Bài một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại thành phố Trùng Khánh

[MINH HUỆ 16-8-2007] Tôi đã trải qua nhiều khó nạn cái này kế tiếp cái kia trong sự tu luyện của tôi. Điều mà tôi đối mặt gần đây là sự khó khăn để thức dậy sớm tập công. Dù sự khó khăn này tương đối dễ vượt qua so với những khó nạn gặp phải trước đây. Tôi vẫn cần dùng chính niệm và chính hành để vượt qua, để phù hợp với tiêu chuẩn của Pháp. Tôi xin kể cho các bạn nghe cách mà tôi giải quyết nó.

Tôi hơi có khó khăn để thức dậy lúc 6:00 giờ sáng để phát chính niệm với các đồng tu trên khắp thế giới (vì công việc của tôi khá vất vả). Đôi lúc tôi không thể làm tốt việc phát chính niệm vào sáng sớm. Tôi càng lúc càng khó khăn hơn để thức dậy hai giờ sớm hơn 6:00 giờ sáng để tham gia tập công chung, nhưng tôi bắt đầu tham gia vào đó sau nhiều ngày chuẩn bị tinh thần. Lúc đầu tôi cảm thấy thiếu năng lực và đầu tôi bị đau nhức. Mắt tôi khó mở vì chúng cũng bị đau. Tôi cũng cảm thấy đau ở vùng trán. Đôi lúc tôi cũng cảm thấy tôi muốn ói. Lúc đau đớn nhất là lúc ra khỏi giường; đôi lúc chuông đồng hồ reo trong một phút nhưng vẫn không đánh thức tôi dậy được. Đôi lúc, sau khi tôi cố gắng để thức dậy, nhưng tôi lại ngủ tiếp. Cũng có lúc khi tôi thức dậy và tập công, nhưng sau khi phát chính niệm lúc 6:00 giờ sáng, tôi lại trở lại giường và ngủ tiếp cho đến 8:00 hoặc 9:00 giờ sáng. Đôi lúc tôi tập công trong hai ngày với nhiều khó khăn tranh đấu, và sau đó ngưng hai ngày. Tôi cảm thấy chóng mặt suốt ngày và không có sức lực. Thậm trí tôi không thể học Pháp tốt. Tôi cảm thấy rất lo lắng.

Tình trạng này khiến tôi cảnh giác. Tôi đã thay đổi tư tưởng thông thường của tôi từ trong căn bản chưa? Tôi có xem tôi là một học viên Đại Pháp không? Tôi có xem tôi là một vị thần không? Người thường không thể chịu đựng được khi ngủ ít. Chỉ có người tu luyện mới có thể vượt qua. Chỉ có những người mà đang đi trên con đường thành thần mới có thể thực hiện được. Là một người tu Đại Pháp, tôi phải thay đổi tư tưởng người thường của tôi mới được. Tôi phải thay đổi cái quan niệm là người ta sẽ buồn ngủ nếu bị ngủ ít. Sư tu luyện Đại Pháp là siêu thường.

Sư phụ đã giảng rõ trong đoạn dạy Pháp ‘Không trong ngũ hành, ra ngoài tam giới’:

“Khi chư vị tu đến mức này, tất cả tế bào của thân thể chư vị đều được vật chất cao năng lương này thay thế; chư vị thử nghĩ xem, thân thể chư vị có còn cấu thành từ ngũ hành không? Có còn là vật chất của không gian này của chúng ta không? Nó đã cấu thành từ vật chất cao năng lượng gom chọn từ các không gian khác . Thành phần của chất Đức kia cũng là vật chất tồn tại trong không gian khác, nó cũng không chịu sự ức chế của trường thời gian của không gian này của chúng ta.” (Bài giảng số Hai «Chuyển Pháp Luân»)

Dù bề ngoài của một học viên Đại Pháp là như một người thường, trong căn bản, người đó đã hoàn toàn khác với một người thường. Qua học Pháp tôi hiểu thêm rằng khi chúng ta tu luyện đến một mức độ nào đó, cơ thể của chúng ta sẽ trở thành Phật thể, và cơ thể đó có thể đi vào các không gian khác. Không gian này hoặc các nguyên lý thông thường của thế giới này sẽ không hạn chế được loại cơ thể đó. Học viên vì vậy sẽ cảm thấy không có mệt mỏi. Đó chính là câu chú “Thân thần hợp nhất”. Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi cảm thấy rằng các câu chú của các bài tập thật sự mang những ý nghĩa sâu xa và có những biểu hiện thực cụ thể.

Một hiện tượng khác xảy ra khi thức dậy sớm và tập công. Đó là, sau khi tôi thức dậy sớm như vậy, trong khi tập công trong sự buồn ngủ, tôi cảm thấy không thoải mái, nhưng tư tưởng của tôi rất sôi động. Các việc mà tôi làm trong lúc ban ngày – các vấn đề làm sáng tỏ sự thật, các va chạm xung đột Tâm Tính vv… vẫn tiếp tục hiện ra trong trí tôi. Phải chăng chúng rõ ràng là can nhiễu? Tất cả các tư tưởng lạ lùng đó đến từ trong nghiệp tư tưởng của tôi. Chúng là quỉ can nhiễu! Chúng là sự phá hoại của các con quỉ! Người ta nhất định sẽ gặp phải sự can nhiễu này hoặc can nhiễu khác trên con đường tu luyện. Sự buồn ngủ và mệt mỏi là phản ánh của can nhiễu của quỉ, mà đang ngăn cản chúng ta tập luyện các bài công pháp và đắc viên mãn. Đó đúng như lời Sư phụ dạy,

“Chư vị luyện Công, chư vị đắc Đạo, phải chăng bao nhiêu thứ chư vị mắc nợ rồi chư vị không hoàn trả? Chúng không chịu, chúng sẽ không để chư vị luyện. Nhưng đây cũng là phản ảnh trong một tầng, qua một đoạn thời gian thì không cho phép hiện tượng này tồn tại; nghĩa là khi món nợ này qua đi rồi, thì không cho phép chúng lại đến can nhiễu nữa. Vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chúng tôi, sẽ tu được tương đối nhanh, đột phá về tầng cũng tương đối nhanh.” (Bài giảng số Sáu «Chuyển Pháp Luân»)

Tôi phải giữ chủ nguyên thần mạnh và nhận ra can nhiễu. Tôi phải gạt nó đi và không nhìn nhận nó trong tư tưởng của tôi. Đồng thời tôi phải buông bỏ các chấp trước của tôi về sự thoả mái và kiên định tiếp tục tập công buổi sáng. Do vậy tôi đã trải qua nhiều thay đổi không tưởng tượng được.

Sau đó tôi phát chính niệm trước khi đi ngủ. Khi tôi thức dậy buổi sáng và tập công, tôi tập trung vào nghe tiếng nhạc tập công và làm các động tác đúng theo lời chỉ dẫn của Sư phụ. Tôi giữ sự tập trung. Tôi nghĩ như là Sư phụ cũng dậy sớm để hướng dẫn chúng ta tập công. Sư phụ kêu gọi chúng ta và bảo vệ chúng ta ở bên cạnh chúng ta.

Tôi nhớ những lời Pháp của Sư phụ,

“Các Pháp Thân của tôi ngồi thành một vòng tròn, trên không úp trên trường luyện công, có Pháp Luân lớn, Pháp thân lớn ở trên nắp trông coi trường này. Trường này không phải là một trường bình thường, không phải là một trường luyện công bình thường: Mà là một trường tu luyện. Chúng ta có rất nhiều người có công năng đã thấy được trường này của Pháp Luân Đại Pháp chúng tôi, che phủ bằng ánh sáng đỏ, toàn là màu đỏ.” (Bài giảng thứ ba «Chuyển Pháp Luân»)

Trường năng lượng của tất cả các học viên tại Trung Quốc tập công cùng nhau phải là vô cùng vĩ đại. Trên con đường của chúng ta đi về viên mãn cuối cùng, Sư phụ dìu dắt tất cả các học viên Đại Pháp tại Trung Quốc chuyển hoá cơ thể Phật của chúng ta. Thật quá siêu thường! Quá vĩ đại!

Sư phụ nói, “Điều đó phải là một điều rất tốt. Tôi vẫn đang quan sát nó và xem cuối cùng nó sẽ ra sao.” (“Pháp Giảng tại Pháp Hội New York 2007” ngày 7 tháng Tư 2007) Vì Sư phụ đã nói đó là một điều tốt, chắc chắn nó là một điều tốt đẹp. Dù Sư phụ không nói rõ ý nghĩa, chúng ta có thể hiểu nó từ Pháp. Sư phụ đã nói với chúng ta. Tất cả các học viên Đại Pháp còn nhớ khi Sư phụ dạy Pháp tại thành phố Tế Nam tại tỉnh Sơn Đông, Sư phụ kêu các người nghe hãy để các cây quạt trong tay họ xuống. Trời rất nóng, phòng giảng đầy người khiến càng thêm nóng hơn. Vì vậy, quạt cây quạt là điều thông thường cho một người thường. Nhưng tại sao chúng ta không nên phẩy quạt? Những ai mà tin nơi Sư phụ và có một ngộ tính tốt để cây quạt xuống. Họ ngay tức khắc cảm thấy một luồng gió mát thổi qua.

Người ta sẽ không được nói cho biết hết tất cả những điều tốt trong chi tiết; nếu không nó sẽ như là kêu người ta đi đến đó và chụp lấy nó.

Cũng tốt khi người ta có thể hiểu điểm đó. Ai mà hiểu được thì đắc được. Hơn nữa, điều đó cũng phản ánh vấn đề lớn nhất – một người có niềm tin kiên định nơi Sư phụ hay không. Có thể, một ngày kia trước khi chúng ta đắc viên mãn, khi Sư phụ kêu chúng ta làm điều gì, chúng ta vẫn còn ngần ngại trong trạng thái nữa tin, chúng ta như vậy có thể hụt cái cơ hội mà chúng ta đã chờ đợi hằng triệu trịệu năm. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta quả thật sẽ hối hận và đau đớn vô cùng.

Học viên Đại Pháp, qua sự điêu luyện chín chắn trên con đường tu luyện gian khổ đã trở nên càng ngày càng trưởng thành, và Tâm Tính của họ đã được nâng cao. Công càng lên cao, sự thay đổi của cơ thể mà chúng ta kinh nghiệm được sẽ càng lớn. Vì vậy, vào thời điểm này, ý nghĩa của lời kêu gọi các học viên tập công chung cùng nhau của các chủ biên Minghui là khá rõ rệt, đó là để thăng tiến cùng nhau.

Hơn nữa, và càng quan trọng hơn, khi chúng ta đã thâu ngắn thời gian ngủ của chúng ta chúng ta sẽ có thêm thời gian để làm ‘ba điều’ cho tốt và cứu càng nhiều chúng sinh hơn. Chúng ta đã cận kề thời cuối của Chính Pháp. Tập Công buổi sáng cùng nhau là sự an bài tốt nhất mà Sư phụ đã làm cho chúng ta trên con đường đi đến viên mãn. Các hoàn cảnh mới và yêu cầu mới đã xảy ra trong Chính Pháp đều là ngược với các quan niệm và chấp trước con người, và các nguyên lý của cựu vũ trụ. Làm sao vượt qua các vấn đề đó và làm sao tu luyện bản thân là những vấn đề mà chúng ta phải đối diện một cách nghiêm túc.

Chúng ta không nên không xứng đáng với sự chờ đợi của Sư phụ trong mỗi bước đi của chúng ta. Nan hành năng hành! Khó có nghĩa là yêu cầu của Pháp đối với chúng ta càng cao, và chúng ta cần phải đạt đến những cảnh giới cao hơn nữa. Phải chăng đó là điều lớn lao vĩ đại nhất?

Khi tôi trở nên hiểu rõ Pháp, tôi hiểu rằng tôi phải thức dậy đúng giờ để tập công. Với thời gian qua, tâm tôi dần dần trở nên thanh tịnh và cảm giác buồn ngủ biến mất. Sự chóng mặt và đau đầu cũng trở nên càng lúc càng ít; nó đã tan biến đi. Cả cơ thể tôi được tắm trong tiếng nhạc tập công thoả mái. Tôi tập công một cách dễ dàng và thư thái, như là tôi được hợp nhất với tất cả các cơ thể của tôi nơi các không gian khác, và tôi tiếp tục thăng tiến dưới ánh sáng Pháp thiêng liêng.

Một khi chúng ta nhớ lời thề nguyện mà chúng ta đã làm, sự sốt sắng của chúng ta lúc đầu khi chúng ta được đắc Pháp, sự hãnh diện của chúng ta được làm đệ tử Đại Pháp trong thời Chính Pháp, tấm lòng chúng ta quí báu cơ hội tu luyện hiếm có này và sự biết ơn vô cùng của chúng ta đối với Sư phụ vì sự từ bị vô lượng của Ông – vậy sự mệt mỏi và buồn ngủ của chúng ta sẽ hoàn toàn biến mất và chúng ta sẽ bỏ lại khó nạn này sau lưng.

Tôi vừa đọc xong bài “Pháp giảng tại Thủ đô Mỹ Quốc” của Sư phụ (22 tháng bảy 2007). Đọc bài giảng này, chúng ta có thể càng rõ ràng hơn về Pháp. Sư phụ nói :

“Đó chính là điều đệ tử Đại Pháp làm. Nếu không cần làm những việc ấy, thì sự tu luyện của đệ tử Đại Pháp đã kết thúc rồi, vậy nên mọi người hiện nay đang làm những gì đều là cho chúng sinh.”

“Lần trước giảng Pháp tôi cũng nói rồi, tôi nói rằng viên mãn cá nhân của đệ tử Đại Pháp đã không là vấn đề, bấy giờ rất nhiều người còn chưa lý giải được rõ lắm. Thực ra chính là ý này. Tất nhiên trong quá trình này dường như là kéo dài con đường cuối cùng mà đệ tử Đại Pháp phải đi.”

“…Chúng ta có rất nhiều chúng sinh như thế mà chưa được cứu độ, chư vị còn phải trong một thời gian hữu hạn mà dựng lập uy đức to lớn hơn nữa cho bản thân mình, sao cho cuối cùng mọi người không phải hối hận gì về sự việc này. Vậy nên tôi mong rằng mọi người có thể thực thi tốt đẹp hơn nữa, xuất sắc hơn nữa.”

Xem xét những lời này, tại sao chúng ta vẫn còn chấp trước vào thời gian? Chúng ta phải thật sự dùng thời gian hạn hẹp này và mọi thứ chúng ta có để cứu chúng sinh và hoàn thành sứ mạng lịch sử của chúng ta, vì chúng ta không đến nơi này vì tư lợi hoặc vì tu luyện cá nhân, mà là vì cứu độ chúng sinh.

Do trình độ có hạn, tôi có thể có một số hiểu sai. Xin hãy chỉ điểm chúng ra.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/8/16/160949.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/8/22/88816.html

Đăng ngày 2-1-2008; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share