Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 14-10-2023]
Tôi là một nữ đệ tử Đại Pháp, năm nay 63 tuổi, sống một mình ở vùng Đông Bắc. Tôi đã tu luyện Pháp Luân Công được 27 năm. Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã thay đổi tôi từ một người thường ích kỷ, lạnh nhạt, tính toán, lòng dạ hẹp hòi và tật đố trở thành một người tu luyện biết khoan dung, độ lượng, thiện lương, biết nghĩ cho người khác. Dưới đây, tôi sẽ chia sẻ đôi chút về việc dùng tâm thái của người tu luyện để xử lý một số sự việc xảy ra với tôi trong những năm qua.
1. Khoan dung và thiện đãi chồng cũ
Tôi và chồng cũ đã ly hôn cách đây 7 năm do có người thứ ba xen vào. Thời điểm đó, anh ấy đi công tác ở miền Nam, thường một, hai tháng mới về nhà một lần, lại thêm trong xã hội ngày nay, nhìn chung đạo đức con người đã bại hoại, chồng tôi đã bao nuôi “tình nhân” ở bên ngoài, khiến người phụ nữ đó có thai. Anh ấy đã thú thật với tôi rằng: “Anh bảo cô ta bỏ đứa bé đi, nhưng cô ta không làm.” Tôi nói: “Đó là một mạng người mà! Giữ đứa nhỏ là đúng rồi. Em không thể vì lợi ích của mình mà khuyên anh làm chuyện như vậy được, đứa nhỏ ấy, chúng ta cũng có thể đưa về nuôi dưỡng, em sẽ coi nó như con ruột của mình.“
Tôi biết rõ đứa nhỏ này sinh ra sẽ ảnh hưởng đến gia đình chúng tôi, nhưng tôi vẫn khuyên anh hãy đi chăm sóc cô ấy cho tốt, đừng gây thêm áp lực cho cô ấy, để đứa trẻ chào đời rồi tính tiếp. Tôi nói: “Em tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, là tu thiện, em rất trân quý mỗi một sinh mệnh, đừng nói là con người, động vật chúng ta cũng không thể làm hại.” Anh ấy rất cảm động và nói: “Anh sẽ đối xử tốt với em.”
Sau này, chúng tôi quả thật phải ly hôn vì đứa trẻ này. Để bày tỏ nỗi day dứt, anh ấy đã để lại toàn bộ tài sản. Nhưng sau khi dàn xếp, tôi vẫn để cho anh ấy phần lớn tài sản. Tôi nói: “Con anh còn nhỏ, người phụ nữ đó cũng không có việc làm, hơn nữa anh cũng sắp về hưu rồi, kiếm tiền cũng không dễ dàng gì, con gái chúng ta đã đi làm rồi, anh cứ lấy nhiều hơn chút đi.”
Chuyện này đến tai gia đình bên nhà anh ấy, anh cả nói: “Em dâu này, anh thực sự không ngờ em lại có thể giải quyết chuyện này như vậy, anh thực sự phải nhìn em bằng con mắt khác đấy.” Dì của đứa trẻ (em gái của chồng cũ) nói với tôi: “Chị ơi, ông cụ (ý nói bố chồng) bảo trong mấy người con dâu, cụ có ấn tượng tốt nhất đối với chị.” Tôi nói với họ rằng, tôi chính vì tu luyện Pháp Luân Công, nên mới khoan dung như vậy, nếu là tôi trước kia, thì tôi không thể đối đãi được như vậy.
2. Tôi làm thế nào để sống hòa hợp với mẹ kế 。
Mẹ tôi qua đời ở tuổi 70, bố tôi sức khỏe yếu, mắc nhiều bệnh mãn tính. Con cái đều bận rộn vì cuộc sống, không ai ở nhà chăm sóc ông cụ được. Để có người chăm lo phần đời còn lại, năm sau bố tôi lấy vợ. Tôi gọi bà là dì Lưu.
Tôi nhớ Sư phụ đã dạy đệ tử chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn làm người tốt, bởi vậy, tôi đối xử rất tốt với dì Lưu. Những dịp năm mới, lễ tết về thăm nhà, tôi lại mừng tuổi cho cha và cả mẹ kế, thuốc mà mẹ kế và cha tôi uống phần lớn là tôi chi tiền mua. Bà bị bệnh tim, khi về nhà tôi sẽ phụ giúp bà ấy làm nhiều việc, mỗi lần trở về, tôi đều dọn dẹp, lau chùi nhà cửa sạch sẽ.
Bà nói: “Con y như con gái của mẹ vậy, con gái ruột cũng chỉ làm đến thế là cùng.” Vì vậy, bà không chuyện gì không nói với tôi, tôi cũng giới thiệu vẻ đẹp của Đại Pháp cho bà, bà rất tin tưởng và thường xuyên niệm chín chữ chân ngôn, đôi khi bà cũng nghe Sư phụ giảng Pháp ở Quảng Châu và luyện các động tác. Nhưng bà không kiên trì, trước giờ vẫn chưa chính thức bước vào tu luyện.
Năm ngoái, bố tôi qua đời, trong gia đình phát sinh mâu thuẫn về vấn đề chi phí tang lễ. Người nhà tôi đều cho rằng chi phí tang lễ phải chi trả bằng tiền trợ cấp mai táng mà đơn vị làm việc của bố tôi gửi sau khi ông qua đời, nhưng dì Lưu muốn giữ lại khoản tiền này cho riêng mình. Tôi nghĩ lương của dì Lưu rất thấp, khi bố tôi qua đời, dì cũng chẳng còn nguồn thu nhập nào khác, dì ấy giữ lại thì cứ để dì giữ thôi.
Vì vậy, tôi đã chủ động bỏ tiền lo liệu tang lễ cho bố và giải quyết được cục diện khó xử lúc đó. Anh chị dâu lộ ánh mắt tán thán, dì Lưu cũng mỉm cười. Sau khi hàng xóm của dì Lưu biết chuyện này, họ cũng nói rằng con cái bên nhà tôi thật nhân nghĩa. Sau này, tôi giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cho họ, họ đều tin tưởng và làm tam thoái (thoái xuất khỏi các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc).
3. Coi việc của đồng tu như việc của mình
Giúp đỡ con của đồng tu
Chị Linh đồng tu bị bắt giữ và kết án phi pháp 6 năm tù. Con trai của chị là Dương Dương, đã 37, 38 tuổi, độc thân, năng lực tự chủ cuộc sống rất kém, cũng không tìm được công việc, đi làm ở đâu được dăm ba bữa là bị người ta cho thôi việc, khiến mọi người có cảm giác cậu ấy mắc chứng trầm cảm. Cha cháu qua đời hai năm trước khi chị Linh bị bắt. Do đó, chị Linh vừa đi, gia đình chị như tan vỡ, con trai chị hàng ngày phải đi ăn đồ bán bên ngoài. Đôi khi tôi nấu mấy món ăn ngon cho cháu và bảo cháu học Pháp nhiều hơn, học cách lo liệu việc nhà và kiếm việc làm.
Một lần, tôi đến thăm cháu vào dịp Năm mới, cháu ốm nặng không dậy được, người gầy như que củi, mọi chỉ số hóa nghiệm của bệnh viện đều không đạt. Chân đau, đầu choáng váng, tim đập nhanh, đi đứng loạng choạng, bụng chướng đau nên chỉ có thể ăn được đồ ăn mềm. Cháu nói: “Dì ơi, con không sống nổi nữa. Con có thể đến nhà đồng tu của dì điều dưỡng một thời gian được không?” Tôi nói: “Nhà cậu, thím của con không được sao?” Cháu nói: “Mọi người đều lấy đủ loại lý do để chối từ.” Tôi nói: “Còn là nam, lại lớn thế này đến nhà đồng tu cũng rất bất tiện, nhà đồng tu còn có người thường. Thế này đi, nhà dì bây giờ chỉ có mình dì, con có thể đến nhà dì ở một khoảng thời gian và dì còn có thể tìm những đồng tu khác giúp con.”
Thực ra, lúc đó lòng tôi cũng không hề muốn vậy. Cậu ấy đâu phải con nít! Người 37, 38 tuổi, thật ra đã phải là người chủ gia đình rồi, rõ là bất tiện. Không có cách nào, cứu mạng người là khẩn cấp. Sau khi cậu ấy tới, tôi dẫn dắt cậu ấy học Pháp, luyện công, hướng nội tìm. Cháu nhận ra hai năm qua đã làm rất nhiều điều không phù hợp với Pháp, cháu đã dập đầu sám hối trước Pháp tượng Sư phụ, bày tỏ mong muốn chân tâm tu luyện.
Đồng thời trong sinh hoạt, tôi cũng cố gắng chăm sóc cháu và nấu những món thịt, cá, mà cháu thích ăn. Cháu bị đầy hơi dạ dày, mỗi bữa chỉ ăn được một ít, một ngày ăn năm sáu bữa. Tôi cảm thấy thực sự mệt mỏi, nghĩ bụng thế này chẳng phải giống như hầu hạ người ở cữ sao? Nhưng nghĩ cháu có thể quay trở lại Đại Pháp là điều Sư phụ muốn, cứu mạng người là việc lớn nhường nào! Khổ cực là một phần trong tu luyện của tôi, phải nhẫn. Có lúc tôi bận quá, cũng tìm đồng tu tới dẫn dắt cháu học Pháp, còn tôi nấu ăn cho cháu.
Qua một tháng nỗ lực, dưới sự gia trì của Sư phụ, sức khoẻ của cháu đã hồi phục. Cháu vui mừng nói: “Dương Dương con đã sống lại rồi.”
Giúp đồng tu trong nhóm học Pháp cùng nhau đề cao
Nhóm học Pháp chúng tôi có khá nhiều đồng tu cao tuổi, một số chỉ mới học tiểu học được ba hoặc bốn năm, một số có trình độ học vấn cao nhưng chưa bao giờ tiếp xúc với máy tính. Vì để mọi người đề cao và thăng hoa trong chỉnh thể, tôi đã dạy đồng tu cao tuổi A và C học cách truy cập trang web Minh Huệ và tự đọc các bài chia sẻ. Tôi cũng giúp đồng tu A và B viết bài để chia sẻ tại Pháp hội. Quá trình này mặc dù chiếm rất nhiều thời gian học Pháp của tôi, đôi khi tôi còn bị các đồng tu trách móc, nhưng có thể giúp các đồng tu thực hiện nguyện vọng của họ, thì tôi cũng rất vui, bởi vì cái tâm này là vị tha, là yêu cầu của Đại Pháp đối với người tu luyện.
Tôi còn tải Phát thanh Minh Huệ xuống thẻ microSD để cho các đồng tu nghe. Các đồng tu nói rằng họ có thể nghe Phát thanh Minh Huệ trong lúc làm việc nhà, không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn đề cao ngộ tính và chính niệm nhanh chóng. Đồng tu cao tuổi B nói: “Năm ngoái, tôi vượt qua được quan giả tướng nghiệp COVID-19 là vì đề cao ngộ tính nhờ nghe Phát thanh Minh Huệ. Tôi phải cảm ơn cô nhiều lắm.” Tôi nói: “Bác cảm tạ Sư phụ thôi! Là Sư phụ bảo tôi giúp bác đó.”
4. Tôi đã kết mối thiện duyên với dân công nông thôn
Mùa hè năm 2016, một nhóm dân công từ nông thôn lên, đến khu phố chúng tôi. Họ nói sẽ lắp một lớp vật liệu cách nhiệt (tấm xốp phenolic) bên ngoài tất cả các tòa nhà trong khu cộng đồng, như vậy sẽ làm nhiệt độ trong nhà tăng lên khoảng ba độ vào mùa đông. Quá trình thi công rất vất vả, các công nhân phải thức khuya dậy sớm, thời tiết nắng nóng, nhưng có một số người ngại phải mua nước đóng chai uống. Thấy vậy, tôi đun một phích nước ở nhà rồi đem ra ngoài, treo túi đựng cốc giấy lên miệng phích rồi bảo họ cứ tự lấy mà uống.
Hôm sau, có một cậu bảo tôi không cần đun nước, nước lạnh là được rồi, trời nóng quá uống chút nước lạnh sẽ dễ chịu hơn. Tôi nói, vừa hay nhà tôi có máy lọc nước, nước chảy ra là nước lọc, có thể uống trực tiếp, không gây đau bụng. Lúc này, có một chú em hỏi: “Bà chị có tín ngưỡng nào không?” Tôi nói: “Có, tôi luyện Pháp Luân Công. Pháp Luân Công dạy con người hướng thiện.” Từ đó trở đi, tôi thường xuyên xuống chuyện trò với họ, tận dụng cơ hội để giảng chân tướng cho họ và thuyết phục họ tam thoái, phần lớn họ chỉ mới vào đội và đều chọn thoái xuất sau khi minh bạch.
Một hôm, các công nhân đang lắp tấm cách nhiệt cho tường nhà tôi. Tôi mở cửa sổ, đưa cho mỗi người họ một cốc nước, trò chuyện với họ về thói quen sinh hoạt hàng ngày và ân cần thăm hỏi họ làm việc vất vả thế nào, sau đó tôi giảng chân tướng về tình hình Đại Pháp đã được hồng truyền ra khắp thế giới, về chân tướng vụ “tự thiêu Thiên An Môn” là giả tạo. Tất cả họ đều vui vẻ chọn lựa thoái làm tam thoái.
Có một lần, trời chợt đổ mưa kèm theo giông, mưa mau rất to. Hai cậu thanh niên nói: “Chị ơi, chúng tôi chui nhờ qua cửa sổ nhà chị rồi đi qua phòng khách thì sẽ không bị ướt, nếu leo xuống giàn giáo cao như vậy, sẽ không kịp mất.” Tôi nói không vấn đề gì, leo qua đây đi. Họ liên tục nói cảm ơn. Sau này họ kể với tôi: “Hai hôm trước trời mưa, có gia đình kia không cho họ đi qua. Vì khắp người họ đều lấm lem bùn đất và vôi trắng, sẽ làm bẩn sàn nhà, nên thường mọi người sẽ không cho họ đi. Lúc đó, trong lòng tôi chỉ nghĩ là sẽ không để họ bị ướt mưa là được rồi.
5. Tôi và bà thông gia giống như hai chị em
Năm 2016, con gái tôi và con trai bà thông gia sắp sửa kết hôn, tiệc cưới sẽ do nhà trai chủ trì. Bà thông gia sợ tôi kén chọn, cho nên việc đặt phòng khách sạn và tổ chức lễ cưới đều để tôi cùng đi để hỏi ý kiến. Tôi biết gia đình bà thông gia không có điều kiện lắm, nên trong quá trình này cứ nghe bà ấy, còn đề xuất với bà ấy làm sao cho đơn giản, tiết kiệm nhất có thể. Bà ấy rất vui. Ngay cả người của công ty tổ chức tiệc cưới cũng nói: “Chị đúng là bà thông gia tốt bụng, chúng tôi sẽ cố gắng giúp chị tiết kiệm tiền. Vừa nãy, tôi tiếp hai bên thông gia nhà kia, bên nào cũng muốn theo ý mình.”
Hai năm trước, các con muốn mua nhà, hai đứa đang sống ở thành phố lớn, giá nhà khoảng 40.000 đến 50.000 nhân dân tệ một mét vuông, nên số tiền đặt cọc là một đến hai triệu nhân dân tệ. Gia đình bà thông gia chỉ đủ khả năng bỏ ra 300.000 nhân dân tệ, còn nhà tôi đưa 1,8 triệu nhân dân tệ để giúp các con trả tiền đặt cọc. Thực ra hiện nay, các con mua nhà thì mỗi bên gia đình phải chi trả một nửa, bởi vì nhà nào cũng là con một. Tôi cũng căn dặn con gái phải biết thông cảm cho mẹ chồng, nhà họ kiếm tiền ít hơn, nhà mình có điều kiện, nên mẹ cho con nhiều hơn, đừng so đo quá làm gì, hai con sống tốt là được rồi.
Nhà tôi phòng ốc rộng rãi nên mỗi dịp Tết, tôi đều dành một ngày để mời ba người bên thông gia đến làm khách. Họ ăn uống, chơi mạt chược, còn tôi nấu ăn cho họ. Hai gia đình chúng tôi có khoảng thời gian vui vẻ ấm áp. Chân tướng Đại Pháp thì tôi đã giảng cho họ từ lâu rồi, họ cũng đều làm tam thoái rồi. Đặc biệt là bà thông gia rất tán thành Đại Pháp, nhà tôi có chuyện gì, bà đều đến giúp đỡ. Trong kỳ họp “Lưỡng hội” năm nay, tôi bị người của tà đảng bắt cóc, bức hại, và xuất hiện nghiệp bệnh, bà thông gia đã đến bệnh viện chăm sóc tôi. Bệnh nhân cùng phòng đều nói hai người chúng tôi giống như hai chị em gái.
Trên đây là một số điều xảy ra xung quanh tôi trong cuộc sống thường ngày chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp, tuy là những việc nhỏ nhặt nhưng có thể thể hiện ra uy đức của Đại Pháp trong việc cải biến nhân tâm, khiến tôi từ một người ích kỷ và lòng dạ hẹp hòi trở thành một người tu luyện biết nghĩ đến người khác.
(Phụ trách biên tập: Vu Duyệt)
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/10/14/465074.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/7/214620.html
Đăng ngày 06-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.