài trụ sở của một tòa soạn để trao đổi về những sai lệch trong một bài báo mới đăng nhằm công kích Pháp Luân Đại Pháp. Khi tin tức về cuộc bắt giữ lan rộng, nhiều học viên hơn nữa đã tới hỏi thăm các cán bộ ở đây và được chỉ dẫn phải đến Bắc Kinh khiếu nại.

Hôm sau, ngày 25 tháng 4, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tự phát tập trung tại Văn phòng Kháng cáo Trung ương tại Bắc Kinh theo chỉ dẫn của các quan chức Thiên Tân. Cuộc tụ họp này diễn ra hết sức ôn hòa và trật tự. Một số đại diện của các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã được mời vào gặp Thủ tướng Chu Dung Cơ và các cán bộ của ông. Chiều tối cùng ngày, các quan ngại của các học viên đã được giải đáp, những học viên bị bắt giữ ở Thiên Tân đã được thả, các học viên liền trở về nhà.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng lớn của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng nên đã ra lệnh cấm môn tu luyện này vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Trang Minghui.org đã xác nhận hàng nghìn học viên bị bức hại đến chết trong những năm qua. Con số tử vong thực tế được cho là cao hơn nhiều. Số người bị cầm tù và tra tấn vì đức tin của họ còn cao hơn nữa.

Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ đã hậu thuẫn cho tội ác thu hoạch nội tạng từ các học viên bằng cách sát hại các học viên bị giam giữ để cung cấp cho ngành công nghiệp ghép tạng.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/5/3/459463.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/7/208404.html

Đăng ngày 09-05-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share