Từ Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm qua internet lần thứ VIII dành cho các học viên ở Trung Quốc
Theo An Kỳ, một học viên ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HUỆ 04-12-2011] Một học viên khác, người tôi sẽ gọi là học viên A, thúc giục tôi viết về các học viên bị bức hại đến chết. Tôi nói rằng tôi sẽ cố gắng hết khả năng của mình. Trong quá trình này, một học viên khác, học viên B, khuyên rằng bài báo nên viết một cách cẩn thận. Lời nói của anh ấy giống như một xô nước lạnh dập tắt nhiệt huyết của tôi. Tôi xem xét bản thân mình một người mới bắt đầu viết bài. Tôi đã làm việc rất chăm chỉ, và tôi chỉ có khả năng đến như vậy. Tôi gần như không muốn viết bài.
Sau đó tôi nghĩ về Pháp của Sư Phụ, và tôi cảm thấy chính niệm của mình mạnh mẽ hơn. Đồng thời, tôi nhanh chóng tìm thấy trên website Minh Huệ [Hán ngữ] một bài viết giải thích cách viết các bài báo như thế nào. Tôi đã hợp thập và cảm tạ Sư Phụ. Tôi đã dành cả đêm không ngủ đọc các bài viết có liên quan, và tôi cứ khóc mãi. Tôi cảm nhận được lòng từ bi vô bờ bến của Sư Phụ. Khi tôi viết bài, sự can nhiễu của tà ác trong các không gian khác rất mạnh. Học viên A thấy rằng tôi rất xanh xao và yếu. Tôi nói với cô ấy rằng tôi có những giấc mơ rất tệ bất cứ khi nào tôi ngủ và tôi đã bị mất ngủ. Chỉ bằng cách lắng nghe Phổ Độ hoặc Tế Thế tình hình mới tốt hơn. Học viên A nói với tôi rằng khi cô đang thu thập bằng chứng cho trường hợp này, cô cũng bị gián đoạn rất nhiều. Sau khi chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm, thậm chí chúng tôi còn nhận ra tầm quan trọng hơn nữa của bài viết này trong việc ức chế tà ác.
-Trích từ tác giả
Con xin kính chào Sư Phụ tôn kính! Xin chào các bạn đồng tu!
Thời gian cho Pháp hội trên Internet Trung Quốc lần thứ VIII đã bắt đầu. Tôi muốn viết về kinh nghiệm tu luyện của tôi là một phóng viên Minh Huệ trong năm qua để báo cáo với Sư Phụ và các bạn đồng tu.
1. Học Pháp tốt và tìm một công việc Chính Pháp phù hợp
Tôi được trả tự do hồi tháng 01 sau khi bị giam giữ trong bốn tháng. Vào tháng 05, tôi đi du lịch đến thành phố nơi tôi học đại học. Thành phố này có nhiều học viên, và nhiều hạng mục Chính Pháp đã được tiến hành. Tôi rất muốn tham gia vào nhóm và bắt đầu làm việc, nhưng không ai có thể giúp tôi vì tất cả họ đều rất bận. Tôi nghĩ rằng có lẽ ở đây hẳn không có mối quan hệ về duyên nghiệp.
Tôi có một số tiền tiết kiệm, và tôi đã ở cùng với một học viên cao tuổi. Tôi cảm thấy không cần thiết phải vội vàng tìm một công việc. Tôi quyết định tĩnh tâm học Pháp và tập công. Mỗi buổi sáng, người học viên cao tuổi và tôi dậy sớm và tham gia tập công với chỉnh thể toàn thế giới. Sau đó chúng tôi học một bài trong cuốn Chuyển Pháp Luân. Vào buổi tối, chúng tôi đi tới nhóm học Pháp. Tại các thời điểm khác tôi cũng cố gắng có thể học Pháp nhiều nhất. Tôi cầu xin Sư Phụ, “Con xin Sư Phụ an bài công việc phù hợp cho con.”
Một ngày nọ, người học viên cao tuổi nói với tôi rằng một vài lần ông đã viết trải nghiệm về vụ bức hại của ông ấy, nhưng điều phối viên cảm thấy bài viết chưa tốt lắm và không cho đăng bài. Vì vậy, tôi đã giúp ông chỉnh sửa bài viết, và bài đã được đăng. Từ đó về sau, ngày càng nhiều học viên nhờ tôi chỉnh sửa bài viết giúp họ.
Tôi xuất ra một niệm kiên định trong tâm rằng,“Mình sẽ sử dụng khả năng Sư phụ đã ban cho và trí huệ mà Đại Pháp đã truyền cảm hứng để giúp các học viên bị bức hại viết về các trải nghiệm của họ nhằm phơi bày tà ác và hoàn thành sứ mệnh và trách nhiệm lịch sử vĩ đại của chúng tôi.”
2. Nâng cao kỹ năng trong quá trình viết bài
Lần đầu tiên khi tôi bắt đầu giúp các bạn học viên viết về các trải nghiệm bức hại của họ, tôi không có nhiều kiến thức về việc phải làm như thế nào. Tôi đã học ngành tâm lý học ở trường đại học. Sư Phụ giảng,
“Thực ra [đối với] rất nhiều sự việc, chư vị giảng nói với tâm khí bình tĩnh, tâm khí bình hoà, đối đãi một cách có lý trí, chư vị sẽ phát hiện rằng trí huệ của chư vị sẽ tuôn như nước chảy, hơn nữa từng câu từng chữ đều trúng, câu nào cũng là chân lý.” (“Giảng Pháp và giải Pháp tại Pháp hội ở trung tâm thành thị New York”)
Ngay lập tức tôi hết sức tự tin. Tôi cảm thấy rằng Sư Phụ bên cạnh tôi, không có khổ nạn nào có thể ngăn cản được tôi.
Nhưng khi tôi thực sự viết các bài báo, suy nghĩ và lập luận của tôi vẫn không rõ ràng mạch lạc. Tôi nghĩ rằng một bài viết tốt phơi bày cuộc bức hại hẳn không chỉ phơi bày cuộc bức hại các học viên Đại Pháp và giải thể tà ác trong các không gian khác mà cần ngăn chặn tà ác trong không gian này và ngăn chặn sự tàn bạo hơn của chúng. Từ một quan điểm khác, cần phải cứu những chúng sinh, những người đã bị lừa dối bởi những lời dối trá của tà ác.
Thay vì chỉ cho các học viên đọc, các bài mà chúng tôi viết để phơi bày cuộc bức hại chủ yếu cho chúng sinh đọc. Sư Phụ giảng, “… có thể thật sự suy nghĩ như đang ở địa vị của sinh mệnh khác.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc”) Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng góc độ của người thường và dùng những lý do có thể chấp nhận được để viết bài. Chúng ta cần cho họ biết những điều kỳ diệu của Đại Pháp và sự tàn độc của cuộc bức hại. Khi chỉnh sửa các bài viết, tôi cố gắng viết theo cấu trúc ngữ pháp của người thường và nghĩ về quá trình này nhiều nhất có thể.
Sư Phụ giảng,
“Tư tưởng của chư vị sẽ càng trở nên thuần tịnh khi chư vị đạt những tầng thứ cao hơn. Nên ý nghĩ của chư vị sẽ xuất lai, và điều chư vị nói, sẽ trở nên thuần tịnh phi thường. Càng thuần tịnh, càng đơn nhất, chúng càng phù hợp với những nguyên lý tại tầng thứ đó của vũ trụ. Cho nên những lời chư vị nói có thể xuyên thấu nhân tâm, đả thấu tư tưởng, và động chạm tới những phần vi quan hơn của sinh mệnh của họ. Giờ không phải cái đó sẽ trở nên mạnh mẽ sao?” (Giảng Pháp tại Pháp hội ở Thụy Sĩ, tạm dịch)
Mỗi lần tôi viết bài, tôi luôn luôn phát chính niệm để thanh lý cơ thể, điều này giúp tôi thuần tịnh trong khi viết.
Nhiều học viên mô tả cho tôi những khổ nạn về thể chất và tinh thần mà họ đã chịu đựng. Khi tôi mô tả những trải nghiệm của họ bằng từ ngữ, các học viên xúc động cho biết “Điều đó thật là chính xác. Bài viết thật tuyệt vời và hoàn toàn chân thực.”
Tôi đã quen với việc tuyệt thực nhiều lần trong suốt hai năm tù. Tôi hay bị tra tấn nhưng không bao giờ phản bội Sư phụ và Đại Pháp. Bởi vì trải nghiệm của bản thân, tôi có thể đồng cảm với sự thống khổ của các học viên liên quan đến sự đau đớn về thân và tâm của họ. Viết về nỗi khổ của họ, tôi đã không sử dụng những cụm từ tao nhã hay tưởng tượng để bi kịch hóa câu chuyện. Tôi viết bằng cảm xúc thật của tôi vì vậy người đọc có thể cảm thấy rằng mỗi một từ đều rất chân thực. Mỗi từ trở nên sống động hơn và chuyển tải nội dung của riêng tôi.
3. Loại bỏ can nhiễu từ các không gian khác
Học viên A thôi thúc tôi viết về các học viên bị bức hại đến chết. Tôi nói rằng tôi sẽ cố gắng làm hết khả năng của tôi. Trong quá trình này, học viên B thông báo rằng bài viết cần được viết cẩn thận. Lời nói của ông giống như một xô nước lạnh dập tắt nhiệt huyết của tôi. Tôi coi mình là một người mới bắt đầu viết. Tôi đã làm việc rất chăm chỉ, khả năng của tôi chỉ có thể đến vậy. Hơn nữa, tôi không phải là một nhà văn. Gần như tôi không muốn viết bài. Tôi cảm thấy rằng có một ngọn núi lớn trước mặt tôi, và tôi trở nên chán nản. Sau đó tôi nghĩ đến Pháp của Sư Phụ,
“Tu luyện ấy, không được để khó khăn làm chùn bước. Dẫu thế nào, khó đến mấy, thì con đường Sư phụ cấp cho chư vị đều có thể đi qua được. (vỗ tay) Chỉ cần tâm tính chư vị đề cao lên, chư vị sẽ có thể vượt qua.” (“Giảng Pháp và giải Pháp tại Pháp hội ở trung tâm thành thị New York“)
Tôi cảm thấy chính niệm của tôi gia tăng mạnh mẽ hơn. Sư phụ cũng giảng rằng, “Phật Pháp vô biên!” (“Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Manhattan 2005“), tôi nghĩ, “chắc chắn Sư Phụ sẽ giúp tôi.”
Thật trùng hợp, tôi nhanh chóng tìm thấy trên website Minh Huệ một bài giải thích cách viết tin bài như thế nào. Tôi đã hợp thập và cảm tạ Sư Phụ. Tôi đã dành cả đêm không ngủ đọc các bài viết liên quan, và tôi khóc suốt. Tôi cảm thấy lòng từ bi bao la của Sư Phụ. Tôi nghĩ rằng, “Kính thưa Sư Phụ, con sẽ làm việc chăm chỉ để nâng cao kỹ năng viết để con có thể chứng thực Đại Pháp tốt hơn, trong khi đó làm giảm gánh nặng của các học viên làm việc trên trang web Minh Huệ.”
Khi tôi viết một bài về một học viên đã chết vì bị bức hại, tà ác trong các không gian khác can nhiễu rất mạnh. Một học viên thấy mặt tôi tái xanh và cơ thể của tôi rất yếu. Tôi nói với cô ấy rằng mỗi khi tôi ngủ tôi có những giấc mơ rất tệ, và tôi không thể ngủ được. Chỉ bằng cách lắng nghe nhạc Phổ độ hoặc Tế Thế tôi mới thấy tốt hơn. Học viên A nói với tôi rằng trong khi cô đang thu thập bằng chứng cho trường hợp này, cô cũng bị gián đoạn nhiều.
Sau khi chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm, chúng tôi nhận ra tầm quan trọng hơn nữa của bài viết này trong việc ức chế tà ác. Sau khi bài viết được hoàn thành, tôi đã viết một vài bài viết liên quan đến vấn đề này. Tôi cảm thấy rằng tôi đã đột phá và vượt qua rất nhiều khó khăn, và sự can nhiễu của tà ác đang giảm dần.
4. Nâng cao tâm tính trong khi viết bài
Sư Phụ giảng, “Pháp Luân Đại Pháp là tu luyện, chứ không phải công tác.” (Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Tôi hiểu những gì Sư phụ giảng và viết bài như một quá trình tu luyện. Trong việc giúp đỡ các bạn đồng tu để viết hoặc chỉnh sửa các bài viết, cơ hội cho tôi để nâng cao tâm tính ở khắp mọi nơi.
Một học viên nam trẻ tuổi đã từng bị bức hại tại một trại lao động cưỡng bức. Khi tôi đã giúp anh ấy chỉnh sửa các bài viết, anh ấy khăng khăng nói rằng “công an” thay vì “công an tà ác”, nghĩ rằng họ không phải là tà ác. Tôi giải thích cho anh ấy với cảm xúc, “Các học viên bị cảnh sát tra tấn, đánh đập họ, ra lệnh cho họ viết các bản cam kết, và anh đã bị áp lực không thể chống đỡ nổi. Họ không phải tà ác sao? Giống như anh có thể bị “Hội chứng Stockholm” (một hiện tượng tâm lý, trong đó con tin thể hiện cảm xúc tích cực đối với những kẻ bắt cóc họ).” Thấy rằng anh ấy bị nản lòng do phản ứng của tôi và vẫn giữ vững lập trường, tôi bình tĩnh lại và nói với anh ấy rằng chúng ta nên thảo luận vấn đề đó một lần nữa trong một vài ngày tới.
Tôi bày tỏ quan điểm với một số học viên khác, và họ đều đồng tình với tôi. Thậm chí tôi nói chuyện với điều phối viên của một nhóm học Pháp lớn. Ông cũng đồng ý với tôi. Nhưng khi tôi sẵn sàng đi thuyết phục người học viên trẻ kia, tôi cảm nhận được chấp trước mạnh rằng tôi nhấn mạnh vào chủ ý của tôi. Tôi tự nhủ,“Thậm chí nếu tôi đúng, tôi cần phải đặt ra những suy nghĩ của riêng mình và tôn trọng ý kiến của mình. Cho dù đó là ‘công an tà ác’ hoặc ‘công an’, bài viết sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.” Tôi cũng tìm thấy một chấp trước của tôi, đó là tình. Người học viên ít hơn tôi hai tuổi. Anh ấy luôn luôn coi tôi như một người chị, và chúng tôi đã quen nhau được mười năm. Tôi cảm thấy tiếc cho anh ấy vì những đau khổ và để lại một vết nhơ trong tu luyện của anh ấy. Điều tồi tệ hơn là anh ấy không minh bạch các nguyên lý của Pháp. Nhìn thấy thiếu sót của chúng tôi, tôi coi trải nghiệm này như là một cơ hội để tôi đề cao bản thân. Tôi đã thông qua ý kiến của anh ấy và gửi bài viết.
Học viên C đã bị bắt vào các trại lao động cưỡng bức hai lần. Cô đã chống lại cuộc bức hại và thoát khỏi các trại lao động. Trong một thời gian dài, cô ấy không muốn phơi bày cuộc bức hại mà cô đã phải chịu đựng. Sau khi tôi thảo luận với cô ấy, cô ấy hiểu rằng chúng tôi nên phơi bày việc này, nhưng cô ấy vẫn sợ. Cuối cùng, sau một thời gian, cô ấy cũng đồng ý viết ra những trải nghiệm của mình. Sau khi tôi viết bài cho cô ấy, cô ấy muốn tôi thay đổi bài viết để nó có vẻ như được viết bởi người thứ ba. Tôi đã làm vậy, nhưng sau khi đọc nó, cô quyết định không đăng bài. Cô ấy xin lỗi tôi, “Tôi xin lỗi đã gây ra cho chị nhiều rắc rối.” Tôi nói, “Không vấn đề gì. Đây là những việc tôi nên làm. Tôi sẽ gửi cho Minh Huệ sau khi chị đồng ý.” Tôi giải thích tình cảnh của chị ấy với các học viên khác, những người khích lệ cô ấy để đăng bài viết, và cuối cùng cô ấy cũng đồng ý.
Trong vài tháng tôi giúp học viên C, khả năng của tôi tiếp tục được mở ra. Bất cứ khi nào tôi cảm thấy mệt mỏi, tôi lại nhớ đến bài giảng của Sư Phụ,
“Đó là trạng thái của khoan dung rộng lớn, từ bi đối với các sinh mệnh, và lý giải có thiện ý đối với hết thảy mọi thứ. Dùng cách nói của con người, [họ] đều có thể lý giải được người khác.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Boston năm 2002″)
Sau khi tôi giúp học viên D đăng bài viết của cô ấy, cô nói với tôi rằng có một số lỗi do trí nhớ không tốt của cô ấy. Tôi nói chúng ta có thể viết thư cho biên tập viên Minh Huệ để đính chính. Tôi cảm thấy hơi khó chịu. Tôi luôn luôn viết rất nghiêm túc và xem xét kỹ lưỡng các bài tôi đã viết. Tôi nghĩ tôi rằng tôi sẽ nói cho biên tập viên Minh Huệ rằng đó là do trí nhớ không tốt của học viên D, thay vì tôi đã mắc lỗi. Tôi cảm nhận rằng suy nghĩ này không phù hợp với Pháp. Đó là một chấp trước vào muốn chứng thực bản thân, mà tôi cần phải loại bỏ. Đây là một cơ hội mà Sư Phụ đã chỉ ra cho tôi để đề cao bản thân. Sư Phụ giảng, “Đó đều là cung cấp bậc thang cho mình tu luyện, là bậc thang đề cao lên.” (“Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011“) Cuối cùng, tôi đã viết cho biên tập viên về lỗi, nhưng không đề cập đến nguyên nhân gây ra.
5. Các học viên Đại Pháp là một chỉnh thể – Cảm ơn tất cả các học viên tại Minh Huệ vì sự cống hiến tận tâm vô vị kỷ của họ
Sư Phụ giảng,
“…Rất nhiều đệ tử Đại Pháp tu khá tốt. Mỗi khi Sư phụ thấy chư vị làm tốt, đặc biệt là mỗi khi chư vị chỉnh thể phối hợp làm việc với nhau có tác dụng rất lớn, chư Thần đều vì chư vị mà khen ngợi, vả lại chư vị đã khởi được tác dụng quan trọng khi giảng chân tướng, và phản bức hại. Hãy phát huy được ưu điểm của chư vị, phát huy được chính niệm của đệ tử Đại Pháp, làm tốt hơn nữa. Chư vị làm tốt thì bản thân tà ác cũng phải sợ.” (“Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương“)
Bất cứ khi nào tôi đọc đoạn này, tôi không thể cầm được nước mắt. Sự khích lệ của Sư Phụ giúp tôi tinh tấn tiến về phía trước.
Suốt năm viết bài vừa qua, mỗi lần tôi luôn cẩn thận đọc các thay đổi được các biên tập viên Minh Huệ chỉnh sửa. Kỹ năng viết của tôi tiếp tục được nâng cao. Tôi đã trải nghiệm thậm chí còn sâu hơn về tinh thần trách nhiệm của các biên tập viên Minh Huệ đối với các bài viết.
Để đảm bảo tính chính xác của các bài viết, tôi làm việc với một học viên cao tuổi để đọc lại các bài viết cùng với tác giả của mỗi bài báo. Người học viên 65 tuổi, nhiều tuổi hơn cha tôi. Dù thời tiết thế nào đi chăng nữa, ngay cả trong cái nóng của mùa hè hay cái lạnh của mùa đông, bác ấy không bao giờ than phiền. Bác ấy chở tôi bằng xe máy của bác đến bất cứ nơi nào tôi cần. Đôi khi tôi rất bận, bác ấy đưa tác giả đến nhà riêng của bác. Khi các học viên ở thành phố khác đến làm việc về bài báo, bác ấy đã cho họ nghỉ lại trong nhà của mình.
Trong năm qua, tôi đã viết trên 90 bài báo. Mặc dù trên bề mặt tôi là người viết các bài báo, trên thực tế nó là kết quả của những cố gắng của mọi người, bao gồm một số điều phối viên từ các quận khác nhau, những người đã âm thầm trợ giúp. Trong tương lai tôi sẽ làm việc chăm chỉ hơn.
Con xin cảm tạ Sư Phụ, và cảm ơn các bạn đồng tu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/12/4/明慧法会–做明慧网通讯员的修炼心得-249429.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/12/19/130213.html
Đăng ngày 14-3-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.