Bài của phóng viên Minh Huệ ở Thượng Hải, Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-01-2024] Bà Tùng Bồi Hỷ, 76 tuổi, ở Thượng Hải, đã bị đình chỉ lương hưu kể từ tháng 3 năm 2023 vì từ chối hoàn trả khoản phụ cấp sinh hoạt phí theo yêu cầu của các nhân viên bảo hiểm xã hội quận Hồng Khẩu, thành phố Thượng Hải. Bà cũng phải đối mặt với việc quấy rối hàng tuần từ chính quyền địa phương kể từ tháng 5 năm 2023.

Bà Tùng Bồi Hỷ vốn là kỹ sư tại Viện Nghiên cứu Vật lý Kỹ thuật Thượng Hải thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Bà bị sa thải vào năm 2000 vì không đồng ý từ bỏ Pháp Luân Công, một môn tu luyện cả thân và tâm đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp kể từ tháng 7 năm 1999.

Trong những năm sau đó, bà Tùng đã nhiều lần bị bắt cóc chỉ vì kiên trì với đức tin của mình. Bà đã hai lần bị đưa vào trại lao động cưỡng bức với thời gian tổng cộng ba năm (tháng 7 năm 2001 – tháng 7 năm 2003 và tháng 11 năm 2004 – tháng 11 năm 2005), và từng chịu án tù ba năm (tháng 8 năm 2009 – tháng 8 năm 2012). Trong thời than không bị giam giữ, bà cũng bị chính quyền liên tục sách nhiễu.

Vào tháng 2 năm 2022, hai nhân viên thuộc Ủy ban Quản lý Hưu trí của Viện Nghiên cứu Vật lý Kỹ thuật Thượng Hải, bao gồm Cung Hải Mai và Thời Huệ Phương (+86-13901714092), đã phối hợp với Trung tâm An sinh Xã hội Quận Hồng Khẩu để tìm cách thu lại khoản trợ cấp chi phí sinh hoạt (9.401,5 nhân dân tệ) mà Viện đã cấp cho bà Tùng vào tháng 5 năm 2016.

Bà Tùng từ chối trả lại số tiền này vì lương hưu và các khoản trợ cấp chi phí sinh hoạt nói trên đều là thu nhập hợp pháp của bà và không thể bị tịch thu. Ba nữ nhân viên của Trung tâm An sinh xã hội quận Hồng Khẩu gồm Diêu Cẩn (+86-18916876012), Hàn Quyên (+86-21-65080233) và Trương Văn Thấm (+86-18916877029), đã có buổi “nói chuyện” với bà ngày 27 tháng 3 năm 2023. Họ lại nói rằng bà phải hoàn trả “khoản nợ” 9.401,5 nhân dân tệ vì bà đã hai lần bị kết án lao động cưỡng bức và vào tù vì tu luyện Pháp Luân Công.

Bà Tùng cho rằng đây là một yêu cầu vô lý và đề nghị họ cung cấp căn cứ pháp lý. Sau đó, họ trích dẫn hai chính sách (một chính sách do Cục Nhân sự và An sinh xã hội Thượng Hải ban hành năm 2010 và một chính sách khác do Bộ Nhân sự và An sinh xã hội ban hành năm 2012), cả hai đều không cho phép người về hưu nhận lương hưu và trợ cấp sinh hoạt phí trong thời gian bị giam giữ.

Ba nhân viên này từ chối cung cấp bất kỳ chi tiết nào khác về các chính sách nói trên.

Bà Tùng đã gửi yêu cầu tra cứu thông tin tới Cục Nhân sự và An sinh xã hội Thượng Hải. Bà yêu cầu được biết tên đầy đủ của chính sách năm 2010, do cơ quan chính phủ nào soạn thảo, được thông qua vào thời điểm nào, có hiệu lực trong bao lâu và liệu chính quyền thành phố có chấp thuận chính sách này hay không.

Bà Tùng không nhận được phản hồi nào, nên đã đệ đơn khiếu nại Cục Nhân sự và An sinh xã hội Thượng Hải vì không phản hồi yêu cầu cung cấp thông tin của bà. Văn phòng Khiếu nại Thượng Hải đã chuyển đơn khiếu nại của bà đến Sở Cảnh sát quận Dương Phổ. Bà đã gọi điện đến văn phòng khiếu nại nhiều lần để hỏi về cơ sở pháp lý cho việc chia sẻ khiếu nại của mình với cơ quan cảnh sát nhưng không nhận được phản hồi.

Do bà Tùng từ chối hoàn trả khoản trợ cấp chi phí sinh hoạt nói trên, nên Trung tâm An sinh xã hội quận Hồng Khẩu đã đình chỉ lương hưu của bà vào tháng 3 năm 2023.

Bắt đầu từ tháng 5 năm 2023, ông Hàn Khánh Hữu (+86-13916397558), giám đốc Ủy ban Chính trị và Pháp luật quận Dương Phổ, một cơ quan có nhiệm vụ giám sát cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đã dẫn khoảng bảy người từ nhiều cơ quan khác nhau đến quấy rối bà tại nhà mỗi tuần một lần. Họ ra lệnh cho bà từ bỏ Pháp Luân Công và thanh toán “khoản nợ.”

Bài viết này mô tả chi tiết việc bà Tùng, sống ở thị trấn Ngũ Giác Trường, quận Dương Phổ, Thượng Hải, đã bị bức hại như thế nào. Trung tâm An sinh xã hội quận Hồng Khẩu có liên quan đến sự việc bức hại tài chính đối với bà Tùng, vì nơi làm việc cũ của bà nằm trong quận này.

Bước vào tu luyện Pháp Luân Công

Bà Tùng Bồi Hỷ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 1 năm 1997 và đã dần dần minh bạch được ý nghĩa thực sự của nhân sinh. Bà không còn tranh đấu vì lợi ích cá nhân nữa. Trước khi đắc Pháp, bà từng bị loét dạ dày, sỏi mật, tê cứng vai, viêm khớp và suy nhược thần kinh, sau khi tu luyện, những chứng bệnh này đều không còn nữa. Pháp Luân Công đã khiến bà trở thành một người khỏe mạnh và hạnh phúc hơn, sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, bà vẫn không hề dao động đức tin của mình.

Thời gian đầu bị đàn áp

Sau khi cuộc đàn áp bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, bà Tùng bị quản lý tại khu dân cư, đơn vị công tác, ủy ban khu phố và Đồn cảnh sát thị trấn Ngũ Giác Trường đã cử người giám sát bà suốt ngày đêm. Họ thường đột nhập vào nhà bà và đe dọa để buộc bà ngừng tập Pháp Luân Công. Gia đình bà luôn phải sống trong cảnh sợ hãi.

Bà Tùng đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào tháng 1 năm 2000 và bị bắt cóc. Sau khi bị áp giải về Thượng Hải, bà bị giam giữ tại Cục Di sản Văn hóa Thượng Hải trong 15 ngày, sau đó bị chuyển đến Trại giam Thượng Hải, tại đây, không rõ bà đã bị giam giữ trong bao lâu. Đồng thời, không rõ tại sao Cục Di sản Văn hóa Thượng Hải lại tham gia vào việc bức hại bà.

Công an từ Đồn công an thị trấn Ngũ Giác Trường đã bắt giữ bà Tùng vào tháng 3 năm 2000 sau khi phát hiện ra rằng bà đã gọi điện tới Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc để yêu cầu chấm dứt cuộc bức hại. Cục Di sản Văn hóa Thượng Hải đã bắt và đưa bà đến Trại tạm giam Thượng Hải, tại đây bà đã bị giam giữ trong một tháng.

Phải chịu 2 năm lao động cưỡng bức sau khi bị bắt cóc vào năm 2001

Bà Tùng Bồi Hỷ bị bắt cóc vào tháng 7 năm 2001 khi đang phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Người của Đồn cảnh sát Vận Quang và Phòng 610 thành phố Thượng Hải đã nhanh chóng ép bà phải chịu hai năm lao động cưỡng bức tại Trại lao động Thanh Phổ.

Lính canh trong trại lao động đã ép bà Tùng lao động khổ sai hơn 10 tiếng mỗi ngày. Một trong những nhiệm vụ của bà là vặn ống bằng tay. Kết quả là các khớp của bà bị biến dạng nghiêm trọng.

Vì bà Tùng vẫn kiên định với đức tin của mình, lính canh đã buộc bà phải đứng quay mặt vào tường từ 5 giờ 30 sáng cho đến nửa đêm mỗi ngày. Chân của bà sưng tấy đến mức bà không thể cởi quần được. Vào mùa Đông, bà bị biệt giam trong thời gian dài. Bà đã rét run vì lạnh khi lính canh cố tình mở cửa sổ trong phòng giam không có hệ thống sưởi. Họ cũng ra lệnh cho các tù nhân đánh đập và lăng mạ bà.

Bà Tùng được thả vào tháng 7 năm 2003 và dần dần hồi phục nhờ luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công.

Phải chịumột năm lao động cưỡng bức sau khi bị bắt cóc vào năm 2004

Bà Tùng đã đến thăm Viện Nghiên cứu Vật lý Kỹ thuật Thượng Hải vào tháng 11 năm 2004 và nói chuyện với một đồng nghiệp cũ về Pháp Luân Công. Ông ấy đã báo cáo với bí thư Đảng, người này sau đó báo cáo với Phòng 610 quận Dương Phổ.

Các nhân viên Phòng 610 đã lừa bà Tùng mở cửa vào ngày 26 tháng 11 năm 2004 bằng cách tự xưng là nhân viên giao hàng. Họ đột kích vào nhà bà và đưa bà đến trại tạm giam quận Dương Phổ. Họ đưa bà đi lao động cưỡng bức một năm và cũng bị giam một thời gian tại trại tạm giam. Bà đã tuyệt thực để phản đối và trở nên vô cùng yếu ớt. Bà cũng đã nộp đơn kháng cáo nhưng không có kết quả.

Bị giam trong một tháng vào năm 2008

Vào tháng 9 năm 2008, Phòng 610 quận Dương Phổ đã chỉ thị cho Đồn cảnh sát thị trấn Ngũ Giác Trường đột kích vào nhà bà và tịch thu các sách Pháp Luân Công của bà. Sau vài tiếng, bà đã được thả ra, nhưng Phòng 610 ra lệnh bắt bà trở lại hai ngày sau đó. Sau đó bà bị giam một tháng tại trại tạm giam quận Dương Phổ.

Bị kết án 3 năm sau khi bị bắt cóc vào năm 2009

Vào tháng 8 năm 2009, Đồn cảnh sát thị trấn Ngũ Giác Trường và Phòng 610 quận Dương Phổ đã ra lệnh cho nhân viên bảo vệ tại một siêu thị địa phương gài bẫy bà Tùng. Một ngày nọ, khi bà đang mua sắm ở đó, nhân viên bảo vệ đậu một chiếc xe máy bên cạnh xe của bà và đặt một các tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công trên xe. Ngay khi bà bước ra ngoài, anh ấy đã túm lấy bà và buộc tội bà đã đặt tài liệu lên xe máy của anh ấy.

Cảnh sát đã bắt giữ bà và đột kích vào nhà bà. Họ đã tịch thu máy tính, máy in, giấy photocopy và các sách Pháp Luân Công của bà. Bà đã bị nhận được lệnh bắt giữ chính thức vào tháng 9 năm 2009. Tòa án quận Dương Phổ đã kết án bà ba năm tù vào một ngày không xác định.

Lính canh tại Nhà tù nữ Tùng Giang đã ra lệnh cho các tù nhân theo dõi bà suốt ngày đêm. Các tù nhân đã bật các băng ghi âm phỉ báng Pháp Luân Công và ra lệnh cho bà viết bản tuyên bố từ bỏ đức tin của mình.

Ba lần giam giữ ngắn hạn từ năm 2014 đến năm 2016

Đồn cảnh sát thị trấn Ngũ Giác Trường đã bắt bà Tùng vào tháng 4 năm 2014 và giam giữ bà trong bảy ngày, sau đó đưa bà đến một trung tâm tẩy não, tại đây bà đã bị giam trong một khoảng thời gian.

Cũng chính đồn cảnh sát này đã báo cáo bà với Sở cảnh sát quận Dương Phổ vào tháng 5 năm 2015 sau khi bà viết một lá thư cho cảnh sát trưởng kêu gọi ông ấy ngừng bức hại các học viên Pháp Luân Công. Bà đã bị giữ tại sở cảnh sát trong năm ngày.

Bà Tùng lại bị bắt vào ngày 22 tháng 7 năm 2016, sau khi một người đàn ông khoảng 30 tuổi tố cáo bà đã đưa cho anh ấy một tài liệu Pháp Luân Công. Bà bị đưa đến Đồn cảnh sát thị trấn Ngũ Giác Trường. Sở cảnh sát quận Dương Phổ đã giam giữ bà trong 5 ngày, sau đó chuyển bà đến Trung tâm tẩy não quận Dương Phổ.

Bị sách nhiễu ba lần trong năm 2017

Sáng ngày 5 tháng 5 năm 2017, bà Tùng bị nhân viên của Ủy ban dân cư phố Trung Tường và chính quyền thị trấn Ngũ Giác Trường sách nhiễu tại nhà.

Cảnh sát Đinh Kiến Dân từ Đồn cảnh sát thị trấn Ngũ Giác Trường và một nữ đồng nghiệp đã đột nhập vào nhà bà Tùng vào ngày 30 tháng 6 năm 2017. Bà đã lên án họ vì đã quấy rối những công dân tuân thủ pháp luật như bà. Đinh Kiến Dân đã cáo buộc bà coi thường cảnh sát. Anh ta định lục soát phòng ngủ của bà nhưng bà đã ngăn anh ta lại. Sau đó, Đinh Kiến Dân đã từ chối xử lý khi bà nộp đơn xin cấp hộ chiếu và giấy phép nhập cảnh Hồng Kông và Đài Loan.

Bà Tùng bị triệu tập đến ủy ban khu phố vào ngày 24 tháng 7 năm 2017 để gặp hai người đến từ Nhà tù nữ Song Tường. Họ nói họ đến để thăm bà. Bà không biết họ là ai, nhưng bà đã kêu gọi họ đừng tham gia đàn áp Pháp Luân Công.

Hai vụ bắt giữ vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018

Bà Tùng bị bắt vào tháng 10 năm 2017 sau khi bị tố cáo vì nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công tại một chợ nông sản. Người của Đồn Cảnh sát đường Trường Bạch Sơn đã chuyển vụ việc của bà tới Sở Cảnh sát quận Dương Phổ, sau đó họ đã cử cảnh sát đến đột kích nhà bà. Bà bị đưa đến Trung tâm tẩy não quận Dương Phổ và bị giam trong một khoảng thời gian không xác định.

Sở cảnh sát quận Dương Phổ và Sở cảnh sát thị trấn Ngũ Giác Trường đã bắt giữ bà Tùng vào ngày 5 tháng 1 năm 2018, khi bà đang đi thăm một học viên Pháp Luân Công khác. Họ đã thả bà sau vài tiếng.

Bị giám sát suốt ngày đêm vào tháng 9 năm 2019

Bốn người từ Sở cảnh sát thị trấn Ngũ Giác Trường bắt đầu theo dõi bà Tùng vào ngày 16 tháng 9 năm 2019. Họ cũng đã chụp ảnh bà, bất cứ ai bà nói chuyện và thậm chí cả những món hàng tạp hóa bà đã mua. Người của ủy ban khu phố cũng gõ cửa nhà bà mỗi ngày. Họ chụp ảnh bà và báo cáo hoạt động của bà cho cảnh sát Đinh Kiện Dân.

Bà Tùng đã làm đơn tố cáo lên Đội trưởng Đội Anh ninh Nội địa. Ủy ban khu phố đã ngừng sách nhiễu bà, nhưng cảnh sát vẫn theo dõi bà. Cảnh sát Đinh Kiện Dân cũng ra lệnh cho ủy ban khu phố vẫn tới gõ cửa nhà bà vào những ngày nhạy cảm, như các ngày kỷ niệm liên quan đến Pháp Luân Công hoặc các cuộc họp chính trị của ĐCSTQ.

Ba vụ bắt giữ gần đây nhất

Ngày 10 tháng 2 năm 2020, cảnh sát từ Sở cảnh sát quận Dương Phổ và Đồn cảnh sát thị trấn Ngũ Giác Trường đã đột nhập vào nhà bà Tùng và tịch thu máy tính và sách Pháp Luân Công của bà. Họ đưa bà đến đồn cảnh sát, sau đó chuyển bà đến Trại giam quận Dương Phổ. Bà đã tuyệt thực để phản đối và được thả ra hai ngày sau đó.

Vào ngày 15 tháng 7 năm 2020, cảnh sát Đinh Kiện Dân từ Đồn công an thị trấn Ngũ Giác Trường và cảnh sát Lý Kiệt từ Đồn công an đường Trường Hải chịu trách nhiệm đăng ký hộ khẩu, đã đến nhà bà Tùng và nói rằng lãnh đạo quận cần nói chuyện với bà. Bà đã tin lời họ và đến Đồn cảnh sát đường Trường Hải, tại đây bà nhìn thấy Nhậm Nhật Nộn (phó Phòng 610 thuộc Sở cảnh sát quận Dương Phổ), một người đàn ông mặc thường phục và một sĩ quan sử dụng máy tính để thu thập dấu vân tay.

Các cảnh sát Đinh Kiện Dân, Lý Kiệt, Li và Chu Quần Mẫn đã túm lấy cánh tay của bà Tùng, bịt miệng, véo tai và giật tóc để bắt bà phải phục tùng lệnh của họ để chụp ảnh, lấy mẫu máu và dấu vân tay. Không rõ khi nào bà được thả ra.

Vào ngày 15 tháng 12 năm 2021, Nhậm Nghị Lãng, Trưởng Phòng 610 của Sở Cảnh sát quận Dương Phổ, dẫn cấp dưới của mình là Vương Hiểu Tuấn và Lý Kiệt đến nhà bà Tùng. Họ giật điện thoại di động của bà và đưa bà đến Đồn cảnh sát đường Trường Hải. Vương Hiểu Tuấn đã thẩm vấn bà, trong khi các cảnh sát khác in ra những nội dung mà bà đăng trên mạng xã hội về việc các học viên Pháp Luân Công được hưởng lợi như thế nào từ môn tu luyện này. Sau đó họ đã thả bà ra vào một ngày không xác định.

Sách nhiễu trong những năm gần đây

Bà Tùng còn bị công an sách nhiễu và theo dõi nhiều lần nữa vào năm 2022.

Vào ngày 2 tháng 3 năm 2023, bà Tùng nhận thấy có người canh ở bên ngoài nhà bà, chia thành hai ca. Bốn ngày sau, Đồn Cảnh sát Đường Trường Hải cử Đinh Kiện Dân và Trần Khải Hào đến sách nhiễu bà tại nhà. Họ định lục soát phòng ngủ của bà nhưng bà đã ngăn họ lại.

Bà Tùng hiện đang phải đối mặt với sự sách nhiễu hàng tuần bắt đầu từ tháng 5 năm 2023 sau khi bà từ chối hoàn trả khoản trợ cấp sinh hoạt phí được đề cập ở phần đầu bài viết này.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/30/471696.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/3/214562.html

Đăng ngày 02-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share