Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-10-2023] Một lần nọ, tôi đi giảng chân tướng cùng một đồng tu, mặc dù chúng tôi đã đi được một quãng đường nhưng không gặp người hữu duyên nào, tôi cảm thấy rất sốt ruột.

Lúc này, trên đường lớn sát cạnh lối đi bộ mà hai chúng tôi đang đi, có một người đàn ông ngoài 50 tuổi thong thả đi tới. Khi ông đến gần sát chúng tôi, thì ông luôn giữ một khoảng cách ngang bằng chúng tôi. Khi thấy dáng vẻ bước đi của ông giống như một người đã trải qua đào tạo, tôi hơi phân vân không biết có nên giảng chân tướng cho ông hay không? Chúng tôi không dễ gặp được một người, nếu đánh mất cơ hội thì rất đáng tiếc, vì vậy tôi nghĩ mình cứ giảng chân tướng cho ông. Cho dù ông làm công việc gì đi nữa, thì tôi cũng nên mang đến cho ông một cơ hội đắc cứu.

Vì vậy, tôi đã đến bắt chuyện với ông. Sau khi trò chuyện vài câu, tôi đã chuyển sang chủ đề chính. Khi vừa nghe xong, ông lập tức hỏi tôi: “Chị có biết tôi làm công việc gì không?” Khi nghe ông nói câu này, tôi chợt lóe lên một niệm đầu: “Ông là công an mặc thường phục.” Bởi vì trải nghiệm giảng chân tướng trong nhiều năm đã minh chứng rằng, đây là câu nói cửa miệng của những người làm ở các cơ quan công an, viện kiểm sát và tòa án, đặc biệt là công an rất hay nói câu này. Vì vậy, tôi đã trầm tĩnh đáp lại: “Dù cho ông làm công việc gì đi nữa, nhưng ông cần giữ sinh mạng, cần được bình an. Nếu ông còn sống thì mới có thể có những thứ khác, chứ nếu không còn sống thì không có gì để nói! Chúng ta đừng đánh mất cơ duyên đắc cứu này! Tôi thấy ông là người khá tốt, thật là một người tốt, thế nên tôi mới nói cho ông biết.” Ông ấy nói thêm: “Tôi là người rất xấu xa.” (đây cũng là câu nói cửa miệng của những người làm nghề này) Tôi lại nói: “Tôi không nhìn nhầm đâu, tôi thấy ông là một người tốt, nếu là người tốt thì nên được cứu. Ông đừng trêu tôi nữa, tôi giúp ông làm tam thoái với hóa danh ‘Phúc Duyên’ nhé, chúng ta sẽ kết phúc duyên với nhau!” Khi nghe tên “Phúc Duyên”, ông vội vàng nói: “Tên ‘Phúc Duyên’ hay đó! Tên này nghe hay thật, tôi rất thích.”

Ông đã nói rằng, ông chỉ gia nhập đội thiếu niên. Sau đó, tôi đã tiếp tục giảng chân tướng Đại Pháp cho ông một cách có hệ thống, để ông thực sự hiểu rõ và không tham gia vào cuộc bức hại. Ông cũng nghiêm túc nghe tôi nói và hỏi tôi một số vấn đề. Tôi đã giải đáp cho ông từng câu hỏi một, và ông rất hài lòng. Sau đó, ông kể với tôi rằng, ông đã từng ra hải ngoại, ông cũng thấy tình huống Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền ở hải ngoại rồi. Hai chúng tôi trò chuyện với nhau khá suôn sẻ. Đồng tu đã phát chính niệm ở phía sau. Vì ông luôn nghe tôi nói nên tôi cũng tiếp tục nói chuyện. Khi chúng tôi đi qua ngã rẽ thứ hai, ông đã hỏi tôi: “Chị còn đi với tôi chứ? Chúng ta gần như đã đi một vòng lớn rồi đó.” Tôi trả lời: “Phải rồi, nhưng ông vẫn chưa hiểu rõ hết, nếu ông hiểu rõ rồi thì tôi không đi theo ông nữa.” Ông nói: “Thôi được, vậy chị nói tiếp đi!”

Vì chúng tôi đi ngoài đường lớn, nên khá đông người đi bộ. Hai chúng tôi trò chuyện như những người bạn cũ, không hề ngại ngùng. Tôi tiếp tục giảng chân tướng cho ông trên một quãng đường dài. Về căn bản, tôi đã nói với ông tất cả những điều mình biết và những điều tôi cho rằng nên để ông minh bạch, sau đó tôi mới rời đi. Tôi thầm nghĩ: Nếu ông ấy là công an mặc thường phục thì ông sẽ không tham gia vào cuộc bức hại nữa. Nhưng sau lần đó, đôi khi tôi cũng thấy sợ khi nhớ lại chuyện này, chứng tỏ rằng trường không gian của tôi vẫn có vật chất sợ hãi. Tôi không thể giữ lại vật chất này, nhất định phải tu bỏ nó.

Ngày Chủ nhật là ngày họp chợ ở khu vực tôi sinh sống, và mỗi lần họp chợ đều có rất nhiều đệ tử Đại Pháp đến đó giảng chân tướng.

Một lần nọ, tôi đã gặp vài đồng tu ở ngã tư phía bắc của khu chợ. Sau khi chào hỏi nhau, chúng tôi đã đi tìm những người hữu duyên. Tôi đứng ở chỗ ngã tư để tìm người hữu duyên. Tôi thấy một người đàn ông gần 40 tuổi đang đứng bên cạnh chiếc xe ba bánh ở hướng tây bắc của khu chợ. Tôi đi đến bắt chuyện: “Chào ông! Ông đã từng nghe nói đến ‘tam thoái bảo bình an’ chưa? Bây giờ mọi người đều đang làm tam thoái để được bình an đó! Tam thoái nghĩa là gì? Chính là rút khỏi các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội mà chúng ta đã từng tham gia. Vậy tại sao chúng ta có thể được bình an khi làm tam thoái? Bởi vì ĐCSTQ tham ô hủ bại, nó đã sát hại rất nhiều người vô tội qua nhiều cuộc vận động, bây giờ nó lại bức hại những người dân thiện lương tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, ông trời sắp tiêu diệt nó rồi. Khi chúng ta tham gia các tổ chức của ĐCSTQ, chúng ta đã là một thành viên của nó. Nếu chúng ta không rút khỏi nó, thì chúng ta sẽ trở thành vật bồi táng cho nó. ĐCSTQ làm việc xấu, chúng ta không được làm theo nó để tránh gặp tai ương cùng nó. Ông có tham gia các tổ chức của nó không? Tôi giúp ông làm tam thoái có được không?” Ông trả lời rằng, ông chỉ tham gia đội thiếu niên. Tôi nói, tôi sẽ lấy cho ông một hóa danh, chỉ cần ông thành tâm muốn tam thoái là được. Tôi hỏi ông làm nghề gì? Ông trả lời rằng ông là nông dân. Tôi nói tiếp: “Vậy tôi lấy tên cho ông là ‘Điền Phong’ nhé! Tên này có nghĩa là thu hoạch được mùa.” Vừa nghe xong, ông vui vẻ nói: “Tốt quá! Chị lấy tên này cho tôi nhé.”

Sau khi giảng chân tướng cho người đàn ông này xong, tôi nhìn sang một bên, thấy một người phụ nữ trạc tuổi tôi đang đứng trước cửa của một ngôi nhà nằm giữa hai gian hàng. Tôi đi về hướng đó và chào hỏi cô. Sau đó, tôi đã giảng chân tướng cho cô, và cô đã đồng ý làm tam thoái.

Tôi lại nhìn về hướng bắc, thấy một người đàn ông đang đứng thong thả cách tôi chừng 10 bước chân. Tôi đã nhanh chóng đi tới để chào hỏi ông. Tôi chỉ nói vài câu đơn giản, rồi chuyển sang chủ đề chính về tam thoái bảo bình an. Sau khi nghe xong, ông cũng chấp nhận làm tam thoái.

Sau đó, tôi lại đi tìm người hữu duyên khác. Khi tôi đi được vài bước, có một đồng tu chạy đến hỏi tôi: “Chị giảng chân tướng cho người đó chưa?” Ý của đồng tu là người đầu tiên mà tôi mới giảng chân tướng xong. Tôi trả lời rằng, tôi đã giảng rồi. Đồng tu hỏi thêm rằng, người đó đã làm tam thoái chưa? Tôi trả lời rằng, ông ấy đã thoái rồi. Đồng tu lại chỉ sang người thứ hai mà tôi vừa giảng chân tướng và hỏi: “Chị đã giảng cho người phụ nữ đó chưa?” Tôi trả lời rằng, tôi đã giảng rồi. Đồng tu hỏi rằng, cô ấy đã làm tam thoái chưa? Tôi trả lời rằng, cô ấy đã làm rồi. Đồng tu đã liên tục hỏi tôi, khiến tôi cảm thấy bối rối. Tôi đã hỏi đồng tu có chuyện gì vậy? Nhưng cô không trả lời tôi. Sau đó, cô chỉ sang người thứ ba mà tôi đã giảng chân tướng rồi và đặt câu hỏi tương tự. Tôi hỏi đồng tu: “Rốt cuộc là có chuyện gì?” Đồng tu tỏ ra bất bình: “Tôi đã giảng chân tướng cho ba người mà tôi vừa hỏi cô, nhưng cả ba đều không chịu làm tam thoái. Vậy mà họ lại đồng ý tam thoái khi cô giảng cho họ à?” Tôi nói: “Bụng của họ lớn, khi cô giảng chân tướng, họ chưa thấy no, họ cần thêm một miếng bánh nữa. Vì vậy, tôi đã mang đến cho họ một miếng bánh cuối cùng.” Sau khi nghe tôi nói xong, tâm trạng của đồng tu cũng thư thái hơn nhiều. Sau đó, tôi nói thêm: “Có lẽ tất cả những người đó đều là chúng sinh trong thế giới của tôi, vương và chủ của họ đang ở đây, không lẽ họ đi tìm vương và chủ của người khác để làm tam thoái à?” Khi tôi nói đến đây, tâm thái của đồng tu đã trầm tĩnh, cô nói: “Chị nói có đạo lý.”

Vì buổi họp chợ sẽ kết thúc gần trưa, nên chúng tôi vừa đi ngược lại vừa giảng chân tướng. Khi đến trước một quầy hàng bên ngoài khu chợ, tôi thấy có bảy tám đồng tu đang tụ tập ở đó, có người mua trái cây, có người nói chuyện, nhưng không có ai giảng chân tướng cho bà chủ gian hàng. Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra, sau đó các đồng tu lần lượt rời đi. Tôi muốn giảng chân tướng cho bà chủ gian hàng, nhưng tôi vừa nói chuyện, bà ấy đã nổi giận đùng đùng: “Đừng nói với tôi …” Đúng lúc bà muốn tìm người để trút giận, không ngờ lại gặp ngay tôi. Người bên cạnh vừa thấy, vội vàng nói với tôi: “Chị đi đi, đừng nói nữa, tâm trạng bà ấy không được tốt.” Vì vậy, tôi đã buồn bã rời đi.

Sau khi về nhà, tôi nghĩ tại sao mình gặp sự việc này? Tôi hồi tưởng lại toàn bộ quá trình giảng chân tướng vào buổi sáng. Tôi nhớ lại tâm thái của mình khi nói chuyện với đồng tu ở ngã tư phía bắc khu chợ. Mặc dù tôi đã an ủi đồng tu, nhưng trong tâm vẫn còn một chút dương dương tự đắc, cảm thấy mình có thể làm tốt. Chính vì cái tâm này, nên ma quỷ mới dùi vào sơ hở, và tôi đã gặp sự việc đó. [Ma quỷ nghĩ rằng] chẳng phải bà cảm thấy mình tốt sao? Lần này xem bà còn tốt được không.

Ngay lúc viết bài chia sẻ này, tôi mới nhận ra rằng, từng ý từng niệm của người tu luyện thực sự rất quan trọng. Chẳng phải tôi tham công đức của trời sao? Sư phụ giảng:

“Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ.” (Chuyển Pháp Luân)

Sư phụ đang làm tất cả mọi thứ. Tôi chỉ chuyển động tay chân và cái miệng mà thôi, và Sư phụ đã ban cho đệ tử uy đức. Tôi có gì đáng để dương dương tự đắc đây? Tôi thực sự thấy xấu hổ. Từ đây trở đi, tôi không thể lơ là từng ý từng niệm của mình được.

Một lần nọ, tôi đã gặp một người công an mà tôi quen biết khi ra ngoài để giảng chân tướng. Ông từng làm việc ở cục công an quản lý trại lao động. Trước đây diện mạo của ông rất bảnh bao. Nhưng hôm đó tôi gặp ông, diện mạo trông hoàn toàn khác, có vẻ như ông đã bị tắc nghẽn mạch máu não. Ông ấy chỉ mới hơn 50 tuổi, mà đã không thể lên lớp được nữa. Tôi nghĩ, ông gặp báo ứng nhanh thế, xem ra bản chất của người này vẫn chưa đến mức quá xấu xa. Thần Phật từ bi với con người, vì để ông ta không phạm tội với Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp, làm việc xấu lớn, chuốc tội rồi bị tiêu hủy, nên báo ứng đã đến sớm, tuy nhiên ông ta vẫn chưa hiểu nguyên do. Khi thấy tôi, ông đã tỏ ra khó chịu và ủ dột. Tôi thấy ông vừa đáng buồn vừa đáng thương. Tôi đã quyết định vẫn cứu ông. Vì vậy, tôi đã đến giảng chân tướng cho ông, khuyên nhủ ông hãy rút khỏi các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội đã từng gia nhập để được bình an. Và ông đã đồng ý. Nhưng ông vẫn thấy oan ức về hoàn cảnh của mình. Tôi hỏi ông: “Ông nghĩ xem, ông đã đối đãi với Pháp Luân Công như thế nào?” Ông trả lời: “Tôi đã đối xử với những người tu luyện Pháp Luân Công đủ tốt rồi.” Tôi nói thêm: “Tốt nhất là ông nên suy nghĩ kỹ càng về điều này.” Nói xong, tôi rời đi. Về sau, một đồng tu nói cho tôi biết, người công an đó nói rằng ông ta đã gặp báo ứng.

Một buổi sáng nọ, tôi đã gặp một đồng tu khác, vì người phối hợp với cô bận việc, nên cô phải đi một mình. Khi hai chúng tôi tạm thời phối hợp giảng chân tướng, chúng tôi đã đi dọc bờ đê để đến một tòa nhà lớn. Ở bờ đê phía tây của tòa nhà đó, tôi đã gặp một người tầm 60 tuổi, ăn mặc chỉnh tề giống như lãnh đạo. Tôi đi đến để chào hỏi: “Chào ông! Ông đang tản bộ ở đây à?” Ông trả lời rằng đúng vậy. Tôi lại hỏi: “Tôi thấy ông giống như lãnh đạo phải không?” Ông mỉm cười và nói: “Tôi là lãnh đạo của đơn vị đó, nhưng bây giờ tôi về hưu rồi.” Khi vừa nghe, tôi nghĩ ông chắc chắn là Đảng viên. Tôi nói thêm: “Chúng ta có duyên với nhau, hôm nay gặp nhau tại đây, tôi có một việc quan trọng cần nói cho ông biết. Ông đã từng nghe nói về tam thoái bảo bình an chưa? Đó là rút khỏi các tổ chức vô thần Đảng, Đoàn và Đội [của ĐCSTQ]. Ông không vội trả lời, và muốn nghe xem tôi sẽ nói gì nữa. Thế là tôi đã nói thêm: “Có lẽ ông cũng thấy trên cột điện có dán dòng chữ ‘Trời diệt ĐCSTQ, Thoái Đảng, Đoàn và Đội để được bình an’ rồi nhỉ! Vậy tại sao tam thoái có thể được bình an? Bởi vì ĐCSTQ đấu với trời đất, không tin Thần Phật, truyền bá thuyết vô thần: hơn 80 triệu người dân vô tội bị sát hại trong nhiều cuộc vận động, những lão cán bộ bị sát hại trong Đại cách mạng Văn hóa; sinh viên bị thảm sát vào năm 1989; những người dân thiện lương tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn bị bức hại vào năm 1999; [ĐCSTQ] thu hoạch và mua bán nội tạng sống, mưu cầu trục lợi, phạm phải tội tày trời trên trái đất này, khiến người và thần đều phẫn nộ, ông trời chắc chắn sẽ tiêu diệt nó, người không trị thì trời trị. Khi chúng ta tham gia vào các tổ chức của nó, chúng ta đã trở thành một phần tử của nó, nếu không rút khỏi thì chúng ta sẽ bị nó liên lụy. Ông có thể sử dụng hóa danh để làm tam thoái, chỉ cần ông thành tâm là được, trời biết, đất biết, và ông biết, không có bất cứ nguy hiểm nào. Tôi lấy hóa danh ‘Thuận Ý’ để giúp ông làm tam thoái nhé, ông thấy có được không? Chúng ta hãy thuận theo ý trời nhé!” Ông đã nhanh chóng đồng ý.

Sau đó, ông bắt đầu nói chuyện thao thao bất huyệt. Ông hỏi tôi: “Chị làm công việc gì?” Tôi trả lời rằng tôi là nhân viên về hưu ở ban ngành đó. Ông hỏi tôi có biết tên của người này không. Tôi trả lời rằng tôi biết. Ông lại hỏi tôi có biết tên của một người khác không. Tôi nói rằng tôi biết. Sau đó, ông hỏi tôi có biết tên của hai người nữa ở ban ngành khác không? Tôi trả lời rằng tôi biết. Ông nói, tất cả những người này đều có chút danh tiếng, họ đã từng giảng chân tướng cho ông, khuyên ông làm tam thoái, nhưng ông không đồng ý. Sau đó, ông dừng lại một lúc, giống như suy nghĩ gì đó, rồi lại nói tiếp: “Nói thật với chị, có không dưới 100 người đã từng giảng chân tướng cho tôi, nhưng tôi không chịu tam thoái. Tuy nhiên, hôm nay tôi không biết thế nào, mơ mơ hồ hồ, mà tôi để hai chị thuyết phục được rồi.” Sau khi nói xong, ông đã cười lớn, tiếng cười nghe rất sảng khoái, đó là tiếng cười xuất phát từ tận đáy lòng.

Đôi khi có người thực sự rất khó cứu, giống như người đàn ông mà tôi đã nêu ở trên, bụng của ông phải lớn đến mức nào? Mặc dù ông đã ăn nhiều bánh đến vậy, nhưng vẫn chưa thấy no, còn phải ăn thêm một miếng bánh nữa. Đối với người này, Sư phụ đã an bài rất nhiều đệ tử Đại Pháp để giảng chân tướng, thì mới có thể cứu được ông.

Vì vậy, tôi thầm nghĩ, không biết Sư phụ đã hao tổn biết bao tâm sức để cứu độ đệ tử Đại Pháp trở về thiên quốc? Không biết Ngài đã hao tổn biết bao tâm sức để cứu độ chúng sinh trong vũ trụ này? Ngài đã phó xuất to lớn nhường nào? Các đệ tử không thể hình dung được, chỉ có tinh tấn, tu tốt bản thân, cứu nhiều người, không cô phụ lòng từ bi khổ độ của Sư tôn.

(Phụ trách biên tập: Lâm Nhất Bình)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/10/10/講真相救人-要堅持不懈-466923.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/18/214356.html

Đăng ngày 12-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share